Chuyên gia bình luận về «lời nguyền rủa» của Erdogan đối với nước Áo

© REUTERS / BERNADETT SZABOTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự cuộc họp báo với Thủ tướng Hungary Viktor Orban (không ảnh) tại Budapest, Hungary ngày 7 tháng 11 năm 2019. REUTERS / Bernadett Szabo / File Photo
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự cuộc họp báo với Thủ tướng Hungary Viktor Orban (không ảnh) tại Budapest, Hungary ngày 7 tháng 11 năm 2019. REUTERS / Bernadett Szabo / File Photo - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố ông nguyền rủa Chính phủ Áo vì lập trường của nước này trong vấn đề Palestine do lo ngại về lợi ích kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ trong Liên minh châu Âu, như chuyên gia an ninh Bỉ Pierre Enro nhận xét.

Hình phạt dành cho Áo

«Tôi không nghĩ rằng Erdogan sẽ cố gắng bằng cách nào đó trừng phạt Áo... Chuyện ở đây chỉ đơn thuần là động thái PR kế tiếp», - chuyên gia nói. Theo lời ông, Erdogan ắt phải hiểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế, vì vậy ông ta không muốn tạo thêm khó khăn cho các công ty Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu, nơi đang là thị trường xuất khẩu chính.

Đồng thời, chuyên gia cũng không loại trừ khả năng các bên có thể trao đổi các biện pháp như tạm thời triệu hồi đại sứ để tham vấn.

Cờ Mỹ trên nền của Điện Capitol ở Washington, Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Mỹ cung cấp vũ khí chính xác cao cho Israel trị giá 735 triệu USD
«Triệu hồi đại sứ là cử chỉ ngoại giao truyền thống, không có nghĩa là tình hình đã vượt quá tầm kiểm soát», - chuyên gia nói thêm.

Trước đó nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố rằng ông nguyền rủa Chính phủ Áo sau khi lá cờ của Israel được kéo lên tại các cơ quan công quyền của Liên bang Áo. Như tin đưa từ cơ quan đối ngoại của Áo, sau phát ngôn này của Erdogan, vào sáng thứ Ba, Bộ Ngoại giao Áo đã triệu tập đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ đến Bộ để nghe thông báo về lập trường của Áo.

Bình luận về «lời nguyền rủa» của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg lưu ý rằng «xung đột ở Trung Đông không thể giải quyết bằng những phát ngôn sùi bọt mép» và theo quan điểm của Ngoại trưởng, việc cần làm của Thổ Nhĩ Kỳ là góp phần vào việc giảm leo thang tình hình.

Bùng phát xung đột Palestine-Israel

Tình trạng bùng phát xung đột giữa Palestine và Israel diễn ra vào đầu tháng Năm. Khi đó chính quyền Israel nỗ lực trục xuất một số gia đình Ả Rập ở Đông Jerusalem, việc này đã kích động nổ ra bạo loạn và các cuộc biểu tình của người Palestine. Vào ngày 10 tháng 5, nhóm cực đoan Hamas, lực lượng đang kiểm soát Dải Gaza, đã can thiệp vào tình hình.

Theo số liệu tính đến ngày 16/5 mà cả hai bên đã dẫn, kể từ khi tình hình ở vùng biên giới tiếp giáp với Dải Gaza bắt đầu leo thang căng thẳng ở Israel đã có 10 người chết, hàng trăm người bị thương và khoảng 50 người bị thương nặng. Tại vùng đất biệt lập này nói rằng hơn 200 người Palestine đã thiệt mạng, hơn 1,2 nghìn người bị thương.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала