Bầu cử Việt Nam lần này ‘rất đặc biệt’ và cơ cấu ĐBQH chuyên trách ở Trung ương

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đăng ký
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định bầu cử Việt Nam lần này ‘rất đặc biệt’ và kêu gọi cử tri cả nước đi bầu cử, nhận thức rõ quyền làm chủ đất nước của mình để lựa chọn các đại biểu xứng đáng nhất, tin tưởng nhất, vì tương lai đất nước.

Việt Nam cơ cấu 129 ứng viên Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương. Trong số này có 2 ủy viên Bộ Chính trị là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch Trần Thanh Mẫn.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hầu hết các ứng cử viên đều là những người có năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị đã được rèn giũa qua thử thách, thục tiễn công tác.

Chủ tịch Vương Đình Huệ: Bầu cử lần này rất đặc biệt

Trả lời phỏng vấn báo chí về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, cuộc bầu cử lần này rất đặc biệt.

Theo đồng chí Vương Đình Huệ, ngày 23/5/2021 là một ngày rất trọng đại của đất nước, khi có đến 69.198.594 cử tri cả nước sẽ tới 84.767 khu vực bầu cử thực hiện quyền làm chủ, trực tiếp cầm lá phiếu để tự lựa chọn đại biểu của mình tại Quốc hội.

 Công tác chuẩn bị công tác bầu cử tại UBND thị trấn Trường Sa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Bao giờ Việt Nam giải quyết tình trạng “bầu cử hộ”, “bầu cử thay”?

Ông Huệ nhấn mạnh, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Việt Nam và tại Hội đồng nhân dân các cấp - cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, lựa chọn của cử tri hoàn toàn quyết định người ứng cử nào trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử, góp phần quan trọng vào việc kiến tạo hành lang pháp lý, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội.

Cùng với đó, lựa chọn của cử tri cũng bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thực thi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Hơn hết, lựa chọn của cử tri đóng góp rất lớn vào việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đảng ta đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ở từng tỉnh, thành phố trên cả nước.

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị.
Bầu cử Việt Nam lần này ‘rất đặc biệt’ và cơ cấu ĐBQH chuyên trách ở Trung ương - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị.
“Tôi mong muốn cử tri cả nước hãy nhận thức rõ vai trò, vị trí làm chủ đất nước của mình, tích cực đi bầu để lựa chọn các đại biểu mà mình tin tưởng nhất, xứng đáng nhất, nói lên tiếng nói xây dựng cho đất nước, cho ngành, cho giới của mình”, Chủ tịch Vương Đình Huệ khẳng định, đồng thời kêu gọi người dân không quên tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.

Đồng chí Vương Đình Huệ cho biết, kể từ sau Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị, nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ XIII tới nay, cả hệ thống chính trị dành sự ưu tiên hàng đầu cho công tác chuẩn bị bầu cử.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, công tác nhân sự đã được chuẩn bị đúng quy trình và tiến hành chặt chẽ theo từng bước, đảm bảo dân chủ, đúng quy định của pháp luật nhằm lựa chọn ra những ứng cử viên phù hợp, có năng lực và đủ phẩm chất để đảm đương những công việc và trọng trách được giao.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Hội đồng bầu cử Quốc gia khẳng định nguyên nhân rút tên 2 ứng cử viên ĐBQH

Công tác tổ chức để các ứng cử viên tiếp xúc cử tri, thực hiện vận động bầu cử trực tuyến được thực hiện một cách sáng tạo, hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử được tiến hành bài bản, khoa học, có hiệu quả. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh được tiến hành từ xa, chặt chẽ, có sự tham gia chủ động, tích cực của quân đội và công an trên phạm vi cả nước, tập trung vào những địa bàn trọng điểm.

“Mới đây, Bộ Công an đã tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt, giao nhiệm vụ và phát lệnh ra quân bảo đảm an ninh, trật tự ngày bầu cử”, Chủ tịch Quốc hội thông tin.

Cùng với đó, các công tác giám sát, kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đều đảm bảo kín đáo khi cử tri gạch tên người không được chọn/không ứng cử, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, không để điểm bỏ phiếu thành nơi lây lan dịch bệnh. Cử tri bị tạm giam hay bị truất quyền bầu cử được thực hiện quyền công dân, các địa phương cũng sẵn sàng phương án khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai.

“Tất cả vì mục tiêu cao nhất là tổ chức thành công tốt đẹp cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”, Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo đó, tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt cao nhất, lựa chọn được những người thực sự xứng đáng, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ trở thành đại biểu của nhân dân trong nhiệm kỳ mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói về cơ cấu đại biểu chuyên trách

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020 quy định, tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được nâng lên tối thiểu 40%.

“Trong quá trình giới thiệu người ứng cử, hiệp thương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng rất ưu tiên giới thiệu người ứng cử làm đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và ở địa phương”, đồng chí Vương Đình Huệ cho biết.

Theo lãnh đạo Quốc hội, tổng số người được giới thiệu để cử tri bầu, dự kiến làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương có 129 người, địa phương có 67 người trong tổng số 866 ứng cử viên được giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

“Hầu hết các ứng cử viên đều là những người có năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị đã được rèn giũa qua thử thách, thục tiễn công tác”, lãnh đạo Quốc hội Việt Nam khẳng định.

Theo ông Huệ, với hoạt động của Quốc hội, các đại biểu là trung tâm nhưng đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ chiếm vai trò nòng cốt trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát tối cao và tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

“Tôi hy vọng các ứng viên đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua đã thể hiện tốt chương trình hành động của mình, tạo được niềm tin với cử tri nơi mình ứng cử để có kết quả bầu cử tốt nhất, đảm bảo được tỷ lệ tối đa theo quy định của pháp luật”, ông Huệ nói.

Người đứng đầu Quốc hội tin tưởng đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng để góp phần đổi mới hơn nữa hiệu quả hoạt động, nhất là tính chuyên nghiệp của Quốc hội trong thời gian tới.

Cơ cấu 129 ứng viên đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, có tổng số 866 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV này.

Sinh viên ngoại tỉnh ở lại Hà Nội trong ngày bầu cử đều được đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ cử tri. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt, hiện đại và được "trẻ hóa"

Trong số đó, có 129 ứng viên được giới thiệu để bầu làm đại biểu chuyên trách ở Trung ương. Đây sẽ là những nhân sự đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ, Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, uỷ viên thường trực các cơ quan của Quốc hội... nếu trúng cử trong ký bầu cử này.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hầu hết các ứng viên đều đảm bảo năng lực, trình độ và phẩm chất chính trị, đã trải qua thử thách, kinh qua thực tiễn công tác.

Bên cạnh hai đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, trong số 129 ứng viên chuyên trách trên có 13 người đang là Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó 9 người đang công tác tại Quốc hội.

Các ứng viên đang công tác ở các cơ quan khác gồm: Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trung tướng Trần Hồng Minh - Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, ông Nguyễn Phú Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai và ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.

Các ứng viên này dự kiến sẽ là nhân sự thay thế các vị lãnh đạo Quốc hội đương nhiệm (những người không tham gia Trung ương khóa XIII), lần lượt là: Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng & An ninh Võ Trọng Việt (do lý do sức khỏe), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải (đã được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội) và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến.

Đặc biệt, trong số 129 ứng viên chuyên trách ở trung ương, có 89 ứng viên (khoảng 69%) đang công tác tại Quốc hội và các cơ quan trực thuộc. Trong số này, có hơn 60 người là ứng viên tái ứng cử. Về thành phần giới, có 21 ứng viên nữ, chiếm gần 16,3%.

Ngoài hơn 60 ứng viên tái ứng cử trên, số còn lại là lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, tham mưu, trong đó có 2 phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, 14 vụ trưởng, 2 Phó Tổng thư ký Quốc hội, 2 thư ký nguyên Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, 1 thư ký Phó chủ tịch Quốc hội, 1 Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật và 1 Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội.

Có 2 ứng viên hiện đang là lãnh đạo cơ quan truyền thông của Văn phòng quốc hội gồm ông Nguyễn Văn An, Phó Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội và ông Đỗ Chí Nghĩa, Tổng Biên tập báo Đại biểu nhân dân.

Cùng với đó, có 17 chuyên gia hiện đảm nhiệm vị trí lãnh đạo các Cục, Vụ ở các bộ, ngành được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách. Trong số này, có 4 cán bộ sĩ quan từ Bộ Quốc phòng. Ngoài Thượng tướng Trần Quang Phương và Trung tướng Trần Hồng Minh, còn có Đại tá Vũ Xuân Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4 và Đại tá Trần Đức Thuận, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương.

 Đóng dấu xác nhận cử tri đã đi bầu cử. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Bầu cử Việt Nam: Một người đi bỏ phiếu thay cả nhà là thiếu trách nhiệm với đất nước

Trong cơ cấu, Bộ Công an có 3 sĩ quan, trong đó có Đại tá Lê Nhật Thành, Phó cục trưởng An ninh Nội địa và hai người là Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp gồm các Đại tá Đỗ Khắc Hưởng, Vũ Huy Khánh.

Đại diện các Bộ như Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài nguyên & Môi trường đều giới thiệu hai nhân sự ứng cử.

Cụ thể, Bộ Tư pháp có Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật Đồng Ngọc Ba và Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự, hành chính Đỗ Đức Hiển.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư có Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu và Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển Đinh Ngọc Minh.

Bộ Tài nguyên & Môi trường có Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Phạm Phú Bình và ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Đại diện các Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Văn hóa Thể thao & Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Tài chính đều chỉ có một ứng viên.

Lần lượt, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch có ông Bùi Hoàng Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bộ Y tế có ông Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, và Bộ Tài chính có ông Nguyễn Hải Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý các công ty Quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Các Ban Đảng Trung ương giới thiệu ba ứng cử viên là ông Phạm Mạnh Khởi, Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng - Đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương, ông Phạm Nam Tiến, Vụ trưởng Vụ địa phương 2, Ban Nội chính Trung ương, và ông Lâm Văn Đoan, trợ lý Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hai ứng viên là bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch và ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác bầu cử ở Khu vực bỏ phiếu số 5, thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2021
Bầu cử mùa dịch Covid-19, Việt Nam làm sao để đảm bảo an toàn và công bằng?

Liên quan đến Bộ Giáo dục, có hai ứng viên là ông Vương Quốc Thắng, Giám đốc Trung tâm chuyển giao trí thức và hỗ trợ khởi nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội và bà Bùi Thị Quỳnh Thơ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hà Tĩnh.

Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh có ba ứng viên được giới thiệu làm đại biểu chuyên trách ở Trung ương. Đó là bà Trần Thị Thanh Lam, Phó trưởng đoàn tỉnh Bến Tre, ông Trần Văn Lâm, Phó Trưởng đoàn tỉnh Bắc Giang, ông Tô Văn Tám, Phó Trưởng đoàn tỉnh Kon Tum.

Một số ứng viên là lãnh đạo sở ngành cấp tỉnh, như ông Nguyễn Thành Công, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, ông Bùi Mạnh Khoa, Cục trưởng Cục thi hành án Dân sự tỉnh Thanh Hóa và bà Hồ Thị Minh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị.

Ngoài ra, ứng cử viên chuyên trách còn có sự góp mặt của nhân sự đang công tác ở Hội chữ thập đỏ, Ủy ban dân tộc, Tổng Liên đoàn Lao động, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam...

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала