Ông Hamacek nói rằng các cơ quan đặc nhiệm của Séc đã phải vội vàng đưa nhân viên của họ rời khỏi Nga ngay trước khi công bố vụ việc ở Vrbetice.
"Những ngày qua, chúng tôi đã làm việc nhiều đêm ở Bộ Nội vụ cùng với những người đứng đầu các cơ quan đặc biệt. Phía Nga không biết về sự ra đi của họ. Nếu không, họ sẽ không chỉ có thể bị trục xuất mà thôi", cổng thông tin "Danh sách" dẫn lời ông Hamacek.
Theo cổng thông tin, với tuyên bố của mình, Phó Thủ tướng đã giúp Điện Kremlin "lần theo dấu vết" của các điệp viên của CH Séc tại Nga.
Cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Séc Jan Pajurek cho biết:
“Không một bộ trưởng nào của chính phủ có thể công khai thừa nhận trên phương tiện truyền thông rằng đất nước của ông ta đang thực hiện hoạt động tình báo nào đó ở nước ngoài”.
Cựu sĩ quan tình báo kết luận: "Rất dễ dàng để kiểm tra danh sách hành khách trên các chuyến bay tới Cộng hòa Séc hoặc Châu Âu thời gian đó".
Các cáo buộc chống LB Nga
Сhính quyền CH Séc cáo buộc các cơ quan đặc nhiệm Nga liên quan đến vụ nổ kho đạn ở Vrbetice trong năm 2014. Liên quan đến vấn đề này, Praha trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga khỏi Cộng hòa Séc. Đáp lại, Moskva cũng tuyên bố 20 nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao Cộng hòa Séc là persona non grata. Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng tuyên bố về việc các cơ quan đặc nhiệm Nga liên quan đến vụ nổ ở Vrbetica là vô lý, vô căn cứ, xa rời thực tế, và Mỹ và các nước châu Âu đứng sau việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi Praha. Mỹ và các nước châu Âu dùng cách này để né tránh các vấn đề nội bộ của chính họ.