Đúng vậy, điều này sẽ đòi hỏi những lập luận rất có trọng lượng - trong nước người ta không còn mơ đến những gia đình đông con. Sinh nhiều con biến thành đặc quyền của người giàu. Nhưng một nền kinh tế lớn cần rất nhiều nguồn nhân lực.
Mẹ, cha và ba đứa con - Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản hiện nay nhìn nhận về một gia đình Trung Quốc như vậy. Nghị quyết đã được thông qua trước Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Chính sách mới cần ngăn chặn tình trạng già hóa dân số, một vấn đề mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Đã có lúc, ở CHND Trung Hoa có ít trẻ em hơn người già.
Dân số đã tăng đều trong 5 thập kỷ và theo dự đoán của các nhà chức trách, dân số sẽ bắt đầu giảm vào năm 2022. Tỷ lệ sinh đã đạt mức tối thiểu kể từ năm 1961, khi nạn đói hoành hành ở nước này.
Trung Quốc đã rơi vào cái bẫy được gọi là mức sinh thấp: ngày càng nhiều người cao tuổi, những người có thể sớm trở thành gánh nặng cho những người trẻ hơn. Hầu hết phụ nữ sinh một con một lần. Đối với một quốc gia có mức thu nhập trung bình, như ở CHND Trung Hoa, tiêu chuẩn là 1,9. Việc xoay chuyển tình thế không hề đơn giản. Để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng, chính quyền đang dần dần nới lỏng chính sách nhân khẩu học.
Chính sách không sinh sản
Mao Trạch Đông kêu gọi “sinh nhiều nhà cách mạng nhỏ”, và người Trung Quốc đã nhiệt thành làm theo chỉ thị của Mao Chủ tịch. Nhưng sau khi ông qua đời, ban lãnh đạo mới đã quyết định cải cách, điều cực kỳ khó thực hiện trong tình trạng dân số quá đông.
Vì vậy, từ năm 1979, đất nước đã sống theo nguyên tắc “Mỗi gia đình - một con”, tuy nhiên, không áp dụng cho các dân tộc thiểu số. Dân số tiếp tục tăng, nhưng chậm hơn. Người ta ước tính rằng cuối cùng thì có 400 triệu người Trung Quốc đã không được sinh ra. Họ đã phải trả một giá đắt cho điều này.
Chính quyền đã cấm các bác sĩ nói cho cha mẹ biết giới tính của thai nhi để các bà mẹ không có ý muốn phá thai. Hiện có 105 đến 110 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái ở CHND Trung Hoa, tùy thuộc vào từng tỉnh.
Được ông bà cha mẹ cưng chiều, trẻ em biến thành "tiểu hoàng đế". Vấn đề lớn không chỉ là sự thoải mái mà họ thích, mà là xuất hiện nạn béo phì ở trẻ em. Thậm chí có những trại hè đặc biệt, nơi cha mẹ gửi con cái của họ đến để giảm cân.
Bùng nổ baby-boom
Khi nền kinh tế phát triển, có thể thấy rõ rằng những người thừa kế duy nhất trong gia đình không có khả năng chu cấp cho ông bà cha mẹ. Năm 2016, giới lãnh đạo CHND Trung Hoa đã loại bỏ một số hạn chế và cho phép các gia đình có hai trẻ em.
Tỷ lệ sinh tăng vọt, nhưng ngay lập tức bắt đầu giảm. Khi đó, đất nước đưa ra "thời gian làm mát" bắt buộc 30 ngày trước khi ly hôn, chính quyền tổ chức các sự kiện “làm quen”. Cán bộ đảng viên phải làm gương cho quần chúng, và sinh con thứ hai.
Ở các thành phố lớn như Thượng Hải, trung bình mỗi gia đình chi 78.000 nhân dân tệ (11.500 USD) cho mỗi đứa trẻ mỗi năm. Trường mẫu giáo tốt, trường học danh tiếng, gia sư (và sự cạnh tranh trong các cơ sở giáo dục là rất lớn) sẽ tốn 2,5 triệu nhân dân tệ (gần 400 nghìn USD) mỗi năm.
Người già và người giàu
Chưa hết, dân số Trung Quốc không thể gọi là già. Độ tuổi trung bình là 38,8, chỉ hơn người Mỹ trung bình tám tháng. Những người đang đi làm từ 15-59 tuổi vẫn chiếm đa số - 63%. Cứ 5 người, thì có 1 người thuộc lứa tuổi "U60", trẻ em dưới 14 tuổi- ít hơn một chút.
Một số chuyên gia có thái độ lạc quan. Đúng, dân số đang già đi, nhưng vẫn có cơ hội trở nên già và giàu.
Nỗi lo lắng chính của chính quyền là đến một lúc nào đó sẽ không có đủ nhân công để nuôi một tỷ rưỡi người. Tuy nhiên, thực tế không phải là cuộc sống tử tế của người Trung Quốc sẽ tiếp tục phụ thuộc vào lao động chân tay. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng GDP ngày càng gắn liền với đầu tư và các yếu tố khác.
Điều quan trọng hơn nhiều là nâng cao năng suất. Điều này có thể thực hiện được bằng cách tăng số lượng học sinh tốt nghiệp trung học và đại học, nâng tuổi nghỉ hưu và sử dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác. Nói cách khác, cần nâng cao “chất lượng” dân số. Và trong những năm tới, Bắc Kinh sẽ phải tìm ra cách để vượt qua “bẫy nhân khẩu” và đảm bảo cho người dân hưởng tuổi già xứng đáng, điều này sẽ không phải là gánh nặng đặt trên vai thế hệ trẻ.