"Dường như không có bất kỳ nỗ lực giảm leo thang nào, mà là sự hiện diện ngày càng nhiều của quân đội tại các khu vực quan trọng, trái với cam kết của quân đội với ASEAN về việc chấm dứt bạo lực", Bachelet nói trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu.
Theo bà, chỉ trong vòng 4 tháng, Myanmar đã đi từ một nền dân chủ mong manh trở thành một thảm họa nhân quyền. Bachelet nhấn mạnh giới lãnh đạo quân đội hoàn toàn chịu trách nhiệm và hậu quã về cuộc khủng hoảng này.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc kêu gọi tăng cường chính sách ngoại giao khu vực, bao gồm cả ASEAN và các quốc gia có ảnh hưởng khác, kiên quyết chấm dứt ngay bạo lực và các vi phạm nhân quyền đang diễn ra.
Đảo chính quân sự ở Myanmar
Lực lượng vũ trang Myanmar đã lật đổ chính phủ dân sự và lên nắm quyền ở nước này vào ngày 1 tháng 2, bắt giữ các lãnh đạo dân sự. Quân đội cho rằng hành động của họ là do làm sai lệch kết quả cuộc tổng tuyển cử năm 2020 của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) cầm quyền lúc bấy giờ và việc các cơ quan dân sự không muốn điều tra.
Sau khi lên nắm quyền, với sự trợ giúp của cơ chế hiến pháp họ ban hành tình trạng khẩn cấp, các nhà lãnh đạo chính quyền quân sự hứa sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới trong một năm và chuyển giao quyền lực cho bên giành chiến thắng. Vào đầu tháng 4, tại một cuộc họp báo ở Naypyidaw, đại diện chính thức chính quyền quân sự, Tướng Zaw Min Tun, đã đặt ra thời hạn dự kiến khác cho cuộc bầu cử: trong vòng hai năm.