Tương lai ảm đạm
Tương lai của nước Mỹ "có vẻ cũng nghiệt ngã như Bắc Triều Tiên." Ý kiến này được thể hiện trong cuộc phỏng vấn với Fox News bởi cô Yongmi Park, 27 tuổi, đã chạy trốn khỏi Bắc Triều Tiên và không khỏi ngạc nhiên trước những gì đang xảy ra ở nước Mỹ hiện nay.
Năm 2016, cô Yongmi Park chuyển tới học ở trường Đại học Columbia, thuộc Liên đoàn Ivy nổi tiếng.
“Tôi chờ đợi và hy vọng là sẽ dành cả gia tài, toàn bộ thời gian và sức lực để học cách tư duy tỉnh táo. Nhưng ở đây họ truyền cảm hứng cho con người về cách anh ta nên nghĩ đến”, - Pak phàn nàn trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News.
Theo cô, những điểm tương đồng giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên được thể hiện ở cảm giác tội lỗi tập thể và "sự đúng đắn chính trị đến mức nghẹt thở".
“Tôi nhận ra đây là một loại điên rồ! Tôi nghĩ Mỹ khác với Bắc Triều Tiên, nhưng tôi thấy nhiều điểm chung nên bắt đầu lo lắng” - cô Yongmi Pak nói.
Sự thoái trào của nền văn minh
Yongmi bắt đầu cảm nhận những "dấu hiệu cảnh báo" đầu tiên ngay khi cô vào học trường đại học ở Mỹ. Khi đến phỏng vấn, một nhân viên đại học đã mắng cô vì cô mê văn học cổ điển, trong đó có Jane Austen.
Cô gái Triều Tiên thừa nhận rằng cô rất thích những cuốn sách này. Sau đó, cô nghe thấy phản hồi: “Cô có biết rằng những nhà văn này có tư tưởng thực dân không? Họ phân biệt chủng tộc, thô lỗ và tẩy não bạn đọc trong tiềm thức."
Sau đó, mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Yongmi nhận ra rằng suốt quá trình học tập của cô tại cơ sở giáo dục có uy tín đều bị "bão hòa bởi tuyên truyền chống Mỹ" gợi nhớ đến loại tuyên truyền mà cô phải đối phó từ khi còn nhỏ.
Cô cũng bị sốc và bối rối về vấn đề giới tính và ngôn ngữ khi sinh viên được yêu cầu chỉ ra đại từ ưa thích: “Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ ba của tôi. Tôi đã học nó khi tôi trở thành người lớn. Đôi khi tôi vẫn nhầm lẫn giữa he и she, và bây giờ họ muốn tôi sử dụng they? Tôi làm sao có thể đưa điều đó vào các câu của mình?"
Kết quả là, sau nhiều lần tranh luận với các giáo sư và sinh viên, cô đã "học được cách im lặng đúng lúc" để đạt điểm cao và tốt nghiệp đại học.
“Đó là sự hỗn loạn. Nó giống như sự thoái trào của nền văn minh. Ngay cả Bắc Triều Tiên cũng không điên rồ như vậy. Bắc Triều Tiên khá điên rồ, nhưng không đến mức đó” - cô gái thừa nhận.
Cái giá của tự do
“Tôi đã từng thấy sự áp bức, vì vậy tôi biết nó là gì. Những đứa trẻ này cứ nói về việc họ bị áp bức như thế nào, họ phải trải qua bao nhiêu bất công. Họ không biết, đạt được tự do khó khăn gian khổ như thế nào" - Yongmi nhấn mạnh.
Park và mẹ cô bỏ trốn khỏi CHDCND Triều Tiên năm 2007. Vượt qua sông Áp Lục đóng băng đến Trung Quốc, họ rơi vào tay những kẻ buôn người, bị chúng bán làm nô lệ. Với sự giúp đỡ của các nhà truyền giáo Cơ đốc, họ trốn thoát đến Mông Cổ, băng qua sa mạc Gobi và cuối cùng tìm được nơi ẩn náu ở Hàn Quốc, Fox News cho biết.
“Người dân ở đây (ở Mỹ) chỉ đơn giản là chết để từ bỏ các quyền và quyền lực của họ cho nhà nước. Đây là điều khiến tôi sợ hãi nhất” - cô gái nói. Cô cáo buộc các trường đại học Mỹ đã tước đi khả năng tư duy phản biện của mọi người.
“Ở Triều Tiên, tôi thực sự tin rằng nhà lãnh đạo thân yêu của tôi [Kim Jong Un] đang phải nhịn đói” - cô thừa nhận. “Và sau đó có người cho tôi xem một bức ảnh và nói: “ Hãy nhìn đi, ông ấy là người béo nhất. Những người còn lại đều gầy guộc”. Và tôi nghĩ: "Trời ơi, tại sao tôi không nhận thấy rằng ông ấy béo tốt?" Đó là do tôi chưa bao giờ học cách suy nghĩ tỉnh táo và sáng suốt. Đây là những gì đang xảy ra ở Mỹ hiện nay. Mọi người nhìn thấy một số sự kiện, nhưng họ đã hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ phản biện."
"Chúng ta đang đi tới đâu?"
Sự thiếu hiểu biết sâu sắc của người Mỹ khiến cô tự hỏi về số phận của nhân loại:
“Ở Bắc Triều Tiên, chúng tôi không có Internet, chúng tôi không thể truy cập tác phẩm của các nhà tư tưởng vĩ đại, chúng tôi không biết gì cả. Nhưng ở đây, với mọi thứ, mọi người thích bị tẩy não nhiều hơn. Và họ phủ nhận điều đó."
Youngmi đến Mỹ với nhiều kỳ vọng, nhưng cô đã thất vọng.
“Các bạn đã đánh mất sự sáng suốt của mình đến mức ngay cả tôi, người sống ở Bắc Triều Tiên, cũng không thể hiểu nổi. Chúng ta đang đi tới đâu? Pháp quyền, đạo đức, ý niệm về cái tốt hay cái xấu không còn nữa. Đây là sự hỗn loạn hoàn toàn" - Youngmi nói.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.