Trung Quốc sẵn sàng đáp trả trước việc gia tăng hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương

© Ảnh : Official U.S. Navy PageTàu khu trục tên lửa "Benfold"
Tàu khu trục tên lửa Benfold  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Đăng ký
Lầu Năm Góc có ý định kiểm soát hoạt động thương mại và vận tải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cho biết Trung Quốc đang đi trước đón đầu để đảm bảo an toàn cho các tuyến đường biển của mình. Trung Quốc nghiêm khắc cảnh báo những ai vi phạm lằn ranh đỏ về vấn đề Đài Loan.

Hải quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương

Một lực lượng đặc nhiệm hải quân thường trực của Mỹ có thể xuất hiện ở Thái Bình Dương, được lên kế hoạch sử dụng như một phần của hoạt động quân sự đặc biệt, cho phép Lầu Năm Góc thu hút thêm kinh phí và nguồn lực để chống lại Trung Quốc. Các nguồn tin quân sự Mỹ giấu tên nói điều này với tờ báo Politiko.

Căn cứ hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2021
Mỹ dự định triển khai một đội hải quân thường trực ở Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc

Dự kiến, Hoa Kỳ sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm ở Thái Bình Dương theo hình mẫu nhóm hải quân thường trực của NATO ở Đại Tây Dương, được lập ra vào năm 1968. Người ta vẫn chưa biết liệu có dự kiến nào về sự tham gia của tàu chiến các nước khác trong nhóm quân Mỹ ở Thái Bình Dương hay không. Trong khi đó, người đối thoại của ấn phẩm nói trên cho biết một số đề xuất cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang được nghiên cứu để phối hợp tốt hơn các hành động của Lầu Năm Góc.

Artem Garin - chuyên gia Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, lưu ý Lầu Năm Góc có thể gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ và cung cấp hậu cần cho lực lượng hải quân của mình trong khu vực:

“Tất nhiên, đây đều là những ý tưởng đầy tham vọng, nhưng không phải ai cũng có thể ủng hộ nước Mỹ, và tất nhiên, không phải ai cũng muốn làm điều này. Đối với các nước ASEAN, điều này tự động có nghĩa là đối đầu với Trung Quốc, đồng thời hạn chế chủ quyền của chính họ. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hầu như không ai trong số họ muốn đối đầu với đối tác thương mại và đầu tư chính yếu. Hoa Kỳ có thể sử dụng lãnh thổ của mình ở Micronesia và các đảo quốc liên kết tự do với Hoa Kỳ, cố gắng thiết lập các căn cứ ở đó. Tất nhiên, các cơ sở này có thể có hiệu quả, hạn chế mở rộng hoạt động của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương, nhưng không đến mức đó nếu chúng được đặt gần Trung Quốc hơn. Úc có thể ủng hộ Hoa Kỳ, dựa trên tình cảm chính trị trong nước và lực lượng quân sự hiện có của Hoa Kỳ ở Darwin. Ngoài ra, Úc đã áp dụng một chiến lược quốc phòng mới, cũng được coi là nhằm chống lại Trung Quốc. Do đó Úc, và có lẽ cả Nhật Bản, ở mức độ thấp hơn, tất nhiên có thể đóng vai trò hỗ trợ, cam kết thực hiện các kế hoạch mới của Hoa Kỳ".

Phản ứng của Trung Quốc đại lục

Việc Mỹ có kế hoạch thành lập lực lượng đặc nhiệm thường trực ở khu vực Thái Bình Dương sẽ giúp nước này kiểm soát các hoạt động liên lạc thương mại và vận tải của Trung Quốc trong khu vực. Về phần mình, Trung Quốc quan tâm đến việc tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, theo Artem Garin.

Hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2021
Mỹ, Đức, Úc không để Trung Quốc âm mưu bá quyền ở Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương
“Về nguyên tắc, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đảm bảo các tuyến đường thương mại của mình, dựa vào tiềm lực quân sự phát triển. Trong cuộc đối đầu Trung-Mỹ, người chiến thắng sẽ là người thống trị cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đảm bảo an toàn cho các tuyến đường biển và thương mại. Hoa Kỳ mới chỉ đang cố gắng thúc đẩy sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng của mình, trong khi Trung Quốc đã chơi khá tốt trước khúc cua. Họ thực hiện một số dự án cơ sở hạ tầng có thể giúp đảm bảo an toàn cho các tuyến đường thương mại hàng hải của mình”.

Ngày 16 tháng Sáu, 4 tàu tuần tra Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến vào khu vực gần quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông, theo hãng tin Kyodo. Cuộc xâm nhập vào khu vực tranh chấp này, rất có thể, sẽ không thu hút chú ý của giới quan sát, vì điều này đã xảy ra 21 lần kể từ đầu năm. Nhưng lần này, các tàu Trung Quốc tiến vào đó gần như ngay lập tức sau việc Nhật Bản bày tỏ sự đoàn kết với các đối tác G7 trong vấn đề Đài Loan. Thông cáo cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh G7 lần đầu tiên kêu gọi Trung Quốc vì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, nơi mà Trung Quốc đại lục coi là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của họ.

© Sputnik / Grigoriy Sisoev / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh của “Big Seven” tại Brussels
Trung Quốc sẵn sàng đáp trả trước việc gia tăng hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Hội nghị thượng đỉnh của “Big Seven” tại Brussels

Hôm thứ Ba, 28 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Không quân Trung Quốc bay qua Đài Loan từ phía nam, tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Đó là số lượng máy bay Trung Quốc lớn nhất trong một hoạt động như vậy. Chuyến bay diễn ra vào ngày Hải quân Hoa Kỳ thông báo về việc nhóm tác chiến tàu sân bay của họ tiến vào Biển Đông. Giám đốc Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ma Xiaoguang, khi bình luận về hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc trong khu vực, cáo buộc chính quyền Đài Loan gây căng thẳng. Trung Quốc sẽ không dung thứ cho sự can thiệp của nước ngoài vào vấn đề Đài Loan và sẽ đưa ra phản ứng dứt khoát đối với các hành vi cấu kết với nước ngoài của hòn đảo này để giành độc lập, Ma Xiaoguang nói, .

Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ NATO trong Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels, Bỉ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
Khi G7 và NATO chung tay chống Trung Quốc

Theo Li Fei  - chuyên gia Trung Quốc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tân Cương, Macao và Đài Loan tại Đại học Hạ Môn, "trong tương lai, sự thông đồng của Mỹ với Đài Loan càng gần gũi, các hoạt động ủng hộ "Đài Loan độc lập" diễn ra càng thường xuyên hơn, thì các phản ứng quân sự của đại lục sẽ rõ nét hơn"...

Chuyến bay của nhóm 28 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Trung Quốc đến gần hòn đảo là một lời cảnh báo đanh thép đối với những ai đang cố gắng vi phạm "lằn ranh đỏ" ở eo biển Đài Loan. Trong khi đó, Mỹ đang chuẩn bị cơ sở cho những "hành động khiêu khích" mới nhằm vào Trung Quốc. Tại phiên điều trần của Thượng viện về việc bổ nhiệm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Critenbrick đã phát biểu ủng hộ việc tiếp tục phát triển quan hệ bền chặt với Đài Loan trong mọi lĩnh vực. Ông lưu ý về chính sách của Hoa Kỳ đảm bảo an ninh và ổn định của Đài Loan và eo biển Đài Loan. Đồng thời, Critenbrick chỉ ra phản ứng của Hoa Kỳ đối với hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc chống lại Đài Loan cần phải được hiệu chỉnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала