Theo hãng tin, chính quyền Mỹ có thể xem xét lại lập trường của họ đối với Maduro nếu ông này hợp tác với lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela, tiến tới bầu cử tự do và công bằng, đồng thời khôi phục các quyền tự do chính trị và kinh tế. Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm rằng nếu những điều kiện đó không được đáp ứng thì chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt hiện nay.
Maduro giận dữ trước lệnh trừng phạt của Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào tuần này, ông Maduro gọi các lệnh trừng phạt của Washington đối với Cộng hòa Bolivar Venezuela là hành động tàn bạo, so sánh chúng với những hành động của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Theo chính trị gia, các lệnh trừng phạt của Mỹ không cho phép nước ông phát triển lĩnh vực dầu mỏ và tự do bán hydrocacbon, khai thác vàng và xuất khẩu kim loại quý, do đó làm Venezuela khó thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, bao gồm cả những cam kết đối với nhà đầu tư. Đồng thời, Maduro lưu ý rằng con đường để bình thường hóa quan hệ là khôi phục kênh liên lạc với chính quyền mới của Mỹ.
Khủng hoảng chính trị ở Venezuela
Tình hình chính trị ở Venezuela trở nên căng thẳng sau khi lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, người bị Tòa án tối cao hủy bỏ việc bổ nhiệm làm Chủ tịch Quốc hội hai ngày trước đó, tuyên bố mình là Tổng thống tạm quyền vào ngày 23/1/2019. Hoa Kỳ công nhận ông này là nguyên thủ quốc gia lâm thời; cùng theo Mỹ công nhận là các nước thuộc Nhóm Lima (ngoại trừ Mexico), Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và hầu hết các nước EU. Tổng thống Nicolas Maduro gọi vụ việc nói trên là một âm mưu đảo chính và tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Nga, Belarus, Iran, Trung Quốc, Cuba, Nicaragua, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Maduro.
Đọc thêm: