Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Từ người yêu rừng đến hành trình chinh phục Giải thưởng Môi trường Goldman 2021

© Ảnh : Save Vietnam’s WildifeAnh Nguyễn Văn Thái có công lớn trong việc bảo tồn tê tê ở Việt Nam
Anh Nguyễn Văn Thái có công lớn trong việc bảo tồn tê tê ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Mới đây, anh Nguyễn Văn Thái – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam – vinh dự là đại diện châu Á nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2021, được ví như “Nobel xanh”. Nhân dịp này, Sputnik có buổi trao đổi với anh để tìm hiểu thêm về hoạt động bảo tồn động vật hoang dã của anh.

Sputnik: Anh có thể chia sẻ cảm nhận khi là một trong hai diện châu Á nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2021?

Anh Nguyễn Văn Thái: Tôi cũng khá bất ngờ khi nhận được giải thưởng này. Bản thân mình không biết cũng không tự đứng ra ứng cử. Giải thưởng này do các cá nhân, tổ chức đề cử, sau đấy thông qua một Hội đồng bình chọn. Thật sự tôi cũng không biết được rằng quá trình tìm kiếm các thông tin về mình cũng diễn ra trong thời gian khá dài – 3, 4 năm. Sau khi được thông báo về Giải thưởng, tôi thấy rất tự hào. Làm trong lĩnh vực bảo tồn, bản thân tôi cũng hiểu được giá trị và ý nghĩa của Giải thưởng Môi trường Goldman.

Ảnh «Tư thế» của Nhiếp ảnh gia Đan Mạch Mogens Trolle, người chiến thắng ở hạng mục Chân dung động vật, cuộc thi Wildlife Photographer of the Year 56 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2020
Cái ôm của hổ Amur và những bức ảnh chụp động vật hoang dã đẹp nhất năm 2020

Đây là một giải thưởng uy tín, tính cạnh rất lớn, không chỉ riêng trong lĩnh vực động vật hoang dã, mà còn gồm nhiều lĩnh vực: năng lượng, khai thác khoáng sản, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Thế nên tôi rất tự hào vì nhận được Giải thưởng này. Nó cho thấy những nỗ lực của bọn tôi đã được ghi nhận. Đây không chỉ là niềm tự hào riêng bản thân mình, mà còn là niềm tự hào cho cả tổ chức. Theo tôi, Giải thưởng này có ý nghĩa rất lớn đối với những người làm công tác bảo tồn của Việt Nam. Nó khẳng định năng lực lãnh đạo của người Việt, sự tổ chức của người Việt ở trong nước, các tổ chức phi lợi nhuận của người Việt đã hoạt động hiệu quả.

Tôi hy vọng rằng Giải thưởng cũng sẽ phần nào truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, cho người Việt Nam để thay đổi thói quen, hành vi đối với động vật hoang dã, có những hành động thiết thực để gìn giữ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã.

Sputnik: Anh có thể chia sẻ về cơ duyên và lý do theo đuổi con đường bảo vệ động vật hoang dã của mình?

Anh Nguyễn Văn Thái: Có các giai đoạn với các lý do khác nhau. Lý do đầu tiên đưa tôi đến con đường này là do tôi sinh ra và lớn lên ở cạnh rừng. Hồi nhỏ tôi sống trong gia đình ở nông thôn, tuổi thơ gắn với chăn trâu thả bò, thường xuyên vào rừng tiếp xúc với cỏ cây, muông thú. Cũng khi đó, tôi nhìn thấy việc phá rừng diễn ra khá nhanh. Trước đó, nhà tôi nằm khá gần rừng, sau này, những cánh rừng cứ càng ngày càng xa nhà hơn.

Tôi cũng chứng kiến động vật hoang dã bị săn bắt cực kỳ nhiều, đâu đâu cũng nhìn thấy bẫy. Câu chuyện khiến tôi ấn tượng với tê tê khi đó là tôi nhìn thấy người ta đào hang ngay đối diện nhà mình để săn bắt tê tê, khi đó tôi thấy có hai mẹ con tê tê. Con mẹ cố cuộn tròn lại để bảo vệ con con. Nhưng như thế cũng không thể bảo vệ cả tê tê con lẫn bản thân nó trước những kẻ thợ săn. Con người chúng ta chính là lý do đẩy loài tê tê đến tuyệt chủng.

© Ảnh : Save Vietnam’s WildifeAnh Nguyễn Văn Thái – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam – nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2021
Từ người yêu rừng đến hành trình chinh phục Giải thưởng Môi trường Goldman 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Anh Nguyễn Văn Thái – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam – nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2021

Chính tuổi thơ đấy đã hình thành cho tôi mong muốn trở thành một cán bộ kiểm lâm để bảo vệ các loài động vật hoang dã. Đấy là ước muốn ban đầu giúp tôi hình thành con đường từ lựa chọn trường học cho đến lúc ra trường đi làm.

Giai đoạn thứ 2 là tôi quyết định đứng ra thành lập một tổ chức về động vật hoang dã riêng. Đó là sau quá trình làm việc về bảo tồn khá dài, tiếp xúc nhiều với các đơn vị quốc tế, đi du học các nước khác nhau, tôi nhận ra rằng tại Việt Nam, cán bộ tham gia vào công tác bảo tồn lại ít vậy. Hầu hết các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã khi đó phần lớn là các tổ chức quốc tế. Vậy thì vai trò của người Việt Nam, của các tổ chức ở đâu? Đấy là câu hỏi lớn với bản thân tôi và tôi đã quyết tâm thành lập tổ chức Save Vietnam’s Wildife (SVW) thể hiện được vai trò của người Việt, gây dựng chỗ đứng của người Việt trong lĩnh vực bảo tồn.

Sputnik: Anh có nhận được sự ủng hộ của những người xung quanh khi quyết thành lập Save Vietnam’s Wildife? Giai đoạn đầu hoạt động, SVW có những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?

Anh Nguyễn Văn Thái: Không có người phản đối, mọi người chỉ nói công việc này sẽ rất vất vả, khó khăn. May mắn là tôi có khá nhiều bạn bè ủng hộ, đặc biệt là các bạn bè quốc tế từng làm với mình. Nó giúp cho tôi có tự tin có thể nhận được sự ủng hộ, tài trợ quốc tế. Nên thời gian đầu thành lập, Save Vietnam’s Wildife (SVW) chú trọng khá nhiều đến công tác truyền thông ra nước ngoài. Mục đích để duy trì nguồn quỹ ổn định để tiếp tục phát triển tổ chức. Thời gian đầu, nguồn tài trợ chính của SVW phần lớn từ các tổ chức, đặc biệt là cá nhân quốc tế. Trung bình mỗi tháng khi đó có vài trăm cá nhân hỗ trợ, dù ít hay nhiều, cũng đã góp phần cho sự phát triển của tổ chức.

 Dơi - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Kháng thể đối với coronavirus được tìm thấy ở dơi và tê tê

Bọn tôi cũng rất tự hào khi làm công tác cứu hộ tê tê rất ít người biết đến loài vật này. Dần dà, công việc của SVW trở thành nguồn cảm hứng, nguồn cung cấp thông tin cho báo chí. Rất nhiều đơn vị báo đài quốc tế như BBC, CNN, Telegraph… hay các đài truyền hình khác đều lấy dữ liệu, hình ảnh từ Trung tâm SVW. Từ đó cũng một phần giúp cho SVW có thêm các nguồn tài trợ. Hiện nay, số lượng cá nhân tài trợ cho SVW nhiều nhất đến từ các quốc gia Anh, Mỹ. Tôi cũng không bao giờ quên nhà tài trợ có ảnh hưởng rất lớn đến SVW ngay từ những ngày đầu – tổ chức phi lợi nhuận vì quyền lợi động vật của Đức Welttierschutzgesellschaft e.V (WTG).

Sau 5 năm thành lập, khi chỗ đứng và vị trí với quốc tế đã tốt hơn, Save Vietnam’s Wildife bắt đầu hướng tới tìm kiếm sự hỗ trợ, đồng lòng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước.

Sputnik: Còn lý do nào khiến anh lựa chọn tê tê là loài vật ưu tiên bảo tồn?

Anh Nguyễn Văn Thái: Về cơ duyên với loài tê tê, đó là sự tình cờ thì đúng hơn là lựa chọn. Khi ra trường, Vườn Quốc gia Cúc Phương tuyển dụng người vào làm điều phối Chương trình bảo tồn tê tê châu Á – chương trình bảo tồn tê tê đầu tiên ở Việt Nam và tôi may mắn được tuyển dụng vì trước đó, tôi có một thời gian thực tập và đã để lại ấn tượng với ban lãnh đạo của Vườn.

Khi làm việc, tôi phát hiện có rất ít thông tin về tê tê. Nó là loài động vật hoạt động về ban đêm, thường sống trong các hang hốc, gốc cây, người ta rất hiếm gặp. Vì thế, thông tin, dữ liệu về tập quán, tập tính, nguồn thức ăn, phạm vi, môi trường sinh sống của tê tê cực kỳ ít. Hơn nữa, càng tìm hiểu, tôi lại thấy loài vật này rất đặc biệt, giống như khủng long thời tiền sử, là con thú duy nhất được bao phủ bởi lớp vảy cứng nhưng lại rất hiền lành, nhút nhát và thực sự vô hại. Tê tê không có răng, không làm hại con người bao giờ. Tê tê có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát mối, kiến, côn trùng…

© Ảnh : Save Vietnam’s WildifeAnh Nguyễn Văn Thái vinh dự là đại diện châu Á nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2021, được ví như “Nobel xanh”.
Từ người yêu rừng đến hành trình chinh phục Giải thưởng Môi trường Goldman 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Anh Nguyễn Văn Thái vinh dự là đại diện châu Á nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2021, được ví như “Nobel xanh”.

Ngược lại, từ phía con người, chúng ta lại nhìn tê tê là thức ăn (phổ biến ở nhiều nơi: châu Á, châu Phi..), là thuốc chữa bệnh (chủ yếu ở châu Á: Trung Quốc, Việt Nam). Vì vậy, tê tê trở thành loài vật bị buôn bán, săn bắt nhiều nhất trên thế giới, đẩy nó đến bờ tuyệt chủng. Cho nên càng tìm hiểu, tôi càng yêu nó hơn và muốn làm gì đó để giúp cho loài này.

Sputnik: Các hoạt động và nhiệm vụ chính của SVW là gì?

Anh Nguyễn Văn Thái: SVW có 2 hoạt động chính. Thứ nhất là những hoạt động khẩn cấp để gìn giữ những gì Việt Nam đang có gồm: cứu hộ động vật, bảo vệ rừng. SVW trực tiếp phối hợp với Vườn Quốc gia và Vườn Quốc gia Pù Mát để xây dựng và vận hành 2 trung tâm cứu hộ, tập trung vào thú ăn thịt và tê tê. Thứ hai là hoạt động bảo vệ rừng. SVW phối hợp với cơ quan chức năng để thành lập lực lượng Chống Săn bắt Trộm, tập trung vào Vườn Quốc gia Pù Mát – diện tích 95.000 ha – một trong ba rừng quốc gia lớn nhất Việt Nam. Kết hợp với kiểm lâm, SVW đã tịch thu hơn 10.000 cái bẫy, thu được gần 80 khẩu súng, phá bỏ 800 lán trại, bắt giữ hơn 500 người vi phạm trái phép… Điều này đã trực tiếp làm giảm hơn 80% hoạt động săn bắt động vật hoang dã trong Vườn Quốc gia Pù Mát.

Dê hoang ở thành phố Llandudno thuộc xứ Wales - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2020
Không bóng người, hòa quyện với thiên nhiên. Dịch bệnh là cơ hội mới cho động vật hoang dã

Ngoài ra, SVW có những chương trình dài hạn để bảo tồn bền vững, như: nghiên cứu xã hội, nghiên cứu động vật tái thả, nghiên cứu quần thể tự nhiên… để đưa ra khuyến nghị chính sách phù hợp; định hướng, xây dựng chiến lược về bảo tồn loài; thay đổi việc thực thi pháp luật… Một hoạt động dài nữa mà SVW đang triển khai là tăng cường công tác giáo dục trong trường học và cộng đồng địa phương để thay đổi nhận thức của họ, tăng cường hiểu biết của họ về mặt pháp luật, cũng như phát động chiến dịch làm giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã.

Các chương trình giáo dục của SVW đã cho kết quả rất tích cực, hiệu quả.

Sputnik: Kinh nghiệm từ trường lớp hay từ chuỗi ngày “leo rừng lội suối” giúp ích nhiều hơn cho anh?

Anh Nguyễn Văn Thái: Cả hai, mà tôi nghĩ là cả ba. Đầu tiên, tôi may mắn được học ở nhiều môi trường (Việt Nam, Anh, Australia, Mỹ) về các chủ đề khác nhau. Mỗi khóa học đem lại những kinh nghiệm khác nhau giúp cho tôi có trải nghiệm đa dạng.

Thứ hai là do mình dám nghĩ và hành động. Ví dụ nếu nhìn thấy con động vật ở đường mà chỉ thốt lên “Thương thế!” rồi lái xe đi qua thì cũng không giải quyết được vấn đề. Giải thưởng vừa đạt được cũng một phần vì thế. Do SVW nhìn ra thấy những vấn đề tận gốc và giải quyết được chúng, từ đó có thể lan rộng ra. Đấy chính là nỗ lực được Giải thưởng đánh giá cao và được ghi nhận.

© Ảnh : Save Vietnam’s WildifeAnh Thái có nhiều kinh nghiệm cứu chữa cho tê tê
Từ người yêu rừng đến hành trình chinh phục Giải thưởng Môi trường Goldman 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2021
Anh Thái có nhiều kinh nghiệm cứu chữa cho tê tê

Thứ ba là nên chịu khó đi nghe người khác nói trong các buổi hội thảo, qua các lớp tập huấn… luôn cho mình nhiều kinh nghiệm. Có thể học từ những thành công, hoặc cả thất bại của người khác.

Sputnik: Để tìm kiếm dấu hiệu sinh tồn của loài tê tê, gỡ bẫy và phá bỏ lán trại của kẻ săn bắt, đội ngũ SVW phải lặn lội trong rừng nhiều ngày liền. Anh có thể chia sẻ thêm về điều này?

Anh Nguyễn Văn Thái: Hành trình tìm hiểu thông tin về tê tê để cứu sống loài này có rất nhiều việc. Từ việc trực tiếp đi cứu hộ, tìm hiểu nó ăn gì hay phỏng vấn những người thợ săn để nghe kinh nghiệm của để chăm sóc loài tê tê phù hợp, rồi đi vào rừng để nghiên cứu bằng camera… là một quá trình rất dài.

Khi bọn tôi xây dựng lực lượng gỡ bẫy, Chống Săn bắt trộm thì vai trò của tôi chủ yếu là giữ lửa, truyền động lực cho các cộng sự SVW. Bản thân tôi không có nhiều thời gian để đi các chuyến vào rừng lâu như thế, thường chỉ có thể đi các chuyến tái thả động vật hoặc chuyến đi ngắn vào rừng.

Vì nhiều cộng sự của tôi rất trẻ, phải đi vào rừng 5, 7 đến nhiều ngày liền, không điện, không Internet, không nhà cửa, mọi thức khoác trên vai, đi đến đâu nghỉ đến đấy, thực sự là công việc vất vả, rất dễ bị chán nản. Nên việc truyền nhiệt huyết cho mọi người rất quan trọng. Khi tuyển dụng, bọn tôi cũng có những lớp tập huấn dài, mời chuyên gia đến chia sẻ. Rất may, trong những năm qua, chưa có tai nạn đáng kể nào xảy ra trong rừng.

Bây giờ, tôi quản lý, làm việc với hơn 60 nhân viên, phải xây dựng các chiến lược hoạt động, vừa quản lý, tìm kiếm nguồn tài trợ, làm việc với cơ quan chính quyền… nên không thể “tham” việc.

Sputnik: Hoạt động của anh phải tiếp xúc nhiều với đối tượng buôn bán động vật trái phép, có nguy hiểm nào không?

Anh Nguyễn Văn Thái: Hoạt động điều tra buôn bán có rất nhiều thứ phải diễn ra bí mật. Khi đi điều tra các nhà hàng, hiệu thuốc, bọn tôi phải đóng giả dưới cái tên, card visit, địa chỉ liên lạc giả. Nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro.

Những con voi tại công viên VinPearl Safari trên đảo Phú Quốc, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2020
Thiên đường du lịch và động vật hoang dã: Đảo ngọc Phú Quốc

Có lần, bọn tôi đi điều tra điểm buôn bán trái phép tê tê ở Huế. Đến khu vực bán thịt động vật hoang dã công khai trên đường, bọn mình lái xe đến gần giả vờ làm người mua. Bạn kia cầm điện thoại quay phim lén. Đột nhiên, mấy người đó hô hoán “Báo đấy, nhà báo đấy!”, bọn tôi vội vàng lên xe bỏ đi. Họ tưởng bọn tôi là phóng viên. Đó là sự nguy hiểm rình rập.

Sputnik: Ngoài tê tê, anh dự định mở rộng phạm vi hoạt động của SVW với các loài thú ăn thịt, linh trưởng và rùa. Anh có thể chia sẻ chi tiết hơn về kế hoạch, dự định này?

Anh Nguyễn Văn Thái: Tê tê là một trong những loài ưu tiên bọn tôi ưu tiên ban đầu nhưng SVW chưa bao giờ chỉ làm với mỗi tê tê. Trong công tác cứu hộ, bọn tôi đã cứu hộ hơn 40 loài khác nhau. Ban đầu là tê tê, sau đó mở rộng ra làm việc với các loài thú ăn thịt, rồi xây dựng trung tâm cứu hộ đa dạng các loài. Trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, bọn tôi bảo vệ môi trường sống cho tất cả các loài sinh sống trên đấy, không chỉ riêng con vật nào cả. Thực tế là bọn tôi luôn hướng tới bảo tồn sự đa dạng, nguyên vẹn của thiên nhiên hoang dã.

Sputnik: Anh có thể bật mí về dự định (nếu có) sau khi nhận Giải thưởng Môi trường Goldman 2021?

Anh Nguyễn Văn Thái: Đây là Giải thưởng cá nhân nhưng tôi rất mong tiền nhận được từ Giải thưởng sẽ đóng góp hoàn toàn vào hoạt động bảo tồn, cứu hộ, thực hiện chương trình giáo dục cộng đồng, tạo ra động lực, truyền cảm hứng đến mọi người ở Việt Nam để mọi người thay đổi. Tôi rất mong vấn đề sử dụng và đối xử với động vật hoang dã sẽ có sự thay đổi nhất định ở người Việt, cùng góp phần vào công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Sputnik: Xin chân thành cảm ơn và Kính chúc anh cùng đội ngũ Save Vietnam’s Wildife nhiều sức khỏe và thành công trong chặng đường sắp tới!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала