Vì lợi ích của khối NATO
Như chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét, cuộc nói chuyện điện thoại này khó có thể gọi là thân thiện. Bộ trưởng Quốc phòng CHLB Đức đã khá gay gắt và nghiêm khắc không theo chất nữ tính. Thứ nhất, bà nói ra với người đồng cấp Trung Quốc tất cả những lời chê trách mà các nước phương Tây đang dội xuống Bắc Kinh hiện nay, trước hết là chỉ trích về vi phạm nhân quyền ở Khu Tự trị Tân Cương-Uighur. Bà Annegret cũng kêu gọi phía Trung Quốc công nhận và tuân thủ phán quyết của Tòa án La Hay năm 2016 (Xin nhắc rằng tòa án quốc tế thấy hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông là bất hợp pháp, nhưng chính quyền Trung Quốc đã lập tức tuyên bố phản bác và ngó lơ phán quyết đó).
Tướng Ngụy bình tĩnh phản ứng lại những lời của người đồng cấp Đức và lưu ý bà về thực tế chính sách hiện đại của CHLB Đức không phù hợp với Bắc Kinh:
«Chúng tôi hy vọng rằng Đức sẽ cùng với Trung Quốc duy trì chủ nghĩa đa phương, chống lại việc chính trị hóa đại dịch coronavirus, từ chối trò chơi với «tổng bằng 0» trong địa chính trị và bảo vệ nền công lý của toàn cầu».
Hơn thế nữa, ông Nguỵ kêu gọi Berlin tiếp tục hợp tác và nói rằng:
«Cả hai bên cần tăng cường quan hệ chiến lược, tiếp tục trao đổi trong các cơ chế hiện hữu và có cách quản lý điều phối đúng đắn với những khác biệt».
Điều quan trọng là cuộc trò chuyện này diễn ra trong bối cảnh có thông tin một chiến hạm Đức sẽ xuất hiện ở Biển Đông vào tháng tới, để cùng với Hải quân Hoa Kỳ tham gia chiến dịch về «đảm bảo tự do lưu thông hàng hải». Đây sẽ là lần đầu tiên có tàu chiến Đức xuất hiện trên Biển Đông kể từ năm 2002.
Và thực tế đó hẳn không phải là sự kiện đáng mừng đối với Bắc Kinh. Tính đến chuyện các tàu chiến từ Đức, Pháp và Anh xuất hiện ở khu vực tây Thái Bình Dương và động thái này nhận được sự chấp thuận nồng nhiệt từ Lầu Năm Góc, có vẻ là NATO đang bắt đầu mở rộng hoạt động của khối Liên minh sang cả khu vực này của địa cầu, rất xa châu Âu-Đại Tây Dương.
Nếu xét về lợi ích quốc gia của Đức thì họ chẳng có gì để cãi vã với Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức, kim ngạch giao thương giữa hai nước trước đại dịch Covid-19 đã vượt hơn 200 tỷ euro. Quan hệ xấu đi với Trung Quốc có thể giáng đòn nặng vào giới kinh doanh Đức. Vì thế, có vẻ như Berlin buộc phải gây sức ép với Trung Quốc chỉ thuần tuý vì sự đoàn kết với Washington trong khối NATO.
Tại sao Matxcơva không thích tàu chiến NATO hiện diện ở Biển Đông
Không cần đi sâu vào lịch sử xa xôi của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ta hãy thử tìm hiểu xem thái độ của Nga như thế nào khi tàu chiến NATO xuất hiện ở Biển Đông nói riêng và ở khu vực phía tây Thái Bình Dương nói chung. Có cho phép các tàu chiến của NATO diễu qua diễu lại ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, Việt Nam và Philippines hay không là quyền chủ quyền của các quốc gia này.
Nhưng hãy xem những chiến hạm này thường đi về đâu sau khi qua Biển Đông. Đó là về phía bắc! Thoạt đầu là eo biển Đài Loan, tiếp đó đến phía quần đảo Nhật Bản, và sau nữa đến vùng bờ biển Thái Bình Dương của Nga. Có bằng chứng xác nhận là một sự kiện mới đây. Trong tuần này, tàu tình báo điện tử quân sự «Dupuy de Lôme» của Pháp đã xuất hiện trong vùng biển của Nga, ở Biển Nhật Bản và eo biển Tatar.
Viễn cảnh đã rõ ràng - khối NATO đang tiến gần đến biên giới phía đông của Nga. Như vậy Nga thực tế là bị bao vây: ở châu Âu, nhờ mở rộng hàng ngũ, khối NATO tiến sát gần biên giới trên bộ và trên biển của Nga, còn ở biên giới phía đông thì tàu của các nước NATO hàng đầu xuất hiện. Tất nhiên vài ba tàu chiến của các nước Tây Âu tự nó không phải là mối đe dọa đối với Hạm đội Cờ Đỏ Thái Bình Dương của Nga, nhưng khi kết hợp với Hải quân Hoa Kỳ lại có thể làm tình hình trở nên phức tạp.