Theo các chuyên gia giải thích, sau khi nhồi máu cơ tim, lượng máu dẫn đến tim giảm, khiến cơ tim bị thiếu oxy. Bản thân tình trạng thiếu oxy dẫn đến thực tế là môi trường tế bào trở nên có tính axit, và ở cấp độ phân tử cơ thể phát đi tín hiệu tử vong. Cho dù đã tiến hành khá nhiều nghiên cứu, những vẫn chưa ai có thể tạo ra một loại thuốc ngăn chặn "tín hiệu tử vong" này trong các tế bào tim.
Theo tạp chí, các nhà khoa học từ Đại học Queensland và Đại học New South Wales đã phát hiện ra rằng protein Hi1a lấy từ nọc độc của loài nhện phễu có thể phong tỏa được các kênh ion nhạy cảm với axit trong tim, ngăn chặn “tín hiệu tử vong” đi qua chúng. Kết quả là tế bào chết giảm và khả năng sống sót của bệnh nhân tăng lên.
Ngoài ra theo các tác giả, loại thuốc mới có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của những trái tim hiến tặng. Điều này không chỉ giúp ích cho hàng trăm nghìn người bị bệnh tim trên toàn thế giới mỗi năm, mà còn mang lại hy vọng cho các bệnh nhân đang chờ ghép tạng.
Theo các nhà khoa học, khám phá của họ được xây dựng dựa trên nghiên cứu trước đó của Giáo sư Glenn King ở Đại học Queensland, người đã phát hiện ra một loại protein nhỏ trong nọc độc của nhện giúp cải thiện rõ rệt khả năng phục hồi não sau đột quỵ.
Hiện nay các nhà khoa học đã thử nghiệm protein Hi1a trên tế bào tim người và trong tương lai họ dự định sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng toàn diện. Họ hy vọng rằng loại thuốc này có thể được sử dụng trong các đơn vị cấp cứu và nó sẽ cứu sống nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và mắc các bệnh tim cấp tính khác.