- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Covid-19 ở Việt Nam, xuyên tâm liên và kinh nghiệm chống dịch của Vũ Hán

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNhân viên "Tổ COVID cộng đồng" phối hợp với các lực lượng triển khai rà soát, thông tin đến người dân phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Nhân viên Tổ COVID cộng đồng phối hợp với các lực lượng triển khai rà soát, thông tin đến người dân phục vụ công tác phòng, chống dịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Đăng ký
Việt Nam chính thức vượt 100.000 ca mắc Covid-19. Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến tối ngày 26/7, số ca nhiễm SARS-CoV-2 cả nước đã tăng lên thành 106.347 trường hợp, vượt Trung Quốc, xếp thứ 101 thế giới, theo Worldometers.

Bộ Y tế thu hồi văn bản gây tranh cãi về “tăng cường phòng chống dịch Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm dược liệu”, thừa nhận đây là “sơ suất” trong quá trình soạn thảo, đồng thời cảnh báo hai sản phẩm Xuyên Tâm Liên “nổ” tác dụng chống Covid-19.

Nhiều cơ quan truyền thông của Việt Nam bắt đầu đăng tải các phân tích liên quan đến kinh nghiệm phong tỏa nghiêm ngặt của Vũ Hán nhằm chiến thắng đại dịch Covid-19.

Việt Nam cán mốc trên 100.000 ca mắc Covid-19

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam, tổng số ca mắc SARS-CoV-2: Bộ Y tế cho biết, tối nay 26/7, cả nước có thêm 5.174 ca mắc nCoV mới (riêng TP.HCM chiếm đến 4.283 người), nâng tổng số ca nhiễm coronavirus ghi nhận trong ngày lên thành 7.882 ca.

Bệnh viện Phổi Hà Nội bị cách ly tạm thời sau khi phát hiện các ca dương tính SARS-CoV-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Phát hiện ổ dịch Covid-19 mới ở bệnh viện Phổi, nhiều người dân Hà Nội vẫn chủ quan

Như vậy, tính đến chiều tối 26/7, Việt Nam chính thức cán mốc trên 100 ngàn ca Covid-19. Bộ Y tế xác nhận cả nước phát hiện tổng cộng 106.347 trường hợp dương tính, với trê 104.146 ca lây nhiễm trong nước, chỉ có 2.201 ca là nguồn bệnh xâm nhập.

Tổng số ca Việt Nam ghi nhận kể từ thời điểm bùng phát dịch lần thứ tư đến nay (27/4 – 26/7) là 102.576 người, trong đó có hơn 18.500 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Về các ca nhiễm mới được phát hiện chiều tối nay, Bộ Y tế cho biết, chỉ có 19/5.174 ca mắc mới là nhập cảnh, còn lại 5.155 trường hợp ghi nhận trong nước.

TP.HCM vẫn là địa phương có tình hình dịch bệnh phức tạp nhất với trên 4.283 ca nhiễm chiều nay, tiếp đó là Bình Dương 326, Đồng Nai 134, Đồng Tháp 134, Hà Nội 81, Cần Thơ 36, Đà Nẵng 34, Bình Thuận 25, Phú Yên 20, Bến Tre 18, Đắk Lắk 13, Trà Vinh 13, Vĩnh Phúc 10, Bình Định 8, Quảng Nam 8, Lâm Đồng 7, Ninh Thuận 7, Quảng Ngãi 4, Gia Lai 3, Bạc Liêu 2, Nghệ An 2. Các địa phương lần lượt ghi nhận 1 ca nhiễm tối nay gồm Hòa Bình, Cà Mau, Đắk Nông, Huế.

Tính chung cả ngày, có 23/7.882 ca mắc Covid-19 mới là nhập cảnh, 7.859 ca lây nhiễm trong nước, trong đó (5997), Bình Dương (733), Đồng Nai 259), Tiền Giang (201), Đồng Tháp (135), Hà Nội (81), Đà Nẵng (61), Vĩnh Long 49), Bình Thuận (48), Phú Yên (46), Cần Thơ (43), Bến Tre (37), Đắk Lắk (29), Bình Định (27), An Giang (25), Trà Vinh (13), Khánh Hoà (12), Vĩnh Phúc (10), Lâm Đồng (9), Quảng Nam (8 ), Hậu Giang (7), Ninh Thuận (7), Đắk Nông (6), Quảng Ngãi (4), Gia Lai (3), Bạc Liêu (2), Nghệ An (2).

Bò ở đồng cỏ trên núi Abkhazia - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Bộ Y tế quyết định đưa một loại thuốc nam vào chữa trị Covid-19
Hưng Yên, Cà Mau, Tuyên Giang, Huế, Hòa Bình là những địa phương ghi nhận duy nhất 1 ca mắc nCoV ngày hôm nay.

Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho hay, Việt Nam có thêm 2.006 ca bệnh bình phục hôm nay, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên thành 21.344 người. Số ca nặng đang điều trị ICU là 126, số ca nguy kịch được hỗ trợ ECMO là 15.

Ngày 26/7, Bộ Y tế công bố thêm 154 ca tử vong vì Covid-19 từ ngày 8 – 25/7, nân tổng số ca tử vong của nước lên thành 524 người.

Về số lượng xét nghiệm, Bộ Y tế cho biết, trong ngày qua đã thực hiện 102.182 xét nghiệm cho 446.460 lượt người.

Đồng thời, số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.364.440 mẫu cho 15.428.538 lượt người.

Về tình hình tiêm chủng, Bộ Y tế cho biết, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.613.491, trong đó mũi một là 4.223.628 liều, những người được tiêm đủ hai mũi là 389.863.

© Ảnh : Bùi Giang - TTXVNTiêm vaccine AstraZeneca cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.
Covid-19 ở Việt Nam, xuyên tâm liên và kinh nghiệm chống dịch của Vũ Hán - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Tiêm vaccine AstraZeneca cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.

Vì sao Bộ Y tế thu hồi văn bản về thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Bộ đã thu hồi văn bản số 5944 về việc “Tăng cường phòng chống dịch Covid-19 bằng thuốc y học cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu” gây bão dư luận những ngày qua.

Bò ở đồng cỏ trên núi Abkhazia - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Bộ Y tế quyết định đưa một loại thuốc nam vào chữa trị Covid-19

Ngày 26/7, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền xác nhận cho biết, Cục đã phối hợp với các Vụ/Cục liên quan rà soát, báo cáo đề xuất lãnh đạo Bộ Y tế thực hiện thu hồi công văn số 5944 về việc “Tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu” (vốn được ban hành ngày 24/7).

“Sau khi công văn số 5944/BYT-YHCT được ban hành, chúng tôi đã nhận được một số thông tin phản ánh về một số nội dung chưa phù hợp, gây hiểu nhầm, có nguy cơ tích trữ, nâng giá bán làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tâm lý người dân”, Cục trưởng Thịnh thừa nhận.

Ông Thịnh cho biết, để tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế về việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19, Cục Y Quản lý Y Dược học cổ truyền đã nhận được sự hỗ trợ ủng hộ các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu của một số doanh nghiệp hỗ trợ trong thời gian diễn ra dịch ở Bắc Giang và Bắc Ninh.

Cục Y học cổ truyền cũng đã thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá thành phần công thức của các sản phẩm mà các công ty ủng hộ cũng như những chế phẩm của hai bệnh viện: Y học cổ truyền Bộ Công an và Y học cổ truyền Quân đội, đưa vào điều trị, hỗ trợ điều trị, chăm sóc y tế cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến của Bắc Giang cho thấy kết quả bước đầu an toàn và có hiệu quả.

Bên trong một bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Thêm 2.704 bệnh nhân Covid-19, Việt Nam vượt ngưỡng 100.000 ca

Trong đợt dịch ở TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam, ông Thịnh nhấn mạnh, Cục tiếp tục tham mưu về việc tiếp nhận sự hỗ trợ các sản phẩm y học cổ truyền và sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu nhằm điều trị “một cách phù hợp” cho những người là F1 đang cách ly tập trung và F2 không triệu chứng hoặc ở mức độ nhẹ.

Ông Thịnh cho biết, su khi tiếp nhận các thông tin phản ánh và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế liên quan đến công văn 5944, Cục Quản lý Y dược cổ truyền tiến hành rà soát lại nội dung và nhận thấy đây là “sơ suất trong quá trình soạn thảo”, tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng.

“Cục đã phối hợp với các Vụ/Cục liên quan rà soát, báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Bộ thực hiện thủ tục thu hồi công văn theo đúng quy định”, ông Thịnh khẳng định.

Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cũng khuyến cáo người dân không nên tự tìm mua các mặt hàng dù là thuốc hay sản phẩm y học cổ truyền mà phải có sự tham vấn của y bác sĩ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn sau đó đã ký văn bản thu hồi công văn 5944. Công văn này ngay sau thời điểm công bố (24/7) đã bị phản ứng mạnh, nhất là trong giới chuyên gia về Dược khi Bộ Y tế có công văn hướng dẫn mục đích để các bệnh viện, sở y tế “lựa chọn, tham khảo mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận tài trợ cho cơ sở khám chữa bệnh điều trị bệnh nhân Covid-19 và F1 tại địa phương” (khoản b, điều 1).

© Ảnh : Hồng Giang - TTXVNThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo đen) phát biểu tại buổi ra viện của các bệnh nhân.
Covid-19 ở Việt Nam, xuyên tâm liên và kinh nghiệm chống dịch của Vũ Hán - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo đen) phát biểu tại buổi ra viện của các bệnh nhân.

Đáng chú ý, một loại thực phẩm chức năng trong số này đã có quyết định tăng giá từ 100 ngàn VNĐ- 250 ngàn VNĐ lên hơn một triệu đồng hôm 19/7 vừa qua, thậm chí còn trước cả 5 ngày khi Bộ Y tế chính thức ra văn bản.

Trong công văn 5944 mà Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký có kèm theo danh mục 26 sản phẩm thuộc 4 nhóm: sản phẩm sát khuẩn, thuốc xịt họng, sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị, sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe, đều ghi rõ tên sản phẩm, nhà sản xuất, cách sử dụng kèm theo.

Điều đáng nói là công văn này do Thứ trưởng Sơn ký ban hành, nhưng phần phụ lục đính kèm với tên sản phẩm, cách sử dụng, nhà sản xuất 26 sản phẩm này lại không có chữ ký của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và đóng dấu Bộ Y tế theo đúng quy cách.

Hai sản phẩm Xuyên Tâm Liên bị Bộ Y tế điểm mặt vì ‘nổ’ công dụng kháng Covid-19

Mới đây, trên thị trường xuất hiện 2 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống là Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu đỏ) và Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu xanh) được quảng cáo có khả năng kháng Covid-19.

Chiều tối 25/7, chiếc máy bay chở hơn 1,5 triệu liều vaccine Moderna phòng COVID-19 đáp xuống Sân bay Quốc tế Nội Bài - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Hoa Kỳ xem xét viện trợ thêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho Việt Nam

Liên quan đến vấn đề này, chiều 26/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông báo cho biết, thông tin này là giả mạo.

Theo đó, có người phản ánh đến đường dây nóng của Cục An toàn thực phẩm về việc trên thị trường vừa xuất hiện 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 có logo TOÀN LỘC (vỏ hộp màu đỏ) và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống Xuyên Tâm Liên CV19 có logo NHẤT LỘC (vỏ hộp màu xanh).

Trên vỏ sản phẩm Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu đỏ) có ghi các công dụng sau: Kháng virus, kháng Covid-19, kháng viêm, nâng cao thể trạng, giảm ho, tiêu đờm, bảo vệ gan, điều trị đau họng cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp,…

Trên vỏ sản phẩm Xuyên Tâm Liên CV19 (vỏ màu xanh) thì được quảng cáo các công dụng sau: Tăng cường miễn dịch, điều trị đau họng, cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp; kháng virus tiềm năng trong việc điều trị Covid-19 và phòng chống Covid,… 

Phản hồi thông tin này, Cục An toàn thực phẩm đã chính thức lên tiếng khẳng định, 2 sản phẩm với đặc điểm và công dụng trên chưa được đăng ký công bố tại Cục. Vì vậy, cả hai đều là hàng giả mạo.

Hiện Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý, giải quyết vụ việc. Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra một số cảnh báo, lưu ý đến cho người dân, nhằm tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”:

Thứ nhất, không có bất kì loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào chữa được Covid-19 hay kháng Covid. Thứ hai, không có bất kì thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”. Thứ ba, khi người tiêu dùng phát hiện 02 sản phẩm ghi các công dụng và đặc điểm trên, tuyệt đối không mua, không sử dụng và báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất. Thứ tư, khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở cần liên hệ ngay với cơ quan Y tế để được hướng dẫn khám, điều trị kịp thời.

Lực lượng y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phố Tô Hiến Thành - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Covid-19 ngày 25/7: Việt Nam ghi nhận thêm 7.531 ca mắc mới

Qua quá trình hậu kiểm, Cục An toàn thực phẩm phát hiện một số sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang quảng cáo các thông tin không đúng bản chất sản phẩm, quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân lấy vỏ bọc tặng quà tặng từ thiện nhưng thực chất là bán thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mạo danh cơ quan y tế, cơ quan quân đội, công an, thậm chí quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng gán với công năng chữa tiểu đường, huyết áp, xương khớp,…

Hiện Thanh tra Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện Facebook để xác mình, làm rõ vấn đề này.

Nhân đây, Bộ Y tế cũng đưa ra một số khuyến cáo tới người tiêu dùng như sau: Đầu tiên, Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào chữa được bệnh, thay thế được thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị người dân không mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc bán trôi nổi. Khi mua các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, bao gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, người tiêu dùng phải yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn bán hàng để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường, người dân thông báo ngay cho cơ quan chức năng địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm.

Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm phong tỏa nghiêm ngặt của Vũ Hán?

Rất đáng chú ý trong ngày 26/7, một số cơ quan truyền thông của Việt Nam đã đăng tải loạt bài viết, phân tích về kinh nghiệm chống Covid-19 của Vũ Hán, cách mà nơi khởi nguồn của đại dịch Covid-19 phong tỏa nghiêm ngặt để nhanh chóng kiểm soát dịch.

Phản hồi của độc giả đối với những bài viết về bài học chống dịch của Vũ Hán là tương đối tích cực. Điển hình như VnExpress, trong bài viết “Cách Vũ Hán áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt bậc nhất thế giới” đã cho rằng, nhờ phong tỏa triệt để khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đầu năm ngoái, Vũ Hán đã có thể tuyên bố “đánh bại virus” và hồi sinh mạnh mẽ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Bộ Y tế sẽ chuyển hơn 12 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho các “đầu tàu kinh tế”

Đầu năm 2020, sau khi xác định thủ phạm chứng “viêm phổi lạ” là chủng virus mới SARS-CoV-2, chính quyền thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã quyết định áp đặt lệnh phong tỏa lên toàn bộ thành phố với 11 triệu dân cư sinh sống từ ngày 23/1/2020 với mục tiêu ngăn dịch lan rộng khắp đất nước.

Sau hơn 2 tháng "phong thành", ngày 8/4/2020, Vũ Hán tái mở cửa. Người dân sau cùng đã có thể đổ ra đường phố để ăn mừng “chiến thắng” trước virus, tất nhiên là với chiếc khẩu trang giờ đã trở nên quen thuộc. Các địa điểm công cộng, trung tâm thương mại một lần nữa hồi sinh, nhộn nhịp trở lại.

Chỉ sau khi thông báo phong tỏa được ban hành vài giờ đồng hồ, mọi cửa ngõ ra vào thành phố đều bị đóng lại. Ngay cả các những trường hợp khẩn cấp về y tế cũng không phải là ngoại lệ.

Trừ những nơi bán thực phẩm và dược phẩm, mọi cửa hàng đều phải đóng cửa. Trừ khi được cấp phép đặc biệt, các phương tiện giao thông cá nhân còn lại đều bị cấm và các phương tiện giao thông công cộng cũng tạm dừng hoạt động.

Trong thời gian phong tỏa, các hộ gia đình chỉ được cử đại diện ra ngoài mua nhu yếu phẩm 2 ngày 1 lần. Tại một vài nơi, người dân bị cấm tuyệt đối ra đường. Chính quyền yêu cầu người dân đặt mua thực phẩm và nhu yếu phẩm từ các ứng dụng giao hàng.

Chưa dừng lại ở đó, theo thời gian, các biện pháp kiểm soát tiếp tục được siết chặt hơn nữa với việc nhân viên y tế gõ cửa từng nhà kiểm tra sức khỏe của người dân, bắt buộc bất kỳ ai có triệu chứng bệnh phải cách ly tập trung.

Bên ngoài Vũ Hán, các địa phương khác ở Trung Quốc cũng được tăng cường kiểm soát một cách chặt chẽ, trước các lo ngại rằng những người dân vội vã rời khỏi thành phố trước giờ phong tỏa sẽ mang mầm bệnh về địa phương, qua đó làm lây lan dịch bệnh.

© Sputnik / Anna Ratkoglo / Chuyển đến kho ảnhNhững người đeo khẩu trang bảo vệ trên đường phố ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Covid-19 ở Việt Nam, xuyên tâm liên và kinh nghiệm chống dịch của Vũ Hán - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Những người đeo khẩu trang bảo vệ trên đường phố ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Tại các tòa nhà cao tầng ở Vũ Hán, nhân viên bảo vệ được lệnh canh gác và kiểm tra thân nhiệt người ra vào. Mọi người khách cũng bị cấm ra vào các tòa chung cư. Dù cuộc sống bị xáo trộn và phải đối mặt với nhiều khó khăn trước lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, phần lớn người dân Vũ Hán đều nghiêm túc chấp hành quy định phong tỏa

Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan khi đến thị sát Vũ Hàn vào tháng 3/2020 đã gọi đây là "tình hình thời chiến", đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương không "bỏ sót bất cứ người nào hay hộ gia đình nào" trong việc kiểm tra, giám sát và cách ly dập dịch.

Một chư Ni tình nguyện tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống dịch được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Quận 11 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
TP.HCM nói gì về việc cho Vingroup “mượn” 5.000 liều vắc-xin ngừa Covid-19?

Bốn dạng đối tượng cần được cách ly mà chính quyền Vũ Hán đưa ra gồm: người có kết quả xét nghiệm dương tính, người nghi nhiễm, người bị sốt và người tiếp xúc gần với ca nhiễm. Thông báo của chính quyền Vũ Hán nêu rõ, thời gian giám sát cách ly sẽ được quyết định dựa trên kết quả xét nghiệm y tế và bệnh nhân cần hợp tác. Nếu người nào không chịu hợp tác, cơ quan công an sẽ buộc họ phải thi hành theo quy định của pháp luật.

Lệnh phong tỏa chỉ được nới lỏng vào tháng 3, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Lúc này, người dân trong mỗi hộ gia đình được phép rời khỏi nhà tối đa 2 giờ. Các trung tâm mua sắm bắt đầu mở cửa trở lại, giao thông dần nối lại và mọi người bắt đầu ra ngoài. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải đeo khẩu trang và chấp hành quy định giãn cách.

Tại các hiệu ăn và cửa hàng, khách phải đo nhiệt độ và khai báo y tế. Lượng khách đón tiếp cũng bị giới hạn. Một số tòa nhà chỉ mở cửa cho những người có chỉ báo "an toàn" trên các ứng dụng theo dõi sức khỏe của chính phủ, căn cứ trên lịch sử đi lại.

Khi thành phố bị phong tỏa, việc đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân là vấn đề quan trọng được thành phố hết sức lưu ý. Chính quyền Trung Quốc đã cho thiết lập "luồng xanh", theo đó phương tiện chở nông sản thông quan trạm kiểm dịch hoặc trạm thu phí bằng giấy thông hành do chính quyền cấp tỉnh cấp.

Một chư Ni tình nguyện tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống dịch được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Quận 11 - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
TP.HCM nói gì về việc cho Vingroup “mượn” 5.000 liều vắc-xin ngừa Covid-19?

Khi có giấy thông hành, tài xế không phải đỗ xe, trả phí hoặc bị kiểm tra mất nhiều thời gian. Phương tiện được các nhân viên trạm kiểm soát hỗ trợ khử trùng. Khi xe đến điểm cuối, tài xế được đo thân nhiệt, thông báo lịch trình, và một lần nữa khử trùng phương tiện.

Chính quyền Hồ Bắc cũng làm việc với các nhà bán lẻ ở các địa phương khác để cung cấp thực phẩm cho Vũ Hán. Các thương nhân có hành vi đầu cơ tích trữ bị xử lý nghiêm để đảm bảo giá cả hàng hóa không leo thang.

Nhờ vậy, suốt thời gian dài phong tỏa, người dân Vũ Hán vẫn không bị thiếu lương thực thực phẩm. Từ lúc dịch bùng phát, hơn 40.000 nhân viên y tế từ khắp nơi trên đất nước đã được cử đến để hỗ trợ đỡ thành phố và cả tỉnh Hồ Bắc. Lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế cùng những nhu yếu phẩm khác liên tục được chi viện.

Với những gì Vũ Hán, Trung Quốc làm, đây có thể là một bài học kinh nghiệm về công tác chống dịch, dập dịch cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала