Nhiều nguyên nhân đằng sau thất bại cay đắng của thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo 2020

© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương QuyếtThành viên Đoàn Thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 tại lễ xuất quân.
Thành viên Đoàn Thể thao Việt Nam dự Olympic Tokyo 2020 tại lễ xuất quân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Chiều 2/8, màn trình diễn không thành công của vận động viên Quách Thị Lan ở bán kết 400m rào nữ đã chính thức khép lại kỳ Olympic buồn với đoàn thể thao Việt Nam. Đoàn Việt Nam sẽ ra về với kết quả đáng tiếc: không giành được huy chương nào như mục tiêu đã đề ra.
Nhiều phân tích, bình luận đã được đưa ra sau thất bại của đoàn thể thao Việt Nam. Sputnik đã có buổi trao đổi với Giảng viên Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, bà Phạm Thanh Hoa, về nguyên nhân đằng sau đó.
Svetlana Kholomina và Nadezhda Makroguzova trong trận đấu giải bóng chuyền bãi biển tại Thế vận hội Olympic lần thứ XXXII ở Tokyo - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Multimedia
Những tình huống khôi hài tại Olympic Tokyo 2020

Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Ngày 18/7, đoàn thể thao Việt Nam với 43 thành viên, gồm 25 cán bộ, huấn luyện viên, chuyên gia và 18 vận động viên (VĐV) của 11 môn thể thao, do ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Thể dục Thể thao - làm trưởng đoàn, đã lên đường sang Nhật Bản tham dự Olympic Tokyo 2020.
Sau gần 2 năm chuẩn bị với nhiều nỗ lực, các vận động viên Việt Nam đem theo khát vọng cháy bỏng sang Nhật Bản. Đội hình xuất quân gồm một số cái tên không còn xa lạ với người Việt Nam như: xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (HCV môn bắn súng tại Olympic 2016), kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên (6 HCV và 2 HCB tại Seagames 30), tay vợt Nguyễn Tiến Minh, lực sĩ Hoàng Thị Duyên (HCB nội dung cử giật 59 kg nữ tại Giải vô địch cử tạ thế giới 2018)…
Mục tiêu của Đoàn thể thao Việt Nam là giành huy chương tại Thế vận hội lần này. Thế nhưng, ước mơ đó đã không thành sự thực. Một phần nguyên do là việc các VĐV Việt Nam không có cơ hội được tập huấn, tham gia thi đấu quốc tế do đại dịch Covid-19. Ông Trần Đức Phấn - Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo 2020 – nói với báo giới hôm 2/8:
“Lần tham dự Olympic 2020, chúng ta chưa đạt được thành tích như mong muốn, kể cả mục tiêu có khả năng tranh chấp huy chương nội dung cử tạ nữ. Những kết quả thi đấu chưa thành công, dù không muốn nói là do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, xong không thể phủ nhận suốt gần 2 năm qua, kế hoạch tập huấn, thi đấu của các đội bị đảo lộn, điều chỉnh liên tục cho phù hợp với thực tế dịch bệnh trong điều kiện mới. Các VĐV không được đi tập huấn, đặc biệt không được tham gia thi đấu quốc tế. Mặc dù thời gian không dài, nhưng đây là một trong những yếu tố mang tính quyết định làm giảm sút về chuyên môn”.
© REUTERS / Athit Perawongmetha Lê Thanh Tùng (Việt Nam) tập luyện trên xà ở Nhật Bản.
Lê Thanh Tùng (Việt Nam) tập luyện trên xà ở Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
1/4
Lê Thanh Tùng (Việt Nam) tập luyện trên xà ở Nhật Bản.
© AP Photo / Luca BrunoVận động viên cử tạ Hoàng Thị Duyên thi đấu tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản.
Vận động viên cử tạ Hoàng Thị Duyên thi đấu tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản. - Sputnik Việt Nam
2/4
Vận động viên cử tạ Hoàng Thị Duyên thi đấu tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản.
© Ảnh : TTXVN - Đào Thanh TùngTay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn.
Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn. - Sputnik Việt Nam
3/4
Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn.
© Ảnh : TTXVN - Đào Thanh TùngOlympic Tokyo 2020: Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn.
Olympic Tokyo 2020: Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn. - Sputnik Việt Nam
4/4
Olympic Tokyo 2020: Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn.
1/4
Lê Thanh Tùng (Việt Nam) tập luyện trên xà ở Nhật Bản.
2/4
Vận động viên cử tạ Hoàng Thị Duyên thi đấu tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản.
3/4
Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn.
4/4
Olympic Tokyo 2020: Tay vợt Thùy Linh giành thắng lợi trong trận mở màn.
Lý giải với Sputnik, Giảng viên Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội Phạm Thanh Hoa cho biết:
“Việt Nam chỉ có 18 VĐV tham gia ở 11 môn thể thao trên tổng số 11.058 VĐV tham dự 33 môn thể thao với 339 nội dung thi đấu. Con số cho thấy thành phần tham dự của đoàn thể thao Việt Nam là khá khiêm tốn. Hơn nữa, 2 năm chuẩn bị có tới hơn 1,5 là thế giới bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến lịch trình tập huấn và sức khỏe tinh thần của các VĐV, cho dù có chuẩn bị tốt cỡ nào đi nữa”. 
“Ngoài ra, tại một số nội dung như judo, boxing, Việt Nam đã may mắn giành vé tham dự Olympic do các VĐV từ Triều Tiên không tham dự”, bà Hoa nói thêm.
Ông Nguyễn Hồng Minh - Nguyên vụ trưởng Vụ thể thao Thành tích cao - Ủy ban Thể dục Thể thao – người từng nhiều lần làm trưởng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic nhận định đoàn Việt Nam chưa bám sát chiếm lược, đường lối phát triển ngành, cũng như chưa nghiêm túc thực hiện đầu tư cho các VĐV.
© Ảnh : TTXVN phátOlympic Tokyo 2020: Cập nhật thành tích thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam đến đầu giờ chiều ngày 24/7
Olympic Tokyo 2020: Cập nhật thành tích thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam đến đầu giờ chiều ngày 24/7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Olympic Tokyo 2020: Cập nhật thành tích thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam đến đầu giờ chiều ngày 24/7

Chiến lược chưa tốt

“Lực lượng VĐV tham dự Olympic Tokyo 2020 đều là những gương mặt xuất sắc ở bộ môn của mình. Tuy nhiên, công tác đào tạo, huấn luyện và đầu tư cho tuyến hậu bị ra sao mà vẫn để các “lão tướng” như Hoàng Xuân Vinh (47 tuổi), Nguyễn Tiến Minh (38 tuổi) hoặc kể cả Nguyễn Thị Ánh Viên ở độ tuổi 25 (không còn ở tuổi đỉnh cao của bơi lội) phải gánh vác trọng trách quá lớn của cả một nền thể thao”, ông Hồng Minh nói.
Vận động viên cử tạ Hoàng Thị Duyên thi đấu tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Đoàn Việt Nam ở Olympic Tokyo 2020: Hoàng Thị Duyên, Tiến Minh và Huy Hoàng gây tiếc nuối
Câu hỏi của ông Minh cũng là thắc mắc của bà Thanh Hoa, cùng nhiều nhà bình luận khác:
“Olympic là sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, nơi hội tụ các nhà vô địch thế giới và châu lục với trình độ rất cao, thể trạng tốt, được đầu tư kỹ lưỡng. Trong khi số lượng VĐV Việt Nam được chọn thi đấu còn hạn chế, thời gian chuẩn bị không dài, bề dày thành tích không quá lớn, cùng với thể trạng nhỏ bé hơn các châu lục khác là những điểm hạn chế lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới thành tích thi đấu của thể thao Việt Nam”.
“Một vấn đề nữa là thể thao Việt Nam quá chú trọng vào đầu tư trọng điểm, mũi nhọn, tức chỉ tập trung vào các nhân tổ nổi trội. Trong khi Nguyễn Tiến Minh, Hoàng Xuân Vinh, Thạch Kim Thuấn và Ánh Viên đều là những cái tên quá đỗi quen thuộc, kỳ cựu, được hướng đến, kỳ vọng của thể thao Việt Nam nhiều năm qua. Phong độ luôn luôn là nhất thời, Việt Nam cần tìm ra những cái tên mới, những tài năng trẻ, đầu tư dàn trải hơn, bài bản hơn, đó là bài toán phải giải được trong thời gian tới”, Giảng viên Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội nói với Sputnik.
“Tay vợt số 1 Việt Nam đã để thua Resky Dwicahyo (23 tuổi) của Azerbaijan, người kém anh 20 bậc về xếp hạng thế giới, và buộc phải chia tay Olympic trong lần thứ 4 tham sự. Tiến Minh không khiến người hâm mộ và giới chuyên môn quá thất vọng vì thất bại trước đối thủ trẻ, khoả và nhanh hơn. Còn xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, đương kim vô dịch Olympic Rio 2016, phải chia tay Olympic Tokyo từ vòng loại. Anh chỉ nhận được giấy mời và quyết định tham dự trước khi thành lập đoàn 10 ngày. VĐV tiết lộ anh đã gặp áp lực tâm lý, trong khi bố anh lại mất chỉ khoảng 3 tuần trước ngày thi đấu nên tay súng đã không có được sự chuẩn bị tốt nhất”, bà Hoa cho biết.
Lấy dẫn chứng tay vợt Nguyễn Tiến Minh, bà Thanh Hoa cho biết kinh nghiệm là không đủ để khoả lấp những chênh lệch về sức mạnh, sức bền của anh trước một đối thủ trẻ hơn tới 15 tuổi.
© REUTERS / Leonhard FoegerVận động viên cầu lông Việt Nam Nguyễn Tiến Minh trong trận cầu tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản
Vận động viên cầu lông Việt Nam Nguyễn Tiến Minh trong trận cầu tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vận động viên cầu lông Việt Nam Nguyễn Tiến Minh trong trận cầu tại Olympic Tokyo 2020, Nhật Bản

Phong độ, tâm lý không tốt

Tương tự Hoàng Xuân Vinh, đô cử Hoàng Thị Duyên dù được đặt nhiều kỳ vọng mang về huy chương cho Việt Nam nhưng cô cũng đã gặp vấn đề về tâm lý và chỉ xếp thứ 5 chung cuộc, kém VĐV giành HCĐ tới 6 kg.
“Ánh Viên là điều đáng tiếc của thể thao Việt Nam trong kỳ Olympic lần này. Cô là cái tên sáng với 3 lần liên tiếp tham dự Olympic và được đầu tư khá kỹ lưỡng, bài bản ở Mỹ. Tuy nhiên, kết quả tranh tài ở cả hai nội dung 200m và 800m tự do của Ánh Viên đều không khả quan. Cô không vượt qua vòng loại hay chính thành tích của mình. Hình ảnh kình ngư Việt Nam về cuối với khoảng cách thua cả một vòng bể là nỗi đau của thể thao Việt Nam”, bà Hoa nhận định.
Ánh Viên là VĐV được đầu tư nhiều nhất trong lịch sử ngành thể thao Việt Nam. Cô bắt đầu tập huấn tại Mỹ từ năm 2012 và chỉ về tập luyện tại Việt Nam từ năm 2020. Tổng kinh phí đầu tư cho cô trong khoảng thời gian này lên tới 30 tỷ vnd.
© Ảnh : TTXVN - Đào Thanh TùngTay vợt Nguyễn Thùy Linh đã giành thắng lợi thuyết phục 2-0 với tỷ số các set đều là 21-11 trước đối thủ Qi Xuefei (Pháp)
Tay vợt Nguyễn Thùy Linh đã giành thắng lợi thuyết phục 2-0 với tỷ số các set đều là 21-11 trước đối thủ Qi Xuefei (Pháp) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tay vợt Nguyễn Thùy Linh đã giành thắng lợi thuyết phục 2-0 với tỷ số các set đều là 21-11 trước đối thủ Qi Xuefei (Pháp)
Thể thao Việt Nam cần thêm thời gian” hay “khoảng cách với thế giới còn rất xa” là nhận định chung của giới chuyên môn về thành tích của đoàn Việt Nam tại Olympic Tokyo.
“Phải nói thật rằng VĐV Việt Nam so với thế giới kém hơn họ về nhiều mặt. Nhìn Quách Thị Lan (điền kinh), Huy Hoàng (bơi), Nguyễn Văn Đương (boxing)… thì thấy VĐV Việt Nam rất hạn chế thể hình, thể lực so với đối thủ. Chúng ta thấp hơn, người mỏng hơn, yếu hơn và tâm lý thi đấu cũng kém hơn đối thủ. Hoàng Thị Duyên (cử tạ) còn rất... run khi lần đầu thi đấu ở Olympic. Khoảng cách của VĐV, thể thao Việt Nam so với thế giới còn rất xa. Chúng tôi biết rõ điều đó nên không bất ngờ về kết quả của đoàn tại Olympic Tokyo. Cá nhân tôi chưa hài lòng với kết quả mà đoàn thể thao Việt Nam đã làm được tại Olympic Tokyo” là nhận định của Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn.
Không thể phủ nhận những nỗ lực, ý chí của các VĐV và huấn luyện viên Việt Nam đã bỏ ra tại Olympic Tokyo, và sau tất cả, họ cũng chính là những người buồn nhất. Nhưng cần nhìn nhận đúng, đánh giá đúng thực lực của thể thao Việt Nam đang ở đâu và cần phải làm gì, chỉ khi đó người Việt Nam mới tiếp tục có thể hy vọng về những huy chương ở đấu trường thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала