https://kevesko.vn/20210811/brazil-ra-mat-xung-dot-voi-lien-hop-quoc-chi-vi-than-10929753.html
Brazil ra mặt xung đột với Liên Hợp Quốc chỉ vì than
Brazil ra mặt xung đột với Liên Hợp Quốc chỉ vì than
Sputnik Việt Nam
Vào thứ Hai, ngày 9 tháng 8, Bộ Công nghiệp Mỏ và Năng lượng Brazil đã trình bày một chương trình mới nhằm hỗ trợ ngành than, như Bloomberg đưa tin. 11.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-11T23:10+0700
2021-08-11T23:10+0700
2021-08-11T23:10+0700
báo chí thế giới
brazil
liên hợp quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/395/32/3953236_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_ca28fed5b0e26f5e78b5bc126851f341.jpg
Như vậy Brazil công khai xung đột với Liên Hợp Quốc, vì trong cùng ngày đó, tổ chức toàn thế giới đã công bố bản báo cáo về tính chất không thể đảo ngược của hiện tượng ấm lên toàn cầu, kêu gọi các nước chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo lời Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, báo cáo này cần trở thành «lời ai điếu» cho ngành than toàn cầu.Chương trình than của BrazilBrazil dự kiến hỗ trợ ngành than ở các bang miền nam đất nước cho đến năm 2050. Ở những khu vực này, các mỏ than vẫn là nơi làm việc chính của cư dân sở tại, còn các nhà máy nhiệt điện vẫn là nguồn chính cung cấp năng lượng. Báo cáo của Bộ còn nhắc rằng việc đột ngột cắt giảm sử dụng than sẽ tạo ra những hậu quả kinh tế và xã hội rất tiêu cực.Các quan chức muốn thu hút 3,9 tỷ USD đầu tư vào ngành than trong 10 năm tới, bao gồm hiện đại hóa các nhà máy điện và giảm lượng khí thải carbon. Đồng thời, Brazil dự trù đạt mục tiêu khử cacbon hoàn toàn trong khối năng lượng của nước mình vào năm 2050.Brazil không phải là nước tiêu thụ than tích cực. Lượng than đốt cháy ở Brazil trong một năm chỉ bằng số than đốt ở Trung Quốc trong 3 ngày. Tuy nhiên, chương trình than của Brazil đi ngược lại chính sách của các nền kinh tế lớn khác trên thế giới. Ngoài ra, nước này còn muốn tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu vào năm 2030 để trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 5 của thế giới.
https://kevesko.vn/20210803/cac-ngan-hang-lon-nhat-the-gioi-dua-ra-ke-hoach-cuu-hanh-tinh-dong-cua-cac-cong-ty-than-o-chau-a-10894779.html
brazil
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/395/32/3953236_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_a862ff9b4cee065db33e362542972b9f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
báo chí thế giới, brazil, liên hợp quốc
báo chí thế giới, brazil, liên hợp quốc
Brazil ra mặt xung đột với Liên Hợp Quốc chỉ vì than
Vào thứ Hai, ngày 9 tháng 8, Bộ Công nghiệp Mỏ và Năng lượng Brazil đã trình bày một chương trình mới nhằm hỗ trợ ngành than, như Bloomberg đưa tin.
Như vậy Brazil công khai xung đột với Liên Hợp Quốc, vì trong cùng ngày đó, tổ chức toàn thế giới đã công bố bản báo cáo về tính chất không thể đảo ngược của hiện tượng ấm lên toàn cầu, kêu gọi các nước
chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo lời Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, báo cáo này cần trở thành «lời ai điếu» cho ngành than toàn cầu.
Chương trình than của Brazil
Brazil dự kiến hỗ trợ ngành than ở các bang miền nam đất nước cho đến năm 2050. Ở những khu vực này, các mỏ than vẫn là nơi làm việc chính của cư dân sở tại, còn các nhà máy nhiệt điện vẫn là nguồn chính cung cấp năng lượng. Báo cáo của Bộ còn nhắc rằng việc đột ngột cắt giảm sử dụng than sẽ tạo ra những hậu quả kinh tế và xã hội rất tiêu cực.
Các quan chức muốn thu hút 3,9 tỷ USD đầu tư vào ngành than trong 10 năm tới, bao gồm hiện đại hóa các nhà máy điện và giảm lượng khí thải carbon. Đồng thời, Brazil dự trù đạt mục tiêu khử cacbon hoàn toàn trong khối năng lượng của nước mình vào năm 2050.
Brazil không phải là nước tiêu thụ than tích cực. Lượng than đốt cháy ở Brazil trong một năm chỉ
bằng số than đốt ở Trung Quốc trong 3 ngày. Tuy nhiên, chương trình than của Brazil đi ngược lại chính sách của các nền kinh tế lớn khác trên thế giới. Ngoài ra, nước này còn muốn tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu vào năm 2030 để trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 5 của thế giới.