https://kevesko.vn/20210812/vi-sao-mo-hinh-3-tai-cho-cua-bo-y-te-khong-con-phu-hop-voi-tinh-dich-covid-19-hien-nay-10931051.html
Vì sao mô hình '3 tại chỗ' của Bộ Y tế không còn phù hợp với tình dịch Covid-19 hiện nay?
Vì sao mô hình '3 tại chỗ' của Bộ Y tế không còn phù hợp với tình dịch Covid-19 hiện nay?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tự xây dựng phương án sản xuất và phòng chống dịch Covid-19 phù hợp tình hình. 12.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-12T14:40+0700
2021-08-12T14:40+0700
2021-10-11T15:12+0700
việt nam
xã hội
đại dịch covid-19
covid-19 tại việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0c/10930775_0:120:3072:1858_1920x0_80_0_0_c73af72d380f45ab9ae3814e5a610fd5.jpg
Mô hình '3 tại chỗ' không còn phù hợp với các tỉnh phía NamSáng 12/8, Bộ Y tế có hướng dẫn mới gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc phòng, chống Covid-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh.Trước đó từ ngày 27/5, Bộ Y tế đã có các hướng dẫn phòng chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó nêu rõ:Tuy nhiên mô hình sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường hai điểm đến” được áp dụng thành công trong đợt dịch tại Bắc Giang và Bắc Ninh. Nhưng đối với tình hình dịch hiện nay tại một số tỉnh phía Nam lại không còn hiệu quả. Theo Bộ Y tế, nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan.Do vậy, Bộ Y tế sẽ để các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh. Qua đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị tự xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch trên hướng dẫn chung của Bộ Y tế và phù hợp tình hình dịch tại địa phương.Bộ Công Thương nêu bất cậpTại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng thừa nhận, phương án “3 tại chỗ” áp dụng thành công tại các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang. Tuy nhiên, khi triển khai tại 19 tỉnh thành phía Nam thì xuất hiện bất cập. Phương án này chỉ phù hợp thực hiện trong thời gian ngắn.Ngoài ra, số lượng công nhân các khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang không quá lớn, trong khi các tỉnh phía Nam mỗi doanh nghiệp có vài nghìn đến vài chục nghìn người. Thành phần dân cư phức tạp, xuất thân từ nhiều tỉnh, thành khác nhau nên không thể ở mãi một chỗ.Mặt khác, nhiều vùng bị đứt gãy chuỗi vận tải, cung ứng nên khó khăn trong việc áp dụng tại chỗ. Thêm vào đó, chi phí áp dụng "3 tại chỗ" quá cao nên nhiều doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng “3 tại chỗ” trong 7 - 20 ngày.Nhiều nơi có tình trạng đóng cửa cả khu công nghiệp khi xuất hiện F0, khiến các doanh nghiệp tốn nhiều chi phí chuẩn bị cho phương án “3 tại chỗ” nhưng vẫn không thể sử dụng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp xin chủ động không thực hiện phương án này.Công nhân, nhà máy đuối sức khi thực hiện '3 tại chỗ'Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự của Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công ở Khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Phú) cho biết, nhà máy có 4.400 lao động và từ ngày 17/7, theo yêu cầu của chính quyền thành phố, doanh nghiệp tổ chức cho 2.200 công nhân ăn ở, làm việc tại chỗ.Nhưng sau đó, giảm quy mô sản xuất còn 50%. Không những thế lao động ở lâu sẽ mệt mỏi, tù túng. Tuy đã cố gắng chăm sóc tốt nhất từ ăn uống, ngủ nghỉ nhưng sau 25 ngày hoạt động, số công nhân "rơi rụng dần", hiện còn khoảng 1.800 người bám trụ. Ông Tuấn nói:Theo Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM (HBA) Nguyễn Văn Bé, đến thời điểm này chỉ có gần 600 nhà máy ở thành phố hoạt động nhưng hầu hết gặp khó khăn về tài chính, không đủ cơ sở vật chất, tâm lý công nhân bất ổn muốn "bỏ trận địa".Không chỉ TP HCM, vừa qua nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang... cũng gặp khó khăn khi tổ chức lao động ăn nghỉ, làm việc tại nhà máy. Vướng mắc lớn nhất là thời gian thực hiện "3 tại chỗ" kéo dài - điều mà trước đây các công ty chưa tiên liệu hết nhằm có giải pháp phù hợp.
https://kevesko.vn/20210812/ha-noi-xet-nghiem-dien-rong-chuyen-gia-tran-dac-phu-noi-khong-lam-dung-test-nhanh-covid-19-10930643.html
https://kevesko.vn/20210808/thu-tuong-pham-minh-chinh-cung-cac-doanh-nghiep-thao-go-kho-khan-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-10915541.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0c/10930775_0:24:3072:1954_1920x0_80_0_0_713c925c8b5a980b95e2a1bce58d7fb7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xã hội, covid-19 tại việt nam
việt nam, xã hội, covid-19 tại việt nam
Vì sao mô hình '3 tại chỗ' của Bộ Y tế không còn phù hợp với tình dịch Covid-19 hiện nay?
14:40 12.08.2021 (Đã cập nhật: 15:12 11.10.2021) HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tự xây dựng phương án sản xuất và phòng chống dịch Covid-19 phù hợp tình hình.
Mô hình '3 tại chỗ' không còn phù hợp với các tỉnh phía Nam
Sáng 12/8,
Bộ Y tế có hướng dẫn mới gửi UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc phòng, chống Covid-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trước đó từ ngày 27/5, Bộ Y tế đã có các hướng dẫn phòng chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó nêu rõ:
“Trên cơ sở hướng dẫn này và diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chính quyền các cấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và đảm bảo an toàn sản xuất”.
Tuy nhiên mô hình sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường hai điểm đến” được áp dụng thành công trong đợt dịch tại
Bắc Giang và Bắc Ninh. Nhưng đối với tình hình dịch hiện nay tại một số tỉnh phía Nam lại không còn hiệu quả. Theo Bộ Y tế, nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan.
Do vậy, Bộ Y tế sẽ để các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo
sản xuất kinh doanh. Qua đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn các đơn vị tự xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch trên hướng dẫn chung của Bộ Y tế và phù hợp tình hình dịch tại địa phương.
Bộ Công Thương nêu bất cập
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7,
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng thừa nhận, phương án “3 tại chỗ” áp dụng thành công tại các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang. Tuy nhiên, khi triển khai tại 19 tỉnh thành phía Nam thì xuất hiện bất cập. Phương án này chỉ phù hợp thực hiện trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, số lượng công nhân các khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang không quá lớn, trong khi các tỉnh phía Nam mỗi doanh nghiệp có vài nghìn đến vài chục nghìn người. Thành phần dân cư phức tạp, xuất thân từ nhiều tỉnh, thành khác nhau nên không thể ở mãi một chỗ.
Mặt khác, nhiều vùng bị
đứt gãy chuỗi vận tải, cung ứng nên khó khăn trong việc áp dụng tại chỗ. Thêm vào đó, chi phí áp dụng "3 tại chỗ" quá cao nên nhiều doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng “3 tại chỗ” trong 7 - 20 ngày.
Nhiều nơi có tình trạng đóng cửa cả khu công nghiệp khi xuất hiện F0, khiến các doanh nghiệp tốn nhiều chi phí chuẩn bị cho phương án “3 tại chỗ” nhưng vẫn không thể sử dụng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp xin chủ động không thực hiện phương án này.
Công nhân, nhà máy đuối sức khi thực hiện '3 tại chỗ'
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự của Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công ở Khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Phú) cho biết, nhà máy có 4.400 lao động và từ ngày 17/7, theo yêu cầu của chính quyền thành phố, doanh nghiệp tổ chức cho 2.200 công nhân ăn ở, làm việc tại chỗ.
Nhưng sau đó, giảm quy mô
sản xuất còn 50%. Không những thế lao động ở lâu sẽ mệt mỏi, tù túng. Tuy đã cố gắng chăm sóc tốt nhất từ ăn uống, ngủ nghỉ nhưng sau 25 ngày hoạt động, số công nhân "rơi rụng dần", hiện còn khoảng 1.800 người bám trụ. Ông Tuấn nói:
"Doanh nghiệp thực hiện '3 tại chỗ' không có lời, kinh phí bỏ ra tăng cao nhưng năng suất chỉ đạt một nửa. Cố lắm cũng chỉ đến được ngày 15/9 là buông".
Theo Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP HCM (HBA) Nguyễn Văn Bé, đến thời điểm này chỉ có gần 600 nhà máy ở thành phố hoạt động nhưng hầu hết gặp khó khăn về tài chính, không đủ cơ sở vật chất, tâm lý công nhân bất ổn muốn "bỏ trận địa".
Không chỉ TP HCM, vừa qua nhiều doanh nghiệp ở
Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang... cũng gặp khó khăn khi tổ chức lao động ăn nghỉ, làm việc tại nhà máy. Vướng mắc lớn nhất là thời gian thực hiện "3 tại chỗ" kéo dài - điều mà trước đây các công ty chưa tiên liệu hết nhằm có giải pháp phù hợp.