https://kevesko.vn/20210813/vu-viec-on-ao-ve-thuoc-vipdervir-chua-tri-covid-19-doi-chung-voi-thong-tin-tu-bo-y-te-10934327.html
Vụ việc 'ồn ào' về thuốc Vipdervir chữa trị Covid-19, đối chứng với thông tin từ Bộ Y tế
Vụ việc 'ồn ào' về thuốc Vipdervir chữa trị Covid-19, đối chứng với thông tin từ Bộ Y tế
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Những thông tin mà công ty Vinh Gia đưa ra chưa giải quyết được những nghi vấn liên quan đến việc thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà Bộ Y tế đưa... 13.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-13T12:05+0700
2021-08-13T12:05+0700
2021-10-11T15:28+0700
xã hội
việt nam
covid-19 tại việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0a/10924941_0:63:1000:629_1920x0_80_0_0_57b6867fca41904e78117d0e98c85a6c.jpg
VipderVir chỉ mới được đồng ý bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàngNhư Sputnik đã đưa tin về vụ việc Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia vừa cho ra thị trường hỉnh ảnh sản phẩm Vipdervir C giống với thuốc điều trị COVID-19 VipderVir mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ vừa công bố hoàn thành giai đoạn nghiên cứu "tiền lâm sàng" ngày 10/08.Theo Bộ Y tế, có 3 bước nghiên cứu thuốc cần có trong quá trình nghiên cứu phát triển thuốc: khám phá, nghiên cứu tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng.Sau khi đi hết giai đoạn 3 (thử nghiệm lâm sàng), nếu các kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu, sản phẩm nghiên cứu mới hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép là "Thuốc".Hiện tại, ngay cả sản phẩm 'thuốc điều trị COVID-19 VipderVir ' của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng mới chỉ được Bộ Y tế đồng ý cho thử nghiệm lâm sàng - tức là mới bước vào giai đoạn cuối cùng.Một sản phẩm đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng là một ứng viên tiềm năng trở thành thuốc điều trị. Tuy nhiên vẫn có một xác suất rất cao chất đó không chứng minh được hiệu quả an toàn qua các thử nghiệm lâm sàng, và không thể trở thành thuốc.Do vậy không bao giờ được nhầm lẫn giữa một sản phẩm thử nghiệm lâm sàng với thuốc.Bộ Y tế cũng thông tin rõ ràng, sản phẩm thử lâm sàng là sản phẩm chỉ được sản xuất cho duy nhất mục đích thử nghiệm, cấm dùng vào mục đích khác.Vì vậy, sẽ không bao giờ các sản phẩm thử nghiệm này được phép sản xuất, kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào.Đồng thời, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mới nghe tin có chế phẩm nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng đã vội vàng đổ xô đi tìm mua, tích trữ, và cẩn thận sẽ gặp phải các sản phẩm giả mạo là thuốc.Tại sao công ty Vinh Gia lại phải gỡ hết tất cả bài viết liên quan đến Vipdervir C?Theo bài viết được đăng tải trên báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), nhiều thông tin liên quan đến vấn đề này khiến người tiêu dùng cần đặt ra nghi vấn về sự liên quan giữa hai sản phẩm này khi trên các kênh Google, Youtube, Facebook hay cả các website của Công ty Vinh Gia đều thể hiện thông tin trái với thông cáo báo chí mà chính công ty này đưa ra.Được biết, TPBVSK Vipdervir C của Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia được Cục an toàn thực phẩm cấp phép công bố sản phẩm ngày 29/6 (5932/2021/ĐKSP), thế nhưng công ty này không tiến hành quảng cáo cho sản phẩm mới mà liên tục đăng tải những thông tin quảng cáo về sản phẩm thuốc điều trị COVID-19 Vipdervir.Đáng nói, hai sản phẩm Vipdervir C và Vipdervir có tên gần trùng khớp nhau, còn bao bì sản phẩm cũng được thiết kế gần giống nhau từ màu sắc đến bố cục khiến người tiêu dùng khó lòng phân biệt được hai sản phẩm nêu trên.Ngoài ra, trên trang web duocvinhgia.vn (người sở hữu là bà Lê Thị Phương – trùng tên với Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia ) có tiêu đề Dược phẩm Vinh Gia hợp tác nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19 có đoạn viết:Một điều khiến người tiêu dùng đặt ra nghi vấn là ngay sau khi xảy ra "ồn ào" và đưa thông báo đính chính, Dược Vinh Gia đã nhanh chóng gỡ bỏ các thông tin quảng cáo được đăng tải trước đó trên trang web và fanpage liên quan đến sản phẩm thuốc điều trị COVID-19 Vipdervir.Động thái của Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia khiến người tiêu dùng đặt ra câu hỏi liệu rằng Dược Vinh Gia có liên quan đến Vipdervir không và tại sao công ty này lại gỡ bỏ các thông tin quảng cáo liên quan đến Vipdervir sau khi xảy ra "ồn ào" trên? Có lẽ, thông tin đính chính của Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia vẫn chưa thể khiến người tiêu dùng hài lòng.Ở góc độ cơ quan quản lý, Bộ Y tế đã khẳng định: Không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào chữa được bệnh, thay thế được thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời. Cục An toàn thực phẩm cũng đã khuyến cáo người tiêu dùng cần tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm TPBVSK qua địa chỉ: https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
https://kevesko.vn/20210812/trung-ten-thuoc-chua-covid-19-vien-nghien-cuu-noi-cong-ty-vinh-gia-don-phuong-san-xuat-10931934.html
https://kevesko.vn/20210813/tinh-hinh-dich-covid-19-sang-1308-bo-y-te-huong-dan-cach-dung-thuoc-remdesivir-dieu-tri-covid-19-10934037.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/0a/10924941_0:32:1000:660_1920x0_80_0_0_60c7cd1eaa5d91cd4fe79dcd88a400c0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
xã hội, việt nam, covid-19 tại việt nam
xã hội, việt nam, covid-19 tại việt nam
Vụ việc 'ồn ào' về thuốc Vipdervir chữa trị Covid-19, đối chứng với thông tin từ Bộ Y tế
12:05 13.08.2021 (Đã cập nhật: 15:28 11.10.2021) HÀ NỘI (Sputnik) - Những thông tin mà công ty Vinh Gia đưa ra chưa giải quyết được những nghi vấn liên quan đến việc thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà Bộ Y tế đưa ra, cũng như ăn theo thuốc điều trị COVID-19.
VipderVir chỉ mới được đồng ý bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng
Như Sputnik đã đưa tin về vụ việc Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia vừa cho ra thị trường hỉnh ảnh sản phẩm Vipdervir C giống với
thuốc điều trị COVID-19 VipderVir mà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ vừa công bố hoàn thành giai đoạn nghiên cứu "tiền lâm sàng" ngày 10/08.
Theo Bộ Y tế, có 3 bước nghiên cứu thuốc cần có trong quá trình nghiên cứu phát triển thuốc: khám phá, nghiên cứu tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng.
Sau khi đi hết giai đoạn 3 (thử nghiệm lâm sàng), nếu các kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu, sản phẩm nghiên cứu mới hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép là "
Thuốc".
Hiện tại, ngay cả sản phẩm 'thuốc điều trị COVID-19 VipderVir ' của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng mới chỉ được Bộ Y tế đồng ý cho thử nghiệm lâm sàng - tức là mới bước vào giai đoạn cuối cùng.
Một sản phẩm đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng là một ứng viên tiềm năng trở thành thuốc điều trị. Tuy nhiên vẫn có một xác suất rất cao chất đó không chứng minh được hiệu quả an toàn qua các thử nghiệm lâm sàng, và không thể trở thành thuốc.
Do vậy không bao giờ được nhầm lẫn giữa một sản phẩm thử nghiệm lâm sàng với thuốc.
Bộ Y tế cũng thông tin rõ ràng, sản phẩm thử lâm sàng là sản phẩm chỉ được sản xuất cho duy nhất mục đích thử nghiệm, cấm dùng vào mục đích khác.
Vì vậy, sẽ không bao giờ các sản phẩm thử nghiệm này được phép sản xuất, kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào.
Đồng thời,
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mới nghe tin có chế phẩm nghiên cứu thành công giai đoạn tiền lâm sàng đã vội vàng đổ xô đi tìm mua, tích trữ, và cẩn thận sẽ gặp phải các sản phẩm giả mạo là thuốc.
Tại sao công ty Vinh Gia lại phải gỡ hết tất cả bài viết liên quan đến Vipdervir C?
Theo bài viết được đăng tải trên báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), nhiều thông tin liên quan đến vấn đề này khiến người tiêu dùng cần đặt ra nghi vấn về sự liên quan giữa hai sản phẩm này khi trên các kênh Google, Youtube, Facebook hay cả các website của Công ty Vinh Gia đều thể hiện thông tin trái với thông cáo báo chí mà chính công ty này đưa ra.
Được biết, TPBVSK Vipdervir C của Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia được
Cục an toàn thực phẩm cấp phép công bố sản phẩm ngày 29/6 (5932/2021/ĐKSP), thế nhưng công ty này không tiến hành quảng cáo cho sản phẩm mới mà liên tục đăng tải những thông tin quảng cáo về sản phẩm thuốc điều trị COVID-19 Vipdervir.
Đáng nói, hai sản phẩm Vipdervir C và Vipdervir có tên gần trùng khớp nhau, còn bao bì sản phẩm cũng được thiết kế gần giống nhau từ màu sắc đến bố cục khiến người tiêu dùng khó lòng phân biệt được hai sản phẩm nêu trên.
Ngoài ra, trên
trang web duocvinhgia.vn (người sở hữu là bà Lê Thị Phương – trùng tên với Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia ) có tiêu đề Dược phẩm Vinh Gia hợp tác nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19 có đoạn viết:
"Thuốc điều trị Covid-19 "made in Vietnam" có tên Vipdervir là kết quả nghiên cứu các đơn vị là nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ…"
Một điều khiến người tiêu dùng đặt ra nghi vấn là ngay sau khi xảy ra "ồn ào" và đưa thông báo đính chính, Dược Vinh Gia đã nhanh chóng gỡ bỏ các thông tin quảng cáo được đăng tải trước đó trên trang web và fanpage liên quan đến sản phẩm thuốc điều trị COVID-19 Vipdervir.
Động thái của Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia khiến người tiêu dùng đặt ra câu hỏi liệu rằng Dược Vinh Gia có liên quan đến Vipdervir không và tại sao công ty này lại gỡ bỏ các thông tin quảng cáo liên quan đến Vipdervir sau khi xảy ra "ồn ào" trên? Có lẽ, thông tin đính chính của Công ty CP Dược phẩm Vinh Gia vẫn chưa thể khiến người tiêu dùng hài lòng.
Ở góc độ cơ quan quản lý,
Bộ Y tế đã khẳng định: Không có bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào chữa được bệnh, thay thế được thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Cục An toàn thực phẩm cũng đã khuyến cáo người tiêu dùng cần tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm TPBVSK qua địa chỉ:
https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và
https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.