https://kevesko.vn/20210910/ca-phe-xuat-khau-dang-chiu-thiet-thoi-viet-nam-co-som-lay-lai-duoc-vi-the-11056999.html
Cà phê xuất khẩu đang chịu "thiệt thòi", Việt Nam có sớm lấy lại được vị thế?
Cà phê xuất khẩu đang chịu "thiệt thòi", Việt Nam có sớm lấy lại được vị thế?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong 6 tháng đầu năm 2021, Anh tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các thị trường cung cấp chính, ngoại trừ Việt Nam và Honduras. Nguyên nhân... 10.09.2021, Sputnik Việt Nam
2021-09-10T12:09+0700
2021-09-10T12:09+0700
2021-09-10T12:09+0700
việt nam
kinh doanh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/06/36/063642_0:52:1000:615_1920x0_80_0_0_26d0f80e55e98576cf6c04f036f01b2b.jpg
Ngành cà phê Việt Nam gặp 'sóng Covid-19', chưa đáp ứng được yêu cầu khắt kheTheo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Anh trong nửa đầu năm 2021 đạt 100,3 nghìn tấn, trị giá 424,62 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.Đáng chú ý, trong khi Anh tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết thị trường cung cấp chính, cà phê từ Việt Nam và Honduras giảm mạnh.Cụ thể, nhập khẩu cà phê của Anh từ Việt Nam đạt 16,4 nghìn tấn, trị giá 29 triệu USD, giảm 48,4% về lượng và giảm 49,3% về trị giá so với cùng kỳ. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh giảm từ 27,32% xuống 16,35%.Nguyên nhân là làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của cà phê của Việt Nam. Một yếu tố khác là do ngành cà phê Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân Anh.Hiện xuất khẩu cà phê của Việt Nam dưới dạng thô hoặc chế biến sơ, trong khi cơ cấu tiêu dùng cà phê ở Anh chủ yếu là cà phê hòa tan, chiếm 41% thị phần, cao hơn rất nhiều so với bình quân 17% thị phần tại châu Âu.Anh là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu, có chính sách thương mại tự do và có nhu cầu nhập khẩu nông phẩm lớn. Hiệp định thương mại tự do UKVFTA được Chính phủ hai nước ký kết cuối năm 2020 đã giúp nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Anh so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có FTA với Anh.Năm 2020, Anh nhập khẩu cà phê từ thị trường Việt Nam trị giá gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường Anh có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước.Để xuất khẩu cà phê sang Anh ổn định, các chuyên gia khuyến nghị, ngành cà phê Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này. Bên cạnh đó, sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Anh.Cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang chịu "thiệt thòi"Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm 2021 đến hết ngày 15/7/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 900.235 tấn, với kim ngạch 1,65 tỉ USD. Con số này giảm 9% về khối lượng và giảm 1,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.Trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước xuất khẩu 843.319 tấn cà phê, thu về gần 1,55 tỷ USD, giá trung bình đạt 1.834,8 USD/tấn giảm 10,3% về khối lượng, giảm 2,6% về kim ngạch nhưng giá tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.Cà phê Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Đức, chiếm 14,3% trong tổng lượng và chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu của cả nước, giảm 8,3% về kim ngạch nhưng tăng 15,3% về giá so với cùng kỳ năm 2020.Tiếp sau đó là thị trường Đông Nam Á giảm 8,7% về lượng nhưng tăng 3,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 9,8% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch.Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc lại tăng mạnh 59,6% về khối lượng và tăng 58%. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.Đặc biệt là giá cà phê robusta chịu nhiều ảnh hưởng bởi các thông tin đến từ Việt Nam, nước xuất khẩu robusta số 1 thế giới. Kể từ sau khi Chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội khắp các tỉnh phía Nam, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các thương nhân trong và ngoài nước đang hết sức lo lắng nguồn cung cà phê sẽ bị gián đoạn.Việc vận tải khó khăn hơn, cộng thêm các thủ tục xét nghiệm tại cảng biển, sẽ khiến thời gian cung ứng sang các thị trường nhập khẩu lớn bị chậm trễ.Theo các nhà phân tích, nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới đang có xu hướng tăng lên tại EU và Mỹ, khi các nền kinh tế lớn trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.
https://kevesko.vn/20210723/tai-sao-gia-ca-phe-se-tang-cao-10845465.html
https://kevesko.vn/20210901/viet-nam-khong-tang-truong-chi-nho-vai-ba-ty-usd-11016758.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/06/36/063642_56:0:945:667_1920x0_80_0_0_0caaccfb02576013cf445672a12e24c7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, kinh doanh
Cà phê xuất khẩu đang chịu "thiệt thòi", Việt Nam có sớm lấy lại được vị thế?
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong 6 tháng đầu năm 2021, Anh tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các thị trường cung cấp chính, ngoại trừ Việt Nam và Honduras. Nguyên nhân nào khiến xuất khẩu cà phê Việt sang thị trường này giảm đáng kể?
Ngành cà phê Việt Nam gặp 'sóng Covid-19', chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Anh trong nửa đầu năm 2021 đạt 100,3 nghìn tấn, trị giá 424,62 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, trong khi Anh tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết thị trường cung cấp chính, cà phê từ Việt Nam và
Honduras giảm mạnh.
Cụ thể, nhập khẩu cà phê của Anh từ Việt Nam đạt 16,4 nghìn tấn, trị giá 29 triệu USD, giảm 48,4% về lượng và giảm 49,3% về trị giá so với cùng kỳ. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh giảm từ 27,32% xuống 16,35%.
Nguyên nhân là làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của cà phê của Việt Nam. Một yếu tố khác là do ngành
cà phê Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân Anh.
Hiện xuất khẩu cà phê của Việt Nam dưới dạng thô hoặc chế biến sơ, trong khi cơ cấu tiêu dùng cà phê ở Anh chủ yếu là cà phê hòa tan, chiếm 41% thị phần, cao hơn rất nhiều so với bình quân 17% thị phần tại châu Âu.
Anh là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu, có chính sách thương mại tự do và có nhu cầu nhập khẩu nông phẩm lớn. Hiệp định thương mại tự do UKVFTA được Chính phủ hai nước ký kết cuối năm 2020 đã giúp nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Anh so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có
FTA với Anh.
Năm 2020, Anh nhập khẩu cà phê từ thị trường Việt Nam trị giá gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường Anh có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước.
Để xuất khẩu cà phê sang Anh ổn định, các chuyên gia khuyến nghị, ngành cà phê Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này. Bên cạnh đó, sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Anh.
Cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang chịu "thiệt thòi"
Theo số liệu của
Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm 2021 đến hết ngày 15/7/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 900.235 tấn, với kim ngạch 1,65 tỉ USD. Con số này giảm 9% về khối lượng và giảm 1,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước xuất khẩu 843.319 tấn cà phê, thu về gần 1,55 tỷ USD, giá trung bình đạt 1.834,8 USD/tấn giảm 10,3% về khối lượng, giảm 2,6% về kim ngạch nhưng giá tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cà phê Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Đức, chiếm 14,3% trong tổng lượng và chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu của cả nước, giảm 8,3% về kim ngạch nhưng tăng 15,3% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tiếp sau đó là thị trường
Đông Nam Á giảm 8,7% về lượng nhưng tăng 3,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 9,8% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc lại tăng mạnh 59,6% về khối lượng và tăng 58%. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Đặc biệt là giá
cà phê robusta chịu nhiều ảnh hưởng bởi các thông tin đến từ Việt Nam, nước xuất khẩu robusta số 1 thế giới. Kể từ sau khi Chính phủ áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội khắp các tỉnh phía Nam, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các thương nhân trong và ngoài nước đang hết sức lo lắng nguồn cung cà phê sẽ bị gián đoạn.
Việc vận tải khó khăn hơn, cộng thêm các thủ tục xét nghiệm tại cảng biển, sẽ khiến thời gian cung ứng sang các thị trường nhập khẩu lớn bị chậm trễ.
Theo các nhà phân tích, nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới đang có xu hướng tăng lên tại EU và Mỹ, khi các nền kinh tế lớn trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.