AUKUS có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

© AP Photo / Andrew HarnikTổng thống Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại cuộc họp trực tuyến về sáng kiến ​​an ninh quốc gia mới của Hoa Kỳ hợp tác với Úc và Vương quốc Anh
Tổng thống Joe Biden, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại cuộc họp trực tuyến về sáng kiến ​​an ninh quốc gia mới của Hoa Kỳ hợp tác với Úc và Vương quốc Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Đăng ký
Hiệp ước An ninh mới của Úc, Hoa Kỳ và Anh cảnh báo các quốc gia Đông và Đông Nam Á. Indonesia đã gia tăng nghi ngờ về độ tin cậy của Hoa Kỳ với tư cách là một đối tác, trong bối cảnh họ dính líu tới vụ bê bối tàu ngầm Úc - Pháp.
Việc Mỹ quyết định chuyển giao công nghệ cho Úc để đóng tàu ngầm hạt nhân sẽ làm đảo lộn cán cân chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Điều này được nêu trong bài bình luận của người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên, công bố ngày 20 tháng 9 qua các kênh của Trung tâm Thông tin Trung ương Bắc Triều Tiên. Đồng thời, Bình Nhưỡng nói rõ quyết định của chính quyền Joe Biden sẽ có tác động tiêu cực đến triển vọng giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên giấu tên nhấn mạnh tình hình hiện tại khẳng định rằng việc xây dựng khả năng quốc phòng của CHDCND Triều Tiên trong dài hạn cần được tiếp tục. Ông nói, đây là điều kiện để nước này sẵn sàng cho những thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực an ninh toàn cầu.
Phó Tổng thống Kamala Harris dự khai trương Văn phòng CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Việt Nam ở đâu trong tiến trình một tỷ liều vaccine cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương?
Viễn cảnh về tàu ngầm hạt nhân Úc đã buộc Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob tuyên bố ủng hộ ASEAN là khu vực hòa bình, tự do, trung lập - Zone of Peace, Freedom and Neutrality (Zopfan). Đây không phải là một lời nhắc nhở chính thức qua điện thoại đối với Thủ tướng Úc Scott Morrison về quan điểm của Malaysia. Người đứng đầu chính phủ mới ở Malaysia tin rằng AUKUS có khả năng trở thành chất xúc tác cho một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Yaakob cũng lưu ý một hiệp ước an ninh mới sẽ kích động các cường quốc khác có những hành động gây hấn hơn, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông.
Indonesia bày tỏ quan ngại về cuộc chạy đua vũ trang và sự phát triển quân sự trong khu vực sau khi nước này biết về kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân của nước láng giềng Úc. Bộ Ngoại giao Indonesia kêu gọi Úc tiếp tục cam kết vì hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời tái khẳng định tôn trọng luật pháp quốc tế.
© REUTERS / Malaysia Information DepartmentThủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob
Alexey Drugov, chuyên gia từ Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bình luận về quan điểm của Jakarta, lưu ý Indonesia không muốn củng cố hoặc leo thang cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khu vực:
“Cuộc chạy đua vũ trang đang tiến gần đến Indonesia. Tàu ngầm hạt nhân, bất cứ thuộc sở hữu của ai, luôn có thể nổi lên gần bờ biển của họ. Cho đến nay, Úc đã có phần xa cách với tất cả những điều này. Bây giờ, nếu tính đến sự trầm trọng của cuộc đối đầu Mỹ - Trung, tất nhiên, vai trò mới của Úc không thể không làm Indonesia lo lắng. Với tình hình đối đầu ngày càng trầm trọng trong khu vực, bằng cách này hay cách khác, các mảnh vỡ sẽ bay đến Indonesia. Họ sẽ không thể tránh đi bất cứ đâu. Indonesia phản đối việc đưa các xung đột bên ngoài vào khu vực lợi ích của mình và vào lãnh thổ ASEAN, vì ảnh hưởng đến chủ quyền nước này. Quan trọng nhất, cuộc chạy đua hạt nhân này gây ra mối đe dọa cho Indonesia và các nước láng giềng. Điều này khá rõ ràng".

"Hợp đồng thế kỷ"

Indonesia hiện có một vấn đề khác với hiệp ước an ninh này. Úc, để làm hài lòng người Mỹ, đã từ bỏ "hợp đồng thế kỷ" với Pháp về tàu ngầm. Mỹ thực sự đã đánh cắp một hợp đồng tốt từ Pháp. Đối với Indonesia, đây là bằng chứng thêm trong việc không thể dựa vào Mỹ. Và khi Indonesia đi theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ, khi không chịu nổi áp lực, nước này có nguy cơ đánh mất các đối tác đáng tin cậy của mình. Đồng thời, Mỹ, như ví dụ với Pháp cho thấy, họ có thể đánh lừa bất kỳ đồng minh nào. Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến lợi ích quân sự và của các công ty của riêng mình. Indonesia hiểu điều này, và ngày nay họ càng lo ngại hơn, đặc biệt là sau các sự kiện ở Afghanistan.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Cao Ủy châu Âu phẫn nộ trước thất bại của thỏa thuận tàu ngầm giữa Pháp và Úc
Có lẽ Singapore sẽ thận trọng trong các bình luận về hiệp ước an ninh ba bên. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Úc Scott Morrison trước thông tin về quan hệ đối tác ba bên, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lưu ý đất nước ông có quan hệ song phương và đa phương lâu đời với cả ba nước thành viên AUKUS. Ông bày tỏ hy vọng quan hệ đối tác mới sẽ đóng góp mang tính xây dựng cho hòa bình và ổn định trong khu vực và bổ sung cho cấu trúc khu vực về cán cân quyền lực.
Singapore từ trước đến nay được coi là trung tâm ngoại giao của ASEAN. Phản ứng hạn chế và khá mơ hồ của Thủ tướng Lý có thể cho thấy ông đã làm mọi cách để không áp đặt quan điểm của mình lên các đối tác ASEAN, để lập trường của Singapore không gắn liền với quan điểm của toàn hiệp hội. Và trong khu vực, thái độ đối với thực tế địa chính trị mới hiện vẫn chưa rõ ràng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала