Danh sách thành viên CPTPP sẽ mở rộng: Tiếp sau Trung Quốc có thể là Thái Lan
21:41 24.09.2021 (Đã cập nhật: 23:50 24.09.2021)
© Flickr / Johan FantenbergQuốc kỳ Thái Lan
© Flickr / Johan Fantenberg
Đăng ký
Khả năng Trung Quốc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương sẽ là luận cứ chính khiến Thái Lan có thể cũng sẽ gia nhập Hiệp định này. Chuyên gia khoa học chính trị nổi tiếng của Thái Lan, nhà sử học Nitihpumthanat Ming-Ruchiralai nêu nhận định như vậy khi đàm đạo với Sputnik.
«Về chuyện này thì Thái Lan đã do dự từ nhiều năm rồi. Lời mời đầu tiên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được nêu ra cho Thái Lan ngay từ ban đầu, vào năm 2015, khi Hoa Kỳ khởi xướng sáng kiến về hiệp định, tiếp đó dưới thời Tổng thống Donald Trump, người đã rời khỏi danh sách thành viên», - chuyên gia Thái Lan nói.
Theo lời ông, bây giờ khi đã rõ Trung Quốc đang dự kiến tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương hiện do Nhật Bản dẫn đầu, những người ủng hộ hợp tác ở Thái Lan đã nhận được con át chủ bài mạnh. Hồi đầu tuần, Tổng cục trưởng chuyên trách đàm phán và thỏa thuận thương mại quốc tế của Bộ Thương mại Thái Lan, bà Oramon Sapthavitham tuyên bố Thái Lan đang bắt đầu tái xét vấn đề gia nhập Hiệp định trong định dạng hiện tại, - chuyên gia nhắc nhở.
«Người đứng đầu bộ phận đàm phán của Vương quốc đã nói một cách cởi mở và rõ ràng rằng sau khi Trung Quốc nộp đơn gia nhập CPTPP hồi trung tuần tháng 9, Thái Lan nên xét lại vấn đề tham gia Hiệp định, trong tương quan đà tăng mạnh khối lượng thị trường thuộc phạm vi kiểm soát của khối tự do thương mại mới», - chuyên gia Ruchiralai nói.
Ông giải thích thêm rằng ở Thái Lan hiện nay nhiều người cho rằng sau khi gia nhập CPTPP, Trung Quốc sẽ lập tức chiếm vị thế thống lĩnh ở đó, giống như trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
Trung Quốc sẽ giúp cân bằng lợi ích của Thái Lan và Việt Nam
Theo giả thiết của chuyên gia này, bên cạnh việc mở rộng quy mô khu vực mậu dịch tự do, sự tham gia của Trung Quốc vào Hiệp định sẽ giúp cân bằng lợi ích của Thái Lan và Việt Nam, đang là các đối tác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và RCEP, có quan hệ kinh tế-thương mại song phương đang phát triển, nhưng đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh của nhau trong việc cung cấp hải sản và gạo cho thị trường thế giới.
«Ngoài việc bản thân Trung Quốc vốn là thị trường khổng lồ dành cho gạo, hải sản và các mặt hàng xuất khẩu khác của Thái Lan và Việt Nam, sự hiện diện của Trung Quốc trong CPTPP sẽ tăng cao khả năng tự nhiên của cơ cấu này trong việc đạt thỏa thuận về điều kiện cung cấp thuận lợi cùng với các khu vực thương mại tự do lớn khác mà các nước thành viên của CPTPP đang có hiệp định riêng, thoả thuận riêng về thương mại tự do - chẳng hạn như với Liên minh châu Âu và EAEU», - chuyên gia nhận xét.
Chuyên gia cho rằng với sự gia nhập của Trung Quốc, CPTPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, song hành với RCEP, bao gồm một khối khổng lồ khác của nền kinh tế thế giới, và sự tham gia của Thái Lan vào khối này đang là yêu cầu điều cần thiết đối với đất nước.
Theo ông Ming-Ruchiralai, ngay từ ban đầu các doanh nghiệp tài chính, xuất khẩu và sản xuất của nước ông đã ủng hộ việc Thái Lan tham gia CPTPP.
«Ở Thái Lan, những người phản đối việc liên kết vào Hiệp định chủ yếu là đại diện giới kinh doanh nông nghiệp chuyên làm việc trên thị trường nội địa. Họ lo ngại viễn cảnh nông sản giảm giá mạnh và tương ứng là lãi suất do hệ quả nhập khẩu sản phẩm miễn thuế từ các nước thành viên CPTPP. Một thời gian dài họ đã thành công trong việc kiềm chế xét lại câu hỏi về phần tham gia của Thái Lan vào CPTPP, nhưng giờ đây khi Trung Quốc sẽ gia nhập Hiệp định thì cán cân đã nghiêng về phía ủng hộ CPTPP ở Thái Lan với ưu thế trọng lượng đáng kể», - ông Ming-Ruchiralai đánh giá.
Những nước nào tham gia CPTPP?
Trong thành phần Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương hiện tại gồm 11 nước: Australia, New Zealand, Canada, Chile, Mexico, Peru, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP vào ngày 16 tháng 9.
Còn RCEP gồm 10 nước ASEAN - Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia, cũng như 5 nước đối tác đối thoại ASEAN mà liên minh khu vực có hiệp định về thương mại tự do: Australia, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.