Điều ẩn sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNBộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Đăng ký
Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn mang nhiều mục đích và ý nghĩa quan trọng, hướng đến thắt chặt hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga trên mọi lĩnh vực.
Việc Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm Moskva khẳng định Liên bang Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hà Nội. Quan hệ Việt – Nga vững chắc bất chấp biến động của lịch sử.
Chuyến công du của người đứng đầu Bộ Ngoại giao lần này phát đi thông điệp về một Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, một đất nước có môi trường hòa bình, ổn định, trọng nghĩa tình và luôn hướng đến tương lai tốt đẹp.

Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga: Hiệu quả, thực chất

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, nhận lời mời của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 25-28/9.
© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov
Chuyến thăm mang ý nghĩa thiết thực, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội của hai nước.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Mục đích chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đến Nga
Quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga luôn được lãnh đạo cấp cao hai nước ưu tiên, duy trì, củng cố, thắt chặt và tăng cường ở mọi lĩnh vực, ghi nhận nhiều thành quả tích cực.
Việc trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp của hai nước vẫn liên tục diễn ra trong nhiều năm qua.
Từ năm 2020, bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại, hai bên vẫn suy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao song phương qua điện đàm và hội nghị trực tuyến giữa lãnh đạo hai nước.
Hai phía cũng duy trì nhiều cơ chế phối hợp và đối thoại như Đối thoại chiến lược ngoại giao - quốc phòng - an ninh thường niên cấp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao, Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng…
Ngoài ra, Việt Nam và Nga còn tổ chức các cuộc tham vấn chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao và cấp cục, vụ trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
Hai nước cũng hết sức ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố niềm tin ở châu Á (CICA)...
Về các vấn đề tranhh chấp trên Biển Đông, Nga ủng hộ lập trường của Việt Nam về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).
Đặc biệt, quan hệ kinh tế - thương mại là thành tố quan trọng bậc nhất làm nên mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á – Âu (trong đó có Nga là thành viên) mà Việt Nam ký kết đã mở ra cơ hội kinh doanh – đầu tư cho cả hai bên. Hiệp định này đã đi vào hiệu lực từ 10/2016.
Hai phía duy trì được đà tăng trưởng tích cực qua nhiều năm. Năm 2020, kim ngạch thương mại đạt 4,85 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2019. Trong nửa đầu năm 2021 đạt 2,6 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Tính đến hết năm 2019, Nga đứng thứ 25 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 137 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 943 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu bao gồm khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo...
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị trực tuyến cam kết hỗ trợ nhân đạo của ASEAN cho Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam thăm Nga vào cuối tháng 9
Ở chiều ngược lại, Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư vào thị trường Nga với tổng vốn gần 3 tỷ USD, chủ yếu là các dự ánLiên doanh dầu khí Rusvietpetro, Trung tâm Văn hóa - Thương mại Hà Nội - Moscow, và Chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH.
Năng lượng được xem là trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Việt. Gazprom và Rosneft là 2 trong số các tập đoàn dầu khí lớn của Nga đang triển khai nhiều dự án tại thềm lục địa Việt Nam.
Trong khi đó, Liên doanh Dầu khí Rusvietpetro cũng đang triển khai dự án khai thác dầu khí tại Khu tự trị Nenets, Nga, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng với đó, hai nước đang không ngừng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, giáo dục, văn hóa, du lịch.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, hai phía đã phối hợp tích cực nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là trong việc cung ứng và chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine Covid-19.
Lô Vaccine Sputnik V do Việt Nam đóng ống, gia công được phía Nga đánh giá đạt chất lượng, tạo tiền đề thúc đẩy việc nhà máy của Vabiotech tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V ngay trong nước, hướng đến giúp Hà Nội tự chủ về vaccine.

Quan hệ Việt - Nga hậu Covid-19 sẽ như thế nào?

Thông tin từ cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội hai nước, chuyến thăm chính thức tới Nga của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Nga tại Việt Nam đến trình Quốc thư - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tân Đại sứ Nga tại Việt Nam đến trình Quốc thư
Trước hết, đây là chuyến thăm chính thức tới Nga đầu tiên của một lãnh đạo trong Chính phủ Việt Nam kể từ khi đại dịch bùng phát.
Chuyến đi có thể xem là một bước chuẩn bị cho chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Nga trong thời gian tới.
Tiếp đó, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác về nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt là giữa hai Bộ Ngoại giao.
Chuyến thăm còn góp phần chuyển tải thông điệp về một Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, một đất nước có môi trường hòa bình, ổn định.
Chuyến đi cho thấy sự coi trọng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, khẳng định Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam.
Cuộc tiếp xúc và gặp gỡ hai bên sẽ giúp đề ra phương hướng và các biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, đưa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đi và chiều sâu, hiệu quả trên mọi lĩnh vực.
Đặc biệt, đây sẽ là cơ hội để tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc phòng chống dịch, thúc đẩy ngoại giao vaccine và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 cho Việt Nam.
Thông qua chuyến đi nằm, hai nước, hai chính phủ có thể đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch hậu Covid-19 nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch, thực hiện “mục tiêu kép”.
Đối với Việt Nam, chuyến đi của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn còn giúp mở rộng đối ngoại nhân dân, tận dụng lợi thế của cộng đồng người Việt đông đảo tại Nga (khoảng 60-80 nghìn người) làm cầu nối vững chắc, phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước.
Chuyến đi của Bộ trưởng Sơn cũng được kỳ vọng sẽ tạo xung lực mới để hai nước phát huy và nâng tầm những truyền thống hữu nghị tốt đẹp vốn có, cùng nhau vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế.

Quan hệ Việt – Nga vững chắc bất chấp biến động của lịch sử

Cần nhắc lại lịch sử rằng, Liên Bang Nga là quốc gia kế thừa Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết (Liên Xô), một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam.
Cả hai có truyền thống hữu nghị bền chặt và hợp tác lâu đời giữa hai nước, hai dân tộc.
Ngày 19 tháng 11 năm 2018. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp tại Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chúc mừng Đảng "Nước Nga Thống nhất" về chiến thắng trong cuộc bầu cử
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc và tự do tổ quốc, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ chí tình chí nghĩa từ người anh em Liên Xô, cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong sự đoàn kết của những người chiến sĩ cộng sản, Việt Nam đã được tiếp thêm sức mạnh để đi đến toàn thắng trong công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Với tình cảm đó, suốt hơn bảy thập niên qua, quan hệ chính trị Việt Nam - Nga liên tục được củng cố vững chắc bất chấp mọi biến động trên thế giới.
Đặc biệt, phải kể đến 3 cột mốc quan trọng nhằm kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống đặc biệt của Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ.
Năm 1994, hai nước ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị. Đây là nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.
Tiếp đó, năm 2001, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Đến năm 2012, hai bên quyết định nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, cấp quan hệ cao nhất của Việt Nam vào năm 2012.
Đại sứ Gennady Bezdetko - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2021
Sự “ăn ý” đặc biệt trong quan hệ Việt - Nga
Với những cái “đầu tiên” và “cao nhất” đó, mối quan hệ giữa Liên Bang Nga và Việt Nam đang tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ về cả chiều sâu lẫn chiều rộng vì lợi ích nhân dân hai nước.
Lịch sử đã chứng minh, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Nga là những người anh em lâu năm, là những người bạn đáng tin cậy.
Bằng những tình cảm trong sáng, tích cực, chân thành, hai nước Việt - Nga có thể cùng nhau vượt qua mọi thử thách để nối dài những trang sử vẻ vang về một mối quan hệ hữu nghị truyền thống luôn trường tồn với thời gian, biến chuyển khôn lường của dòng chảy chính trị thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала