https://kevesko.vn/20210929/buoc-ngoat-lon-trong-viec-rut-ngan-tien-trinh-tu-chu-vac-xin-phong-covid-19-cua-viet-nam-11128442.html
Bước ngoặt lớn trong việc rút ngắn tiến trình tự chủ vắc-xin phòng Covid-19 của Việt Nam
Bước ngoặt lớn trong việc rút ngắn tiến trình tự chủ vắc-xin phòng Covid-19 của Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Theo đại diện Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), từ hôm 24/9 công ty này bắt đầu đóng ống Sputnik V với số lượng lớn tại Việt Nam. Đối tác... 29.09.2021, Sputnik Việt Nam
2021-09-29T07:11+0700
2021-09-29T07:11+0700
2021-10-11T15:19+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
đại dịch covid-19
vaccine
tác giả
covid-19 tại việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/1d/11130182_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_c891ed86f45eb0ebce491be734d8a721.jpg
Sự kiện rất quan trọng và ý nghĩa, khi phòng chống COVID-19 tại Việt Nam đang diễn ra phức tạp và quyết liệt.Sputnik đã có cuộc phỏng vấn tiến sỹ Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, Tổng giám đốc của VABIOTECH về quá trình đi đến kết quả nói trên và về Sputnik V được đóng ống ở Việt Nam cũng như tiềm năng trở thành trung tâm vắc-xin trong khu vực.Việt Nam thành công ở lô sản xuất thử nghiệm, Nga phân tích và đánh giá đáp ứng yêu cầu quy chuẩnSputnik: Được biết, từ hôm nay 24/9 VABIOTECH bắt đầu đóng ống Sputnik V với số lượng lớn tại Việt Nam. Ông có thể cho đánh giá của mình về sự kiện này?TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:Có thể nói đây là một bước ngoặt lớn trong việc rút ngắn tiến trình tự chủ vắc-xin phòng Covid-19 tại Việt Nam. Chúng tôi đã thành công ở lô sản xuất thử nghiệm và đã được phía Nga phân tích và đánh giá đáp ứng yêu cầu quy chuẩn. Đây cũng chính là yếu tố quyết định để phía Nga chấp thuận cho VABIOTECH sản xuất vắc-xin Sputnik V từ bán thành phẩm với số lượng lớn tại Việt Nam. Việc tự chủ sản xuất được vắc-xin với số lượng lớn giúp cho Việt Nam chủ động và nhanh chóng trong việc triển khai chương trình tiêm chủng toàn dân, khống chế tốt dịch bệnh và sớm vực dậy nền kinh tế. Bên cạnh đó, nó cũng mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vắc-xin của khu vực và thế giới trong tương lai.“Vạn sự khởi đầu nan”Sputnik: Quá trình đi tới kết quả ngày hôm nay phức tạp và khó khăn không, thưa ông? Ông có thể chia sẻ với Sputnik về tiến trình này?TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:Phức tạp và khó khăn thì chắc chắn rồi, “Vạn sự khởi đầu nan” mà! Nhưng trước hết, tôi muốn nói là chúng tôi có được thuận lợi từ sự ủng hộ và hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình đàm phán với đối tác Nga để thực hiện Dự án. Đồng thời phía đối tác Nga cũng đánh giá cao năng lực của chúng tôi và nỗ lực xúc tiến hợp tác Dự án này. Có thể nói đây là những yếu tố quyết định để chúng tôi nhanh chóng đi tới kết quả ngày hôm nay. Quay trở lại với những khó khăn ban đầu, đó là trong một thời gian ngắn, các cán bộ của chúng tôi phải tiếp cận và chuyển giao hàng trăm quy trình sản xuất của phía Nga, nghiên cứu để có thể nhanh chóng triển khai công tác sản xuất. Việc mua sắm các trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, trong khi tiến độ thì không cho phép bất cứ một sự chậm trễ nào. Chúng tôi đã hết sức nỗ lực và sự nỗ lực của chúng tôi đã thực sự được đền đáp với kết quả ngày hôm nay.Khoảng 5 triệu liều sản xuất/tháng, tiến tới tăng qui mô sản xuất lên 100 triệu liều/nămSputnik: Ông có thể nói gì về quy mô gia công?TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:Trước mắt, chúng tôi sẽ sử dụng nhà xưởng và trang thiết bị hiện có với quy mô ước tính khoảng 5 triệu liều sản xuất/ tháng. Tiến tới có thể tăng quy mô sản xuất lên 100 triệu liều/năm. Việc tăng quy mô sản xuất sẽ được thực hiện ở giai 2 của Dự án là đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới, dự kiến vào năm 2022.Sputnik: Với quy mô như vậy thì việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng đã được thực hiện như thế nào?TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:Trước tiên chúng tôi phải sắp xếp kế hoạch sản xuất để dành cơ sở vật chất cho chiến dịch sản xuất vắc-xin Sputnik V tại VABIOTECH. Chúng tôi tiến hành mua sắm thêm một số máy móc thiết bị và bố trí lại quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu của công nghệ sản xuất vắc xin mới này. Việc mua sắm và các thay đổi diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, do vậy đã gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, VABIOTECH khẳng định có thể đáp ứng được các yêu cầu về sản lượng và chất lượng sản phẩm theo đúng quy mô sản xuất dự tính.Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành trung tâm vắc-xin của khu vực và thế giớiSputnik: Sputnik V sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng ở Việt Nam. VABIOTECH có dự kiến cung cấp cho các nước khu vực Đông Nam Á?TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:Tại Việt Nam, vắc-xin Sputnik V đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 23 tháng 3 năm 2021.Theo kế hoạch, vắc-xin Sputnik V do VABIOTECH sản xuất sẽ được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng toàn dân.Như tôi đã chia sẻ ở trên, việc tự chủ sản xuất vắc-xin với số lượng lớn cũng mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vắc-xin của khu vực và thế giới trong tương lai. Trong khi đó, năng lực nội tại của ngành sản xuất vắc-xin Việt Nam cũng rất đáng tự hào. Phía Nga đã thẩm định và đánh giá rằng, vắc-xin của nhà sản xuất tại Việt Nam đã đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu. Với việc hợp tác sản xuất vắc-xin với Nga, Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành trung tâm vắc-xin của khu vực và thế giới, giúp vắc-xin được xuất khẩu tới các quốc gia khác một cách thuận lợi và nhanh chóng.Sputnik: Chân thành cảm ơn ông Đỗ Tuấn Đạt vì cuộc trao đổi rất thú vị. Chúc Việt Nam thành công!
https://kevesko.vn/20210927/dai-su-dang-minh-khoi-viet-nam-dang-dan-tro-thanh-trung-tam-san-xuat-vaccine-sputnik-v-o-dong-nam-a-11122292.html
https://kevesko.vn/20210927/viet-nam-co-ke-hoach-bat-dau-dong-chai-sputnik-v-cong-suat-du-kien-5-trieu-lieu-moi-thang-11121543.html
https://kevesko.vn/20210910/nga-danh-gia-vaccine-sputnik-v-do-viet-nam-gia-cong-dat-chuan-chat-luong-11061694.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/09/1d/11130182_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_090004b4386a345069a4817b0054e5de.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, vaccine, tác giả, covid-19 tại việt nam
việt nam, quan điểm-ý kiến, vaccine, tác giả, covid-19 tại việt nam
Bước ngoặt lớn trong việc rút ngắn tiến trình tự chủ vắc-xin phòng Covid-19 của Việt Nam
07:11 29.09.2021 (Đã cập nhật: 15:19 11.10.2021) Theo đại diện Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), từ hôm 24/9 công ty này bắt đầu đóng ống Sputnik V với số lượng lớn tại Việt Nam. Đối tác Nga đã chuyển số lượng lớn bán thành phẩm vắc-xin để bắt đầu sản xuất. Sputnik V được đóng ống ở Việt Nam sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng tại Việt Nam.
Sự kiện rất quan trọng và ý nghĩa, khi phòng chống COVID-19 tại Việt Nam đang diễn ra phức tạp và quyết liệt.
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn tiến sỹ Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, Tổng giám đốc của VABIOTECH về quá trình đi đến kết quả nói trên và về Sputnik V được đóng ống ở Việt Nam cũng như tiềm năng trở thành trung tâm vắc-xin trong khu vực.
Việt Nam thành công ở lô sản xuất thử nghiệm, Nga phân tích và đánh giá đáp ứng yêu cầu quy chuẩn
Sputnik: Được biết, từ hôm nay 24/9 VABIOTECH bắt đầu đóng ống Sputnik V với số lượng lớn tại Việt Nam. Ông có thể cho đánh giá của mình về sự kiện này?
TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:
27 Tháng Chín 2021, 16:24
Có thể nói đây là một bước ngoặt lớn trong việc rút ngắn tiến trình tự chủ vắc-xin phòng Covid-19 tại Việt Nam. Chúng tôi đã thành công ở lô sản xuất thử nghiệm và đã được phía Nga phân tích và đánh giá đáp ứng yêu cầu quy chuẩn. Đây cũng chính là yếu tố quyết định để phía Nga chấp thuận cho VABIOTECH sản xuất
vắc-xin Sputnik V từ bán thành phẩm với số lượng lớn tại Việt Nam. Việc tự chủ sản xuất được vắc-xin với số lượng lớn giúp cho Việt Nam chủ động và nhanh chóng trong việc triển khai chương trình tiêm chủng toàn dân, khống chế tốt dịch bệnh và sớm vực dậy nền kinh tế. Bên cạnh đó, nó cũng mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vắc-xin của khu vực và thế giới trong tương lai.
Sputnik: Quá trình đi tới kết quả ngày hôm nay phức tạp và khó khăn không, thưa ông? Ông có thể chia sẻ với Sputnik về tiến trình này?
TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:
27 Tháng Chín 2021, 13:42
Phức tạp và khó khăn thì chắc chắn rồi, “Vạn sự khởi đầu nan” mà! Nhưng trước hết, tôi muốn nói là chúng tôi có được thuận lợi từ sự ủng hộ và hỗ trợ của Chính phủ,
Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình đàm phán với đối tác Nga để thực hiện Dự án. Đồng thời phía đối tác Nga cũng đánh giá cao năng lực của chúng tôi và nỗ lực xúc tiến hợp tác Dự án này. Có thể nói đây là những yếu tố quyết định để chúng tôi nhanh chóng đi tới kết quả ngày hôm nay. Quay trở lại với những khó khăn ban đầu, đó là trong một thời gian ngắn, các cán bộ của chúng tôi phải tiếp cận và chuyển giao hàng trăm quy trình sản xuất của phía Nga, nghiên cứu để có thể nhanh chóng triển khai công tác sản xuất. Việc mua sắm các trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, trong khi tiến độ thì không cho phép bất cứ một sự chậm trễ nào. Chúng tôi đã hết sức nỗ lực và sự nỗ lực của chúng tôi đã thực sự được đền đáp với kết quả ngày hôm nay.
Khoảng 5 triệu liều sản xuất/tháng, tiến tới tăng qui mô sản xuất lên 100 triệu liều/năm
Sputnik: Ông có thể nói gì về quy mô gia công?
TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:
Trước mắt, chúng tôi sẽ sử dụng nhà xưởng và trang thiết bị hiện có với quy mô ước tính khoảng 5 triệu liều sản xuất/ tháng. Tiến tới có thể tăng quy mô sản xuất lên 100 triệu liều/năm. Việc tăng quy mô sản xuất sẽ được thực hiện ở giai 2 của Dự án là đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới, dự kiến vào năm 2022.
Sputnik: Với quy mô như vậy thì việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng đã được thực hiện như thế nào?
TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:
Trước tiên chúng tôi phải sắp xếp kế hoạch sản xuất để dành cơ sở vật chất cho chiến dịch sản xuất vắc-xin Sputnik V tại VABIOTECH. Chúng tôi tiến hành mua sắm thêm một số máy móc thiết bị và bố trí lại quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu của công nghệ sản xuất vắc xin mới này. Việc mua sắm và các thay đổi diễn ra trong bối cảnh
dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, do vậy đã gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, VABIOTECH khẳng định có thể đáp ứng được các yêu cầu về sản lượng và chất lượng sản phẩm theo đúng quy mô sản xuất dự tính.
Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành trung tâm vắc-xin của khu vực và thế giới
Sputnik: Sputnik V sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng ở Việt Nam. VABIOTECH có dự kiến cung cấp cho các nước khu vực Đông Nam Á?
TS Đỗ Tuấn Đạt - Chủ tịch, TGĐ VABIOTECH:
10 Tháng Chín 2021, 20:04
Tại Việt Nam, vắc-xin Sputnik V đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 23 tháng 3 năm 2021.
Theo kế hoạch, vắc-xin Sputnik V do VABIOTECH sản xuất sẽ được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng toàn dân.
Như tôi đã chia sẻ ở trên, việc tự chủ sản xuất vắc-xin với số lượng lớn cũng mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vắc-xin của khu vực và thế giới trong tương lai. Trong khi đó, năng lực nội tại của ngành
sản xuất vắc-xin Việt Nam cũng rất đáng tự hào. Phía Nga đã thẩm định và đánh giá rằng, vắc-xin của nhà sản xuất tại Việt Nam đã đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu. Với việc hợp tác sản xuất vắc-xin với Nga, Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành trung tâm vắc-xin của khu vực và thế giới, giúp vắc-xin được xuất khẩu tới các quốc gia khác một cách thuận lợi và nhanh chóng.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông Đỗ Tuấn Đạt vì cuộc trao đổi rất thú vị. Chúc Việt Nam thành công!