Bão dồn dập xuất hiện ở Biển Đông, nguyên nhân vì sao?

© Ảnh : TTXVN - Phạm Khánh LyCơn bão số 8 (Kompasu)
Cơn bão số 8 (Kompasu) - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chỉ một ngày sau khi bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiến vào đất liền Bắc Trung Bộ, Biển Đông hứng thêm cơn bão số 8 (Kompasu) với tốc độ di chuyển rất nhanh, có thể đạt cấp 11. Nguyên nhân khiến bão xuất hiện dồn dập ở Biển Đông thời gian gần đây là gì?

Bão số 8 di chuyển rất nhanh, có thể đạt cấp 11

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 8 là cơn bão có hoàn lưu gió mạnh cấp 6 rất lớn, vì vậy, tốc độ di chuyển của bão sẽ nhanh, có thể đạt cấp 11 khi tới khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Khi vào gần khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có thể giảm 2 - 3 cấp do ảnh hưởng từ không khí lạnh và địa hình. Quan sát trên ảnh mây vệ tinh cho thấy hoàn lưu mây bão rất rộng lên tới hàng nghìn cây số.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành xem sơ đồ đường đi của bão số 7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2021
Bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, Kompasu có khả năng tiến vào Biển Đông
Bão Kompasu sẽ bắt đầu gây mưa to cho khu vực Thanh Hóa tới Quảng Nam từ ngày 13/10 và mưa rất to, gió mạnh từ đêm 13/10 đến ngày 14/10. Ngay từ lúc này, người dân những khu vực vừa chịu ảnh hưởng bởi bão số 6 và số 7 cần thường xuyên cập nhật liên tục thông tin về cơn bão từ chính quyền địa phương.
Thứ trưởng Lê Công Thành, Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị cần bám sát vào diễn biến của cơn bão số 8, từ đó đưa ra những nhận định kịp thời trong những ngày tới.
Tối qua 11/10, bão Kompasu đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 8. Sáng 12/10, dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 16-19 độ vĩ Bắc nối với cơn bão số 8, lúc 1h có vị trí ở khoảng 18,9 độ vĩ Bắc, 119,9 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 950km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12. Không khí lạnh có cường độ ổn định.
Tàu cá gặp nạn trên biển trong thời tiết nguy hiểm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Đại dịch COVID-19
Miền Trung gian nan vừa chống dịch Covid-19, vừa chống bão lũ
Do tác động của các hình thái thời tiết trên, ngày và đêm 12/10, Vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc đến Bắc mạnh cấp 6, phía Bắc đêm tăng lên cấp 7, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2-3m, biển động.
Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoảng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua có gió mạnh cấp 10, sau tăng lên cấp 11, giật cấp 13, sóng biển cao từ 5-7m, biển động dữ dội.
Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió Tây Bắc, từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-4m, biển động. Vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận và khu vực giữa Biển Đông có gió Tây đến Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao từ 2-3m, biển động.
Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro do gió mạnh trên biển cấp 2, riêng khu vực Bắc Biển Đông cấp 3.
Dự báo trên đất liền, từ 13-15/10, Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng; từ ngày 16/10, có khả năng dịch xuống phía Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Ngày 12/10, mưa lớn sẽ tập trung vào chiều và tối, khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Vì sao bão dồn dập xuất hiện ở Biển Đông?

Chỉ một ngày sau khi bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiến vào đất liền Bắc Trung Bộ, Biển Đông hứng thêm cơn bão số 8 (Kompasu). Đến ngày 16-17/10, khu vực có thể đón thêm cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới mới.
Với các xoáy thuận nhiệt đới dồn dập vào Biển Đông, miền Trung đứng trước nguy cơ của một đợt mưa lớn cực đoan 7 ngày tới.
Bình Định: Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào bờ trú tránh bão số 6 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Biển Đông sắp đón bão, tỉnh Quảng Nam đầu tư gần 100 tỷ nâng cấp âu thuyền
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), nhận định tháng 10 là thời điểm xuất hiện áp thấp nhiệt đới và bão nhiều nhất trong năm.
Vì vậy, việc các cơn bão vào Biển Đông liên tục thời gian này là theo quy luật. Bão, áp thấp nhiệt đới dồn dập kèm không khí lạnh sẽ tạo thành tổ hợp gây mưa điển hình cho các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ.
Theo chuyên gia Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương dần chuyển sang pha lạnh (La Nina). Hiện tượng này duy trì cường độ yếu đến hết năm.
Một trong những yếu tố khiến bão vào Biển Đông dồn dập là trong những năm có La Nina, mùa bão thường diễn biến cực đoan.
Chuyên gia cũng cho biết vào tháng 10, ngoài bão ở Biển Đông thì phía bắc còn có sự hoạt động của không khí lạnh. Đây là tổ hợp hình thế thời tiết rất bất lợi. Bão vào kèm theo không khí lạnh, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, các đợt mưa lớn ở miền Trung sẽ dồn dập và kéo dài.
Chuyên gia cảnh báo bão Kompasu gây thời tiết xấu ở hầu khắp khu vực Biển Đông. Vì vậy, ngư dân không nên ra khơi thời điểm này khi bão vào đất liền, một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới mới tiếp tục hình thành ngay trên Biển Đông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала