https://kevesko.vn/20211012/who-noi-ve-moi-de-doa-chinh-doi-voi-cuoc-song-va-suc-khoe-nhan-loai-12067670.html
WHO nói về mối đe dọa chính đối với cuộc sống và sức khỏe nhân loại
WHO nói về mối đe dọa chính đối với cuộc sống và sức khỏe nhân loại
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Biến đổi khí hậu và những hậu quả thảm khốc của nó đã được chứng minh là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với cuộc sống và sức khỏe con... 12.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-12T12:10+0700
2021-10-12T12:10+0700
2021-10-12T12:10+0700
thiên nhiên
who
đe dọa
biến đổi khí hậu
https://cdn.img.kevesko.vn/img/795/23/7952305_0:512:2730:2048_1920x0_80_0_0_b5a22a53354c949b53396511b9a4f3b4.jpg
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng 90% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí quá ô nhiễm và khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, gây ra hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Báo cáo của WHO sẽ được công bố trước Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26) khai mạc ngày 30 tháng 10 tại Glasgow, Scotland, trong đó sẽ có các khuyến nghị đối với chính phủ các nước để giải quyết khủng hoảng khí hậu.Cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậuWHO kêu gọi các nguyên thủ quốc gia vào năm 2030 áp dụng lệnh cấm bán ô tô sử dụng động cơ đốt trong và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang ô tô chạy bằng nhiên liệu hydro hoặc điện, - theo các nhà nghiên cứu, điều này sẽ cải thiện chất lượng không khí, giảm số lượng các chứng bệnh về hô hấp và tim mạch, giảm số lượng chấn thương trong các vụ tai nạn giao thông. Cùng thời hạn đó chính phủ các nước cần phải từ bỏ việc sử dụng than đá, và đến năm 2025 thì chấm dứt tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch trong và ngoài nước.Ngoài ra, WHO kêu gọi phối hợp các biện pháp phục hồi kinh tế khắc phục hậu quả đại dịch coronavirus với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris - ý nói về mục tiêu giữ cho nhiệt độ tăng trung bình ở mức khoảng 1,5 độ C so với mức trong thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà phân tích tại Chatham House cho biết cơ hội đạt được kết quả đó chưa đến một phần trăm với những nỗ lực hiện tại của các quốc gia nhằm giảm lượng khí thải. Nếu các nước không tích cực chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu thì sẽ có nhiều thiệt hại về sinh mạng do các đợt nắng nóng, do thiếu lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt và các điều kiện vệ sinh.
https://kevesko.vn/20210913/cuoc-chien-chong-lai-bien-doi-khi-hau-dang-rat-can-tien-11068276.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/795/23/7952305_0:0:2730:2048_1920x0_80_0_0_9309cf59a18b7668ef6ef70af2c7d844.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thiên nhiên, who, đe dọa, biến đổi khí hậu
thiên nhiên, who, đe dọa, biến đổi khí hậu
WHO nói về mối đe dọa chính đối với cuộc sống và sức khỏe nhân loại
MOSKVA (Sputnik) - Biến đổi khí hậu và những hậu quả thảm khốc của nó đã được chứng minh là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với cuộc sống và sức khỏe con người. Theo báo cáo mới được công bố của WHO, các thảm họa thiên nhiên đang giết chết hàng nghìn người và phá hoại hệ thống y tế vào đúng thời điểm cần đến nó nhất.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng 90% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí quá ô nhiễm và khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, gây ra hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Báo cáo của WHO sẽ được công bố trước Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26) khai mạc ngày 30 tháng 10 tại Glasgow, Scotland, trong đó sẽ có các khuyến nghị đối với chính phủ các nước
để giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu
WHO kêu gọi các nguyên thủ quốc gia vào năm 2030 áp dụng lệnh cấm bán ô tô sử dụng động cơ đốt trong và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang ô tô chạy bằng nhiên liệu hydro hoặc điện, - theo các nhà nghiên cứu, điều này sẽ cải thiện chất lượng không khí, giảm số lượng các chứng bệnh về hô hấp và tim mạch, giảm số lượng chấn thương trong các vụ tai nạn giao thông. Cùng thời hạn đó chính phủ các nước cần phải từ bỏ việc sử dụng than đá, và đến năm 2025 thì chấm dứt tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch trong và ngoài nước.
13 Tháng Chín 2021, 14:01
Ngoài ra, WHO kêu gọi phối hợp các biện pháp phục hồi kinh tế khắc phục hậu quả đại dịch coronavirus
với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris - ý nói về mục tiêu giữ cho nhiệt độ tăng trung bình ở mức khoảng 1,5 độ C so với mức trong thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà phân tích tại Chatham House cho biết cơ hội đạt được kết quả đó chưa đến một phần trăm với những nỗ lực hiện tại của các quốc gia nhằm giảm lượng khí thải. Nếu các nước không tích cực chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu thì sẽ có nhiều thiệt hại về sinh mạng do các đợt nắng nóng, do thiếu lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt và các điều kiện vệ sinh.