https://kevesko.vn/20211016/thai-lan-khung-hoang-cua-che-do-quan-chu-12129606.html
Thái Lan: khủng hoảng của chế độ quân chủ
Thái Lan: khủng hoảng của chế độ quân chủ
Sputnik Việt Nam
Sau khi quốc vương Rama IX qua đời ở tuổi 88 vào tháng 10 năm 2016, cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ đã được cộng thêm vào cuộc khủng hoảng chính trị... 16.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-16T10:07+0700
2021-10-16T10:07+0700
2022-01-12T16:12+0700
thế giới
quan điểm-ý kiến
chế độ quân chủ tự xưng
tác giả
thái lan
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/0f/12131125_0:0:2806:1578_1920x0_80_0_0_fbd73a99b7cb15d1bdf2c583edbc078e.jpg
Vào cuối đời của Rama IX, mô hình quyền lực và chế độ quân chủ gắn liền với hình ảnh của ông đã bắt đầu gây ra sự bất mãn trong một bộ phận xã hội vì ông vẫn cố gắng gìn giữ những nét cổ xưa. Và kể từ năm ngoái, sự bất mãn này đã trở nên khá cụ thể - phong trào thanh niên Thái Lan đòi cải tổ chế độ quân chủ.Bà Irina Lipilina, chuyên gia uy tín của Nga về các vấn đề Thái Lan, chia sẻ suy nghĩ về nội dung này trong cuộc phỏng vấn hãng Sputnik:Rama IX - nhà vua được sùng bái gần như một vị thầnMô hình chế độ quân chủ phát triển dưới thời Rama IX dựa trên ý tưởng về bản chất đạo đức, tính thiêng liêng của quyền lực hoàng gia và tính ưu việt của nó so với các mô hình chính quyền khác. Đã ra đời khái niệm quyền lực - cái gọi là "nền dân chủ Thái Lan" được cho là vốn có trong chế độ nhà nước Thái Lan. Theo quan niệm này, chỉ có nhà vua làm chuẩn mực đạo đức mới có thể bảo đảm nền dân chủ, vì ông ấy đại diện cho lợi ích của người dân ở mức độ lớn hơn so với các chính trị gia được lựa chọn. Một bộ máy tuyên truyền mạnh mẽ đã làm việc để tạo ra hình ảnh lý tưởng của Rama IX. Đối với nhiều người dân Thái, nhà vua được sùng bái gần như một thần linh. Mọi thứ bằng cách này hay cách khác liên quan đến nhà vua đều trở thành đối tượng được tôn thờ.Rama X - nhà vua không có uy tínMô hình này không hoạt động dưới thời quốc vương mới của Thái Lan Rama X kế vị vua cha Bhumibol Adulyadej. Vị vua mới, người già trên 70 tuổi, khi còn là thái tử, đã nổi tiếng là một người ăn chơi, có tính khí bất thường tới lập dị, có lối sống xa hoa - nghĩa là một nhân vật không tương xứng với hình ảnh vị vua của một đất nước với các giá trị truyền thống. Rama X không có uy tín cao như cha mình. Mọi nỗ lực thảo luận về nhân cách của vị vua mới, đặc biệt là những lời chỉ trích đều bị dập tắt. Mấy trăm người đã lên tiếng chống lại ông ta hoặc thiếu tôn trọng ông ta đã vào tù.Chuyên gia Irina Lipilina nói tiếp: Ở Thái Lan, ý tưởng về chủ nghĩa gia trưởng như một đặc điểm của chế độ quân chủ đã được duy trì trong nhiều năm. Ở một đất nước không có an sinh xã hội, quốc vương Bhumibol Adulyadej đã là người bảo trợ cho những người bị thiệt thòi. Để đạt được mục tiêu này, Rama IX, người đã không rời khỏi đất nước từ đầu những năm 60, đến thăm những vùng hẻo lánh nhất trong nước và ở khắp mọi nơi ông đã cung cấp hỗ trợ cụ thể, tham gia vào các hoạt động từ thiện. Các dự án của Rama IX trong lĩnh vực nông nghiệp, cải tạo đất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hỗ trợ các nghề thủ công đều nhằm giúp đỡ những người nghèo nhất trong nước.Đối với tân vương, vai trò này không phù hợp với sở thích của ông. Hơn nữa, ông ấy dành phần lớn thời gian ở nước ngoài. Để tránh đại dịch COVID-19, vua Rama X thuê riêng hẳn một khách sạn sang trọng ở Bavaria, Đức, kể từ đầu năm ngoái. Đồng thời, ông tập trung quyền lực vô hạn trong tay: kiểm soát chính phủ và quốc hội, tự mình quản lý khối tài sản khổng lồ của hoàng gia, ước tính trị giá khoảng 50-60 tỷ USD, nắm quyền chỉ huy cá nhân đối với tất cả các đơn vị quân đội đóng tại Bangkok.Những vấn đề được đặt ra trước chế độ quân chủ Thái LanHình ảnh không phù hợp với thực tiễn bắt đầu gây ra làn sóng phản đối trong xã hội Thái Lan. Những người tham gia các cuộc biểu tình là thế hệ Millennials hay còn gọi là thế hệ Y. Họ không bị ảnh hưởng bởi bộ máy tuyên truyền nhà nước vốn đề cao vai trò của nhà vua và kêu gọi người dân ca tụng nhà vua. Những người biểu tình đã lớn lên khi Rama IX bị ốm nặng và biến mất khỏi không gian truyền thông.Tuy nhiên, vấn đề đang được đặt ra là quan trọng hơn nhiều so với danh tính của Rama X. Vấn đề cốt yếu của chế độ quân chủ Thái Lan là tính cách cổ xưa và phi dân chủ của nó. Giới bất đồng chính kiến ở Thái Lan đang thảo luận về khả năng cải tổ chế độ quân chủ. Các cuộc biểu tình của giới trẻ cho thấy rõ điều này. Phong trào do sinh viên lãnh đạo kêu gọi bãi bỏ quyền miễn trừ tư pháp của nhà vua và luật về việc xúc phạm nhà vua, kiểm tra việc chi tiêu ngân sách công cho nhà vua, kiểm toán số tài sản hoàng gia, tước bỏ quyền lực chính trị của nhà vua, chấm dứt tuyên truyền nhằm tôn cao nhà vua, điều tra các trường hợp bắt bớ những người chỉ trích nhà vua ... Tình hình càng trầm trọng hơn bởi vì vấn đề thừa kế không hề dễ dàng. Thái tử mắc bệnh u xơ thần kinh. Vì vậy, tương lai của chế độ quân chủ Thái Lan có vẻ mù mịt.Hiện nay, người dân Thái Lan chưa sẵn sàng chấp nhận một chương trình nghị sự chống chế độ quân chủ, - chuyên gia Nga nói. - Trên thực tế, nội dung này không được thảo luận trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sau khi quân đội đảo chính và nắm quyền vào năm 2014, trong khi Thái lan vẫn duy trì các biện pháp hạn chế liên quan đến sự lây lan của đại dịch covid. Tuy nhiên, một thay đổi quan trọng đã diễn ra - kể từ đầu năm ngoái, việc thảo luận công khai về chế độ quân chủ không còn là điều cấm kỵ ở Thái Lan. Có vẻ như mô hình quân chủ dựa trên việc coi nhà vua như thần thánh không còn có tác dụng. Mọi người có thể thấy rằng, việc duy trì những nét cổ xưa đã trở nên lạc hậu trong thời đại toàn cầu hóa và không gian mạng toàn cầu, điều đó đang kìm hãi sự phát triển của đất nước và không phù hợp với một bộ phận của xã hội. Trong điều kiện mới, hệ thống chính trị phải thay đổi, tiếp thu những nét hiện đại hơn. Và lớp trẻ mới dám nói công khai về điều đó.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20210304/ca-si-thai-lan-doi-mat-15-nam-tu-vi-dot-chan-dung-nha-vua-10171157.html
https://kevesko.vn/20161013/nha-vua-thai-lan-bhumibol-adulyadej-ta-the-2483258.html
thái lan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/0f/12131125_258:0:2806:1911_1920x0_80_0_0_8c9a245e2771bcde9c9de9f1edaffcf8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
thế giới, quan điểm-ý kiến, chế độ quân chủ tự xưng, tác giả, thái lan
thế giới, quan điểm-ý kiến, chế độ quân chủ tự xưng, tác giả, thái lan
Thái Lan: khủng hoảng của chế độ quân chủ
10:07 16.10.2021 (Đã cập nhật: 16:12 12.01.2022) Sau khi quốc vương Rama IX qua đời ở tuổi 88 vào tháng 10 năm 2016, cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ đã được cộng thêm vào cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ đầu những năm 2000.
Vào cuối đời của Rama IX, mô hình quyền lực và chế độ quân chủ gắn liền với hình ảnh của ông đã bắt đầu gây ra sự bất mãn trong một bộ phận xã hội vì ông vẫn cố gắng gìn giữ những nét cổ xưa. Và kể từ năm ngoái, sự bất mãn này đã trở nên khá cụ thể - phong trào thanh niên Thái Lan đòi cải tổ chế độ quân chủ.
Bà Irina Lipilina, chuyên gia uy tín của Nga về các vấn đề Thái Lan, chia sẻ suy nghĩ về nội dung này trong cuộc phỏng vấn hãng Sputnik:
Rama IX - nhà vua được sùng bái gần như một vị thần
Mô hình chế độ quân chủ phát triển dưới thời Rama IX dựa trên ý tưởng về bản chất đạo đức, tính thiêng liêng của quyền lực hoàng gia và tính ưu việt của nó so với các mô hình chính quyền khác. Đã ra đời khái niệm quyền lực - cái gọi là "nền dân chủ Thái Lan" được cho là
vốn có trong chế độ nhà nước Thái Lan. Theo quan niệm này, chỉ có nhà vua làm chuẩn mực đạo đức mới có thể bảo đảm nền dân chủ, vì ông ấy đại diện cho lợi ích của người dân ở mức độ lớn hơn so với các chính trị gia được lựa chọn. Một bộ máy tuyên truyền mạnh mẽ đã làm việc để tạo ra hình ảnh lý tưởng của Rama IX. Đối với nhiều người dân Thái, nhà vua được sùng bái gần như một thần linh. Mọi thứ bằng cách này hay cách khác liên quan đến nhà vua đều trở thành đối tượng được tôn thờ.
Rama X - nhà vua không có uy tín
Mô hình này không hoạt động
dưới thời quốc vương mới của Thái Lan Rama X kế vị vua cha Bhumibol Adulyadej. Vị vua mới, người già trên 70 tuổi, khi còn là thái tử, đã nổi tiếng là một người ăn chơi, có tính khí bất thường tới lập dị, có lối sống xa hoa - nghĩa là một nhân vật không tương xứng với hình ảnh vị vua của một đất nước với các giá trị truyền thống. Rama X không có uy tín cao như cha mình. Mọi nỗ lực thảo luận về nhân cách của vị vua mới, đặc biệt là những lời chỉ trích đều bị dập tắt. Mấy trăm người đã lên tiếng chống lại ông ta hoặc thiếu tôn trọng ông ta đã vào tù.
Chuyên gia Irina Lipilina nói tiếp: Ở Thái Lan, ý tưởng về chủ nghĩa gia trưởng như một đặc điểm của chế độ quân chủ đã được duy trì trong nhiều năm. Ở một đất nước không có an sinh xã hội, quốc vương Bhumibol Adulyadej đã là người bảo trợ cho những người bị thiệt thòi. Để đạt được mục tiêu này, Rama IX, người đã không rời khỏi đất nước từ đầu những năm 60, đến thăm những vùng hẻo lánh nhất trong nước và ở khắp mọi nơi ông đã cung cấp hỗ trợ cụ thể, tham gia vào các hoạt động từ thiện. Các dự án của Rama IX trong lĩnh vực nông nghiệp, cải tạo đất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hỗ trợ các nghề thủ công đều nhằm giúp đỡ những người nghèo nhất trong nước.
Đối với tân vương, vai trò này không phù hợp với sở thích của ông. Hơn nữa, ông ấy dành phần lớn thời gian ở nước ngoài
. Để tránh đại dịch COVID-19, vua Rama X thuê riêng hẳn một khách sạn sang trọng ở Bavaria, Đức, kể từ đầu năm ngoái. Đồng thời, ông tập trung quyền lực vô hạn trong tay: kiểm soát chính phủ và quốc hội, tự mình quản lý khối tài sản khổng lồ của hoàng gia, ước tính trị giá khoảng 50-60 tỷ USD, nắm quyền chỉ huy cá nhân đối với tất cả các đơn vị quân đội đóng tại Bangkok.
Những vấn đề được đặt ra trước chế độ quân chủ Thái Lan
Hình ảnh không phù hợp với thực tiễn bắt đầu gây ra làn sóng phản đối trong xã hội Thái Lan. Những người tham gia các cuộc biểu tình là thế hệ Millennials hay còn gọi là thế hệ Y. Họ không bị ảnh hưởng bởi bộ máy tuyên truyền nhà nước vốn đề cao vai trò của nhà vua và kêu gọi người dân ca tụng nhà vua. Những người biểu tình đã lớn lên
khi Rama IX bị ốm nặng và biến mất khỏi không gian truyền thông.
Tuy nhiên, vấn đề đang được đặt ra là quan trọng hơn nhiều so với danh tính của Rama X. Vấn đề cốt yếu của chế độ quân chủ Thái Lan là tính cách cổ xưa và phi dân chủ của nó. Giới bất đồng chính kiến ở Thái Lan đang thảo luận về khả năng cải tổ chế độ quân chủ. Các cuộc biểu tình của giới trẻ cho thấy rõ điều này. Phong trào do sinh viên lãnh đạo kêu gọi bãi bỏ quyền miễn trừ tư pháp của nhà vua và luật về việc xúc phạm nhà vua, kiểm tra việc chi tiêu ngân sách công cho nhà vua, kiểm toán số tài sản hoàng gia, tước bỏ quyền lực chính trị của nhà vua, chấm dứt tuyên truyền nhằm tôn cao nhà vua, điều tra các trường hợp bắt bớ những người chỉ trích nhà vua ... Tình hình càng trầm trọng hơn bởi vì vấn đề thừa kế không hề dễ dàng. Thái tử mắc bệnh u xơ thần kinh. Vì vậy, tương lai của chế độ quân chủ Thái Lan có vẻ mù mịt.
13 Tháng Mười 2016, 18:53
Hiện nay, người dân Thái Lan chưa sẵn sàng chấp nhận một chương trình nghị sự chống chế độ quân chủ, - chuyên gia Nga nói. - Trên thực tế, nội dung này không được thảo luận trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sau khi quân đội đảo chính và nắm quyền vào năm 2014, trong khi Thái lan vẫn duy trì các biện pháp hạn chế liên quan đến sự lây lan của đại dịch covid. Tuy nhiên, một thay đổi quan trọng đã diễn ra - kể từ đầu năm ngoái, việc thảo luận công khai về chế độ quân chủ không còn là điều cấm kỵ ở Thái Lan. Có vẻ như mô hình quân chủ dựa trên việc coi nhà vua như thần thánh không còn có tác dụng. Mọi người có thể thấy rằng, việc duy trì những nét cổ xưa đã trở nên lạc hậu trong thời đại toàn cầu hóa và không gian mạng toàn cầu, điều đó đang kìm hãi sự phát triển của đất nước và không phù hợp với một bộ phận của xã hội. Trong điều kiện mới, hệ thống chính trị phải thay đổi, tiếp thu những nét hiện đại hơn. Và lớp trẻ mới dám nói công khai về điều đó.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.