- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Nghiên cứu từ Việt Nam lý giải vì sao đã tiêm vaccine vẫn có thể mắc Covid-19

© Ảnh : Chanh Đa -TTXVNLực lượng Y tế tỉnh Sóc Trăng tiêm vaccine cho người dân trên địa bàn tỉnh
Lực lượng Y tế tỉnh Sóc Trăng tiêm vaccine cho người dân trên địa bàn tỉnh
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Đăng ký
Nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Anh đăng trên trang EClinical Medicine của tạp chí y khoa danh tiếng thế giới The Lancet về biến chủng Delta cũng như trường hợp 69 ca nhiễm SARS-CoV-2 sau tiêm vaccine Covid-19 gây chú ý.
Theo đó, tải lượng virus ở những người mắc chủng Delta cao hơn 251 lần so với các chủng ban đầu, kết quả PCR dương tính kéo dài, lượng kháng thể trung hòa thấp.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford mở rộng thêm góc nhìn về các trường hợp mắc Covid-19 sau tiêm vaccine cũng như lý giải vì sao dịch bệnh lây lan nhanh bởi biến chủng Delta.

Nghiên cứu từ Việt Nam về chủng Delta trên tạp chí y khoa hàng đầu thế giới

Nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã công bố nghiên cứu đáng chú ý về chùm ca nhiễm coronavirus với biến chủng Delta sau tiêm vaccine Covid-19.
Thực tế, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, còn nhiều người lầm tưởng rằng, sau khi đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 (Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell…) thì sẽ an toàn, không còn nguy cơ lây nhiễm nCoV nữa.
Tuy nhiên, điều này là không đúng với thực tế những gì đã xảy ra trên toàn quốc cũng như thế giới thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi biến chủng Delta xuất hiện.
Sự việc 69 nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 dù đã được tiêm đầy đủ hai liều vaccine là một trong những điển hình cho thực tế trên.
Vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, phụ huynh phân vân về việc tiêm vaccine cho trẻ em
Do đó, để làm rõ hơn về các biểu hiện lâm sàng, diễn tiến virus học, mức độ kháng thể trung hòa trên nhóm nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, các nhà khoa học của chính cơ sở này đã phối hợp với các đồng nghiệp Anh từ Đại học Oxford thực hiện khảo sát nghiên cứu.
Theo đó, nghiên cứu mới về chùm ca nhiễm “đột phá” SARS-CoV-2 chủng Delta trên các nhân viên y tế đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 6/2021 của nhóm nhà khoa học Việt Nam được đăng tải trên trang EClinical Medicine của tạp chí y khoa danh tiếng hàng đầu thế giới The Lancet.
Đồng thời, đây cũng là công trình nghiên cứu đáng chú ý do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Anh phối hợp thực hiện. Thành viên nhóm nghiên cứu có TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Để tiến hành nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Anh đã phải dựa trên việc giải trình tự 22 bộ gen SARS-CoV-2 hoàn chỉnh được thu về, phân tích và tất cả đều được xác định là biến thể Delta của virus corona (chủng mới SARS-CoV-2).
Cần nhấn mạnh thêm rằng, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là đơn vị tuyến cuối điều trị các bệnh nhiễm trùng khu vực phía Nam, có quy mô 550 giường, khoảng 900 nhân viên y tế và 34 phòng ban.

Mắc chủng Delta, tải lượng virus hơn 251 lần chủng ban đầu

Như Sputnik đã thông tin, hồi tháng 6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phát hiện 69 ca mắc Covid-19 từ 20/34 khoa phòng, tỷ lệ dương tính là 8% (69/866).
Điểm đáng chú ý là đa số các nhân viên y tế này đều đã được tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Mũi đầu tiên được tiêm vào ngày 8/3/2021 khi cả nước bắt đầu chiến dịch tiêm chủng mở rộng vaccine Covid-19 và mũi 2 tiêm sau đó 6 tuần.
Cụ thể, theo khảo sát công bố trên Eclinical Medicine của The Lancet, có 60/62 người tham gia đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
© thelancet.com/ScreenshotTải lượng virus của người mắc chủng Delta cao hơn nhiều lần so với chủng khác
Tải lượng virus của người mắc chủng Delta cao hơn nhiều lần so với chủng khác - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Tải lượng virus của người mắc chủng Delta cao hơn nhiều lần so với chủng khác
Tuy nhiên, họ đã nhiễm SARS-CoV-2 chủng Delta vào giai đoạn khoảng 7-8 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2. Hai người còn lại mới chỉ được tiêm 1 mũi. Đồng thời có 7/69 ca nhiễm nCoV không tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Việt Nam và Anh cho thấy, hầu hết các ca nhiễm Covid-19 trên đều chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, đồng thời hồi phục nhanh chóng so với những bệnh nhân chưa được tiêm vaccine.
Có hai trường hợp có triệu chứng vào lúc được xét nghiệm chẩn đoán, 47 người phát triển triệu chứng vào ngày 1- 15 sau chẩn đoán. Còn lại là không có triệu chứng.
Có ba người có dấu hiệu bị viêm phổi nhưng chỉ có một người cần thở oxy mũi trong khoảng 3 ngày vì gặp tình trạng khó thở.
Điều này cho thấy đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm biến thể Delta và xảy ra tình huống lấy nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, vaccine đã mang hiệu quả trong việc chống lại tình trạng diễn biến nặng như các công bố trên thế giới thời gian qua.
Đặc biệt, tải lượng virus ở các bệnh nhân có triệu chứng cao (49 người) hơn nhiều nhóm không có triệu chứng.
Theo kết quả nghiên cứu, chỉ số CT trung bình của nhóm này là 16,5, trong khi nhóm không triệu chúng CT trung bình là 30,8.
Tải lượng virus khi đạt đỉnh của họ được đo tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình lây nhiễm cao hơn so với các trường hợp không có triệu chứng (IQR trung bình): 16,5 (15,6–17,9) so với 30,8 (16,4–33,9), tương đương với tải lượng virus log10 trung bình là 9,2 bản trên mỗi mL (IQR: 8,7–9,4) so với 4,7 bản trên mỗi mL (IQR: 3,8–9,2), p = 0,004, tương ứng).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Đại dịch COVID-19
Chủ tịch nước đề nghị Hoa Kỳ sớm chuyển giao 51 triệu liều vaccine Pfizer cho Việt Nam
Đặc biệt, ở giai đoạn đạt “đỉnh” của bệnh, tải lượng virus trung bình của nhóm mắc biến thể Delta này cao gấp 251 lần so với chủng virus SARS-CoV-2 trước đây (khoảng tháng 3-4/2020).
Thời gian từ khi mắc bệnh đến chẩn đoán PCR âm tính lâu hơn, khoảng là 21 ngày (mức quan sát được là từ khoảng 8–33 ngày).
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng kết luận nhóm bị nhiễm có nồng độ kháng thể trung hòa thấp sau khi tiêm chủng và khi được chẩn đoán.
Cụ thể, nhóm 69 nhân viên bị nhiễm bệnh này (chiếm 8% nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM) có trị số trung bình nồng độ kháng thể trung hòa (có được nhờ tiêm vaccine) thấp hơn nhóm không nhiễm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lý giải rằng, nồng độ kháng thể trung hoà cao hay thấp không liên quan với tải lượng virus trong mũi họng, không giống với nghiên cứu của các nhà khoa học Israel.

Xác định nguyên nhân dịch Covid-19 lây lan nhanh

Đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học Việt Nam và Anh cũng xác định sự lây nhiễm lan rộng do 3 yếu tố.
Thứ nhất là tải lượng virus khi nhiễm biến thể Delta cao vượt trội, khiến tỷ lệ mắc cao hơn, lây lan nhanh hơn.
Thứ hai là các văn phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thường được trang bị máy điều hòa không khí, không có hệ thống thông gió cơ khí, có thể tạo điều kiện cho việc truyền virus.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer được tiêm trong đợt này - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Đại dịch COVID-19
Dịch Covid-19 tại Việt Nam, Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em
Thứ ba là việc đeo khẩu trang trong văn phòng làm việc tại thời điểm này không bắt buộc.
Tổng cộng có 22 chuỗi gen toàn bộ của SARS-CoV-2 được thu nhận từ 22 nhân viên đã được tiêm chủng đầy đủ từ 9 phòng ban khác nhau của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
“Tất cả đều được xác định là biến thể SARS-CoV-2 Delta. Chúng giống hệt nhau hoặc chỉ khác nhau từ 1 đến 7 nucleotide và không có sự thay đổi axit amin mới nào”, nghiên cứu chỉ rõ.
Về mặt di truyền học, 22 chuỗi tập hợp chặt chẽ với nhau và được tách ra khỏi chuỗi biến thể Delta đương thời thu được từ các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng ở TP.HCM và từ các bệnh nhân Covid-19 được nhận Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ghi nhận trước đó.
Kết luận chung, nghiên cứu ghi nhận các ca “nhiễm đột phá” biến thể SARS-CoV-2 chủng Delta ở các nhân viên chăm sóc y tế, điều dưỡng đã được tiêm chủng với khả năng lây nhiễm lẫn nhau.
“Hầu hết đều chỉ có triệu chứng nhẹ và tất cả đều hồi phục bình thường, không có sự cố gì đặc biệt. Các trường hợp nhiễm hầu hết đều kèm theo tình trạng tải lượng virus cao, PCR dương tính kéo dài và lượng kháng thể trung hòa thấp sau khi tiêm chủng và sau chẩn đoán”, nghiên cứu kết luận.
Nhóm các nhà khoa học của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford cho rằng, các kết quả nghiên cứu nêu trên cung cấp thêm cái nhìn tổng thể hơn về những trường hợp nhiễm “đột phá” SARS-CoV-2, mắc Covid-19 sau khi đã tiêm đủ các liều vaccine, đồng thời, lý giải phần nào nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng với biến chủng Delta tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала