Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ viên tịch sau 105 năm trụ thế

© Ảnh : TTXVN - Nhan Hữu SángĐại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ viên tịch
Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ viên tịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ viên tịch lúc 3h22, ngày 21/10, tại Tổ đình Viên Minh (xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên) ở tuổi 105.

Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam viên tịch sau 105 năm trụ thế

Theo cáo phó của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do niên cao lạp trưởng, Đại lão Hòa thượng Đệ tam Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thu thần viên tịch vào 3 giờ 22 phút ngày 21 tháng 10 năm 2021 (nhằm ngày 16 tháng 9 âm lịch, năm Tân Sửu) tại Tổ đình Viên Minh (chùa Giáng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
Lễ viếng chính thức Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ lúc 7h ngày 22/10 đến hết 23/10. Lễ truy điệu được cử hành lúc 9h ngày 24/10.
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Tình hình sức khỏe Sư Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Như Sputnik đã đưa tin vào ngày hôm qua 20/10 về tình hình sức khỏe Sư Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Viên Minh, cho biết, Sư vẫn trụ thế. Cùng ngày, nhiều phật tử từ các nơi đã đến chùa Viên Minh (chùa Ráng) thăm hỏi sức khỏe Trưởng lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Bên trong khuôn viên chùa, các tăng ni lặng lẽ lau dọn đồ đạc. Căn phòng nhỏ hậu viên chùa, nơi Trưởng lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ được chăm sóc sức khỏe, nhiều sư thầy, phật tử ngồi tụng kinh.
Tuy nhiên rạng sáng nay 21/10, Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ đã viên tịch sau 105 năm trụ thế.

"Sống được bao nhiêu năm không phải là thước đo giá trị của đời người"

Hoà thượng Thích Phổ Tuệ sinh năm 1917 tại xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Được biết, ông xuất gia từ khi mới 5 tuổi, cả cuộc đời tu tập là tự học.
Hoà thượng Thích Phổ Tuệ chưa từng xuất ngoại. Nhưng sự nghiệp to lớn, trước tác ông để lại rất đồ sộ, có giá trị to lớn.
Hoà thượng Thích Phổ Tuệ tham gia biên soạn, dịch, hiệu đính các tác phẩm như Kinh Bách dụ, Phật Tổ tam kinh, Bát-nhã dư âm, Đại từ điển Phật học, Đề cương kinh Pháp hoa, Phật học là tuệ học, biên tập Đại tạng kinh Việt Nam, phiên dịch và hiệu đính Luật Tứ phần.
Tu sĩ Phật giáo - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2020
Chấn chỉnh tu sĩ Phật giáo: Vì sao trụ trì chùa Phước Quang bị cho hoàn tục?
Từ tháng 12/2007 đến nay, Hoà thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là vị pháp chủ thứ 3 của Giáo hội.
Hoà thượng Thích Phổ Tuệ có lần từng chia sẻ:
"Sống được bao nhiêu năm không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho đời, cho đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì".
Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ nói thêm:

"Tôi trụ thế đến nay đã hơn trăm năm, ở chùa cũng đã gần trăm năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, đồng tiền của tín thí thập phương, bao giờ chư phật, chư tổ cho gọi thì về thôi".

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã suốt đời mình sống thanh bần lạc đạo, tụng kinh viết sách, tu tập dưới mái chùa làng khiêm tốn, thanh tịnh. Đó là chùa Giáng - Viên Minh tự (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), nơi vị pháp sư nổi tiếng Nguyên Uẩn đã sáng lập năm 1900, là một trong ba trung tâm truyền dạy Phật giáo lớn nhất thời đó.
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, tháng 11/2007, đã thống nhất suy tôn Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала