https://kevesko.vn/20211026/viet-nam-ky-vong-lon-tu-sieu-hiep-dinh-rcep-12240208.html
Việt Nam kỳ vọng lớn từ ‘siêu hiệp định RCEP’
Việt Nam kỳ vọng lớn từ ‘siêu hiệp định RCEP’
Sputnik Việt Nam
Cũng như EVFTA, nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia ASEAN hiện đang kỳ vọng rất nhiều vào “siêu hiệp định” như RCEP. 26.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-26T04:32+0700
2021-10-26T04:32+0700
2021-10-26T04:32+0700
việt nam
asean
kinh tế
doanh nghiệp
rcep
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/19/12240720_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_665fec151d96fee1c95a7fe038845865.jpg
Chuyên gia cũng cho rằng, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có tính “hai mặt”. Một mặt, hàng hóa Việt Nam có thể xuất khẩu mạnh ra thế giới, nhưng thị trường trong nước cũng sẽ đón nhận hàng hóa từ nước ngoài, do đó, Việt Nam phải có mức độ mở cửa thị trường tương đối.Việt Nam chờ đợi gì từ RCEP?Như Sputnik đã cập nhật, Việt Nam hiện đang hoàn thành tất cả các bước cuối cùng, dự kiến có thể hoàn thành việc phê duyệt Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến tháng 11/2021 này.Đồng thời, nếu đến ngày 31/10 này có đủ 6 nước ASEAN và thêm một quốc gia đối tác nữa trong số nhóm ba nước là Australia, New Zealand, Hàn Quốc hoàn thành việc phê chuẩn thì RCEP sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2022.RCEP, với sự tham gia của 15 nước thành viên (Việt Nam, Brunei, Malaysia, Singapore, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc) sau 8 năm đàm phán lâu dài đã chính thức được ký hồi 15/11/2020.Đây là “siêu hiệp định” với thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới. Nhờ vào cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, FTA này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới.RCEP cũng thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay đại dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng trên toàn cầu. Cùng với đó, việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.Đến nay, đã có Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc phê chuẩn hiệp định RCEP. Bộ Công Thương Việt Nam cho hay, Brunei, Campuchia, Thái Lan, Lào dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định trước tháng 11, còn Indonesia, Malaysia và Philippines sẽ hoàn thành cuối năm nay.Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và một trong 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn tới Cơ quan Lưu chiểu (Tổng Thư ký ASEAN).Việt Nam cũng như các nền kinh tế ASEAN đặt kỳ vọng rất lớn ở “siêu hiệp định” RCEP với thị trường hàng tỷ dân, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, khoảng 30% GDP toàn cầu.Bộ Công Thương nhấn mạnh, có được RCEP sẽ giúp Việt Nam thiết lập và củng cố thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài trong bối cảnh tình hình thế giới đầy biến động, gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm qua.Nhà chức trách Việt Nam cho rằng, việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và nhiều đối tác khác.Một điểm đáng lưu ý nữa là việc trong các FTA đã ký, không ít sản phẩm xuất khẩu Việt Nam do sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước nằm ngoài FTA mà không đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.Tuy nhiên, giờ đây, với RCEP, cả Trung Quốc, Hàn Quốc và những nước vốn là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu đều nằm thuộc “siêu hiệp định” này sẽ khiến vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP dễ dàng và thuận lợi hơn.Với RCEP, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộngBà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho hay, nói về lợi ích của RCEP là không thể phủ nhận.Theo đó, hiệu ứng thị trường (cả xuất khẩu và nhập khẩu) sẽ khả quan hơn khi RCEP đi vào thực thi.Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương) Lương Hoàng Thái cho biết, trong bối cảnh đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và ASEAN, mang lại các lợi ích cả trong ngắn hạn và dài hạn.Bộ Công Thương cho biết, cùng với 14 hiệp định thương mại đã có hiệu lực, khi RCEP đi vào hoạt động, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm lựa chọn sử dụng mẫu C/O theo FTA nào có lợi cho ngành hàng của mình để có ưu đãi thuế quan tốt nhất.Theo đó, trong hoạt động thương mại với Trung Quốc, doanh nghiệp có thể chọn cả RCEP, ACFTA (FTA ASEAN với Trung Quốc). Thực tế, ACFTA là FTA được các doanh nghiệp Việt khai thác hàng đầu trong những năm qua, với trị giá hơn 15,5 tỷ USD, bằng khoảng 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2020.Ngoài ra, cùng với hoạt động xuất khẩu sang ASEAN, ngoài RCEP, các doanh nghiệp có thể vận dụng Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Hiện hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN đều được hưởng mức thuế ưu đãi 0% theo ATIGA.Bộ Công Thương cho biết, những năm qua, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi mẫu D theo ATIGA luôn cao thứ hai, chỉ sau ACFTA, với trị giá năm 2020 đạt 8,98 tỷ USD, bằng khoảng 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN.Riêng đối với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn mẫu C/O AJ theo FTA song phương giữa hai nước, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) hoặc tới đây là RCEP.“Tính hai mặt” của RCEPChánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Trịnh Minh Anh cho báo Đầu tư biết, các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia RCEP, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, các quy định về vệ sinh kiểm dịch, rào cản kỹ thuật.Cùng với đó, việc tham gia RCEP, theo ông Trịnh Minh Anh, RCEP có hai mặt. Theo vị chuyên gia, một mặt là hàng hóa Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang nước khác, dịch vụ vươn ra được thị trường thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường trong nước cũng sẽ đón nhận hàng hóa từ nước ngoài, nên Việt Nam phải có mức độ mở cửa thị trường tương đối.Cũng theo ông Anh, RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Chỉ tính riêng ASEAN, hàng năm, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của Việt Nam vượt 30 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn nhập siêu vài chục tỷ USD mỗi năm từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc.Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế lưu ý rằng, nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước RCEP sẽ được xem là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước thành viên RCEP.Do đó, Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ RCEP, khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu của hầu hết thành viên RCEP.Đồng thời, nhờ việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.
https://kevesko.vn/20201120/lo-rcep-lam-nen-kinh-te-viet-nam-phu-thuoc-trung-quoc-bo-cong-thuong-len-tieng-9751855.html
https://kevesko.vn/20201117/rcep-co-y-nghia-gi-doi-voi-can-can-quyen-luc-thuong-mai-the-gioi-trong-tuong-lai-9733538.html
https://kevesko.vn/20201119/bo-ngoai-giao-viet-nam-giai-thich-khi-nao-hiep-dinh-rcep-co-hieu-luc-9745209.html
https://kevesko.vn/20201118/lam-sao-hoa-ky-co-the-tham-nhap-vao-lien-minh-thuong-mai-rcep-9739794.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/19/12240720_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_3ae6d9c15347b94ecb2e8bfbd16d2979.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, asean, kinh tế, doanh nghiệp, rcep
việt nam, asean, kinh tế, doanh nghiệp, rcep
Chuyên gia cũng cho rằng, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có tính “hai mặt”. Một mặt, hàng hóa Việt Nam có thể xuất khẩu mạnh ra thế giới, nhưng thị trường trong nước cũng sẽ đón nhận hàng hóa từ nước ngoài, do đó, Việt Nam phải có mức độ mở cửa thị trường tương đối.
Việt Nam chờ đợi gì từ RCEP?
Như Sputnik đã cập nhật, Việt Nam hiện đang hoàn thành tất cả các bước cuối cùng, dự kiến có thể hoàn thành việc phê duyệt Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đến tháng 11/2021 này.
Đồng thời, nếu đến ngày 31/10 này có đủ 6 nước ASEAN và thêm một quốc gia đối tác nữa trong số nhóm ba nước là Australia, New Zealand, Hàn Quốc hoàn thành việc phê chuẩn thì RCEP sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2022.
20 Tháng Mười Một 2020, 16:45
RCEP, với sự tham gia của 15 nước thành viên (Việt Nam, Brunei, Malaysia, Singapore, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc) sau 8 năm đàm phán lâu dài đã chính thức được ký hồi 15/11/2020.
Đây là “siêu hiệp định” với thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới. Nhờ vào cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý
RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, FTA này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới.
RCEP cũng thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay đại dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng trên toàn cầu. Cùng với đó, việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.
Đến nay, đã có Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc phê chuẩn hiệp định RCEP. Bộ Công Thương Việt Nam cho hay, Brunei, Campuchia, Thái Lan, Lào dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định trước tháng 11, còn Indonesia, Malaysia và Philippines sẽ hoàn thành cuối năm nay.
Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và một trong 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn tới Cơ quan Lưu chiểu (Tổng Thư ký ASEAN).
17 Tháng Mười Một 2020, 08:23
Việt Nam cũng như các nền kinh tế ASEAN đặt kỳ vọng rất lớn ở “siêu hiệp định” RCEP với thị trường hàng tỷ dân, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, khoảng 30% GDP toàn cầu.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, có được RCEP sẽ giúp Việt Nam thiết lập và củng cố thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài trong bối cảnh tình hình thế giới đầy biến động, gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm qua.
Nhà chức trách Việt Nam cho rằng, việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và nhiều đối tác khác.
Một điểm đáng lưu ý nữa là việc trong các
FTA đã ký, không ít sản phẩm xuất khẩu Việt Nam do sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước nằm ngoài FTA mà không đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.
Tuy nhiên, giờ đây, với RCEP, cả Trung Quốc, Hàn Quốc và những nước vốn là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu đều nằm thuộc “siêu hiệp định” này sẽ khiến vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP dễ dàng và thuận lợi hơn.
Với RCEP, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho hay, nói về lợi ích của RCEP là không thể phủ nhận.
“Chưa cần RCEP có hiệu lực, Trung Quốc đã là thị trường nằm trong top 4 của ngành giày dép Việt Nam”, bà Xuân nói.
Theo đó, hiệu ứng thị trường (cả xuất khẩu và nhập khẩu) sẽ khả quan hơn khi RCEP đi vào thực thi.
Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (
Bộ Công Thương) Lương Hoàng Thái cho biết, trong bối cảnh đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và ASEAN, mang lại các lợi ích cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Bộ Công Thương cho biết, cùng với 14 hiệp định thương mại đã có hiệu lực, khi RCEP đi vào hoạt động, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm lựa chọn sử dụng mẫu C/O theo FTA nào có lợi cho ngành hàng của mình để có ưu đãi thuế quan tốt nhất.
19 Tháng Mười Một 2020, 17:36
Theo đó, trong hoạt động thương mại với Trung Quốc, doanh nghiệp có thể chọn cả RCEP, ACFTA (FTA ASEAN với Trung Quốc). Thực tế, ACFTA là FTA được các doanh nghiệp Việt khai thác hàng đầu trong những năm qua, với trị giá hơn 15,5 tỷ USD, bằng khoảng 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2020.
Ngoài ra, cùng với hoạt động xuất khẩu sang ASEAN, ngoài RCEP, các doanh nghiệp có thể vận dụng Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Hiện hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN đều được hưởng mức thuế ưu đãi 0% theo ATIGA.
Bộ Công Thương cho biết, những năm qua, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi mẫu D theo ATIGA luôn cao thứ hai, chỉ sau ACFTA, với trị giá năm 2020 đạt 8,98 tỷ USD, bằng khoảng 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang
ASEAN.
Riêng đối với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn mẫu C/O AJ theo FTA song phương giữa hai nước, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) hoặc tới đây là RCEP.
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Trịnh Minh Anh cho báo Đầu tư biết, các
doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia RCEP, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, các quy định về vệ sinh kiểm dịch, rào cản kỹ thuật.
“Để khai thác hiệu quả RCEP, chúng ta không chỉ quan tâm riêng cam kết của Việt Nam, mà còn phải xem chúng ta cam kết gì với 14 đối tác còn lại”, ông Trịnh Minh Anh chia sẻ.
Cùng với đó, việc tham gia RCEP, theo ông Trịnh Minh Anh, RCEP có hai mặt. Theo vị chuyên gia, một mặt là hàng hóa Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang nước khác, dịch vụ vươn ra được thị trường thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường trong nước cũng sẽ đón nhận hàng hóa từ nước ngoài, nên Việt Nam phải có mức độ mở cửa thị trường tương đối.
18 Tháng Mười Một 2020, 00:25
Cũng theo ông Anh, RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Chỉ tính riêng ASEAN, hàng năm, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của Việt Nam vượt 30 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn nhập siêu vài chục tỷ USD mỗi năm từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc.
“Đây cũng là những quốc gia cung cấp lượng nguyên phụ liệu rất lớn cho các ngành hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam như điện tử, linh kiện, dệt may, da giày…”, ông Trịnh Minh Anh nhấn mạnh.
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế lưu ý rằng, nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước RCEP sẽ được xem là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước thành viên RCEP.
Do đó, Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ RCEP, khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu của hầu hết thành viên RCEP.
Đồng thời, nhờ việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.