Thủ tướng Việt Nam sắp thăm Anh, Pháp

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Đăng ký
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Hội nghị COP26, thăm, làm việc tại Anh và Pháp từ 31/10-5/11.
Việt Nam đang thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề chống biến đổi khí hậu toàn cầu, chuyển đổi cơ cầu nguồn năng lượng theo hướng giảm điện than, giảm phát thải carbon, tăng điện khí LNG và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

Thủ tướng Phạm Minh Chính sắp thăm Anh, Pháp, dự COP26

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính chuẩn bị có chuyến thăm Vương quốc Anh, tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 và chuyến công du đến Pháp.
Ngày 28/10, thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận về chuyến công du châu Âu quan trọng này của người đứng đầu Chính phủ.
“Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, thăm làm việc tại Vương quốc Anh và thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp”, Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.
Cụ thể, theo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson, Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) và thăm làm việc tại Vương quốc Anh từ ngày 31/10 đến 3/11/2021, thăm chính thức Cộng hòa Pháp ngày 3-5/11/2021.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Trưởng đại diện các Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng sự hỗ trợ quý báu mà LHQ dành cho Việt Nam
Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) sẽ khai mạc vào ngày 31/10, kéo dài đến 12/11 tại thành phố Glasgow, Scotland.
Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ hội tụ tại Glasgow để cố gắng đặt ra các mục tiêu giảm phát thải mới tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thảo luận với ông Boris Johnson về biến đổi khí hậu

Như Sputnik đã thông tin trước đó, chiều 26/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson.
Theo Chính phủ, tại cuộc điện đàm này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò đi đầu của Anh trong việc đưa ra các cam kết và sáng kiến tại hội nghị COP26 sắp tới.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
“Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ đóng góp cho nỗ lực toàn cầu ứng phó biến đổi khí hậu và phối hợp chặt chẽ với Anh để bảo đảm thành công của Hội nghị”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam-Anh đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp, đặc biệt hai bên đã ra Tuyên bố chung nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập Đối tác Chiến lược (2010-2020), cũng như đã sớm ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA).
Thủ tướng Anh Boris Johnson đánh giá cao vị trí, vai trò của Việt Nam ở khu vực và trong ASEAN, khẳng định Vương quốc Anh coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực trong bối cảnh Anh đang điều chỉnh chính sách theo hướng tăng cường hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Gareth Ward - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Anh sẽ tiếp tục phân bổ vaccine cho Việt Nam, Bộ Tài chính trích xuất quỹ mua vaccine
Ông Johnson cũng đề cập việc mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 nhưng nhờ có hiệp định UKVFTA, thương mại hai chiều vẫn tăng trưởng tốt với kim ngạch 7 tháng đầu năm 2021 đạt 3,88 tỷ USD, tăng 26,92%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc trao đổi với ông Boris Johnson đã đề nghị phía Anh tạo điều kiện hơn nữa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Anh và khuyến khích các doanh nghiệp Anh mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam như tài chính - ngân hàng, dầu khí, phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế số, công nghiệp chế biến, chế tạo, đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí sớm công nhận hộ chiếu vaccine của nhau để tạo điều kiện nối lại giao thương và du lịch giữa hai nước. Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine, thuốc điều trị Covid-19, phát triển công nghiệp dược, đặc biệt là chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.
Về tình hình Biển Đông, lãnh đạo hai Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hoà bình tại Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế, trong đó coi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.

Việt Nam cam kết cắt giảm điện than

Như Sputnik đã đề cập, trong các tuyên bố chính thức đưa ra, Việt Nam khẳng định đang thúc đẩy chuyển đổi năng lượng theo hướng bền vững, khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro, giảm phát thải carbon.
Bộ Công Thương vừa chính thức trình Chính phủ Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Theo tính toán, phân tích, đánh giá của Quy hoạch điện VIII, dự kiến tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 130.371-143.839 MW.
Năng lượng gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
GWEC: Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào điện than, chưa phát triển đủ năng lượng gió
Đến năm 2030, công suất nhiệt điện than là 40.899 MW, chiếm tỷ lệ 28,3-31,2%, là nguồn điện chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu. Tuy nhiên, đến năm 2045 tỷ trọng nhiệt điện than giảm xuống, chỉ còn chiếm tỷ lệ 15,4-19,4%.
Trong khi đó, theo quy hoạch, nhiệt điện khí là nhóm sẽ có tỷ trọng tăng nhanh trong 10-25 năm tới, được dự báo tăng công suất lên đến 27.471-32.271 MW chiếm tỷ lệ 21,1-22,4% năm 2030 và từ 23,5-26,9% vào năm 2045.
Theo quy hoạch dự kiến, tới năm 2030, nhiệt điện than chiếm từ 28,3-31,2%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) chiếm 21,1-22,3%; thuỷ điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 17,73-19,5%; nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, điện sinh khổi) chiếm 24,3-25,7%; nhập khẩu điện chiếm 3-4%.
Đồng thời, dự báo đến năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt từ 261.951-329.610 MW. Trong đó, nhiệt điện than chiếm 15,4-19,4%; nhiệt điện khí (tính cả LNG) chiếm 20,6-21,2%; thuỷ điện lớn, vừa và thủy điện tích năng chiếm 9,1-11,1%; nguồn điện năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…) chiếm 26,5-28,4%; nhập khẩu khoảng 3,1%.
Như vậy, trong giai đoạn 2030-2045, tỷ trọng điện than sẽ được giảm dần, xuống còn khoảng 15-19% vào năm 2045. Nếu so với tỷ lệ 29% của năm 2020, tương ứng tỷ lệ này giảm tối đa khoảng 10 điểm %.
Theo Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn 10 năm tới, cùng với việc giảm dần nguồn điện dùng nhiên liệu truyền thống (than), các nguồn phát điện dùng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ được tăng cường.
Cụ thể, từ tỷ lệ 0% năm 2020 sẽ được tăng lên từ 10-12% tổng quy mô năm 2030, tương ứng xấp xỉ từ 12.550-17.100 MW. Đồng thời, tiếp tục tăng dần đến 43.000MW, chiếm từ 15%-17% tổng quy mô nguồn vào năm 2045.
Về năng lượng tái tạom theo đề án, tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo so với tổng công suất đặt toàn quốc được giữ ổn định khoảng 24-25% trong giai đoạn 2020-2030 và trong giai đoạn sau, đến năm 2045 sẽ được tăng lên là 26,5-28,4%%.
Quy hoạch Điện VIII cũng nêu phương án phát triển nguồn điện này sẽ bị giảm khối lượng đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 và chuyển sang thực hiện giai đoạn 2026-2030 để đảm bảo tính khả thi thực hiện và ưu tiên thực hiện các nguồn điện có đặc tính điều chỉnh công suất linh hoạt (tốc độ nhanh, dải điều chỉnh rộng) như mở rộng các nhà máy thủy điện, hệ thống pin tích trữ (BESS), các nhà máy thủy điện tích năng.
Cũng theo phân tích của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, dù Việt Nam có các nguồn điện linh hoạt bổ sung cho hệ thống điện, việc cắt giảm nguồn năng lượng gió, mặt trời với một tỉ lệ thích hợp là điều không thể tránh khỏi đối với một hệ thống điện tích hợp năng lượng tái tạo ở quy mô lớn.
Những dự án điện gió với kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - du lịch cho Gia Lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Giảm điện than, dừng nhà máy hạt nhân, Việt Nam chọn LNG và năng lượng tái tạo
Với chương trình phát triển điện lực Quy hoạch điện VIII, dự kiến mỗi năm Việt Nam cần đầu tư cho ngành điện khoảng 99,32-115,96 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2021-2030, trong đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 85,70-101,55 tỷ USD (mỗi năm khoảng 8,57-10,15 tỷ USD) và khoảng 180,1-227,38 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2031-2045.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống nước Cộng hòa Chile Sebastian Piñera hôm 27/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò và đóng góp của Chile trên cương vị Chủ tịch COP25 trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với nỗ lực chung để giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Chile cùng thúc đẩy cộng đồng quốc tế tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp cận tài chính, công nghệ để nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала