Khởi tố Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, khám xét nơi ở và nơi làm việc
13:00 04.11.2021 (Đã cập nhật: 14:33 16.11.2021)
© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương QuyếtKhởi tố bị can, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường
© Ảnh : TTXVN - Bùi Cương Quyết
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, để điều tra về những sai phạm liên đới vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000.
Thứ trưởng Bộ Y tế bị khởi tố vì tội gì?
Sáng 4/11/2021, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an phối hợp lực lượng chức năng thực hiện việc khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bị can Trương Quốc Cường.
© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênKhởi tố bị can, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường
Khởi tố bị can, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường
© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung Kiên
Từ đó, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại điều 360 bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo quyết định khởi tố bị can đối dựa vào quy định tại điều 360 bộ luật Hình sự năm 2015, ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại TP.HCM, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
Sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện quyết định nêu trên đối với bị can Trương Quốc Cường.
Trước đó, theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, để xảy ra việc Công ty CP VN Pharma (VN Pharma) nhập khẩu, lưu hành nhiều loại thuốc giả, đã có dấu hiệu thiếu trách nhiệm của một số người là lãnh đạo Bộ Y tế nhưng dấu hiệu hình sự là “chưa rõ”, nên không có căn cứ xử lý.
Theo kết luận điều tra, trong giai đoạn 2010 - 2014, còn có các đối tượng liên quan đến sai phạm nói trên:
Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma; Võ Mạnh Cường, cựu Giám đốc Công ty TNHH thương mại hàng hải quốc tế H&C, đã cùng một số đồng phạm làm giả nhiều loại giấy tờ, tài liệu để thay đổi nguồn gốc xuất xứ một số loại thuốc chữa bệnh.
Từ đó, hợp thức hóa thủ tục của Cục Quản lý dược để đưa các loại thuốc này vào Việt Nam bán lại cho các nhà thuốc, bệnh viện và các công ty kinh doanh dược phẩm, gây thiệt hại lớn cho nhà nước.
Ông Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường và đồng phạm bị xử lý trách nhiệm hình sự trong 2 vụ án độc lập, gồm: vụ “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, liên quan đến thuốc chữa ung thư H-Capita và vụ “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” liên quan đến 838.000 hộp, 4 loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada giả gồm: Kaderox-250; Kafotax-1000; H2K Levofloxaxin và H2K Ciproxaxin.
Cơ quan An ninh điều tra cho rằng việc để xảy ra các vụ án trên có trách nhiệm lớn của Cục Quản lý dược với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật.
Đồng thời, đã có dấu hiệu hình sự về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Thứ trưởng Bộ Y tế duyệt, cấp phép 'thuốc giả' chữa trị ung thư
Theo kết luận điều tra, vụ buôn bán hàng giả xảy ra vào thời điểm ông Trương Quốc Cường là Cục trưởng Cục Quản lý dược (hiện là Thứ trưởng Bộ Y tế), đã duyệt, cấp phép nhập khẩu đối với thuốc điều trị ung thư H-Capita theo đơn hàng của VN Pharma.
Trong khi hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu thuốc có một số điểm chưa thống nhất, có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, cấp phép nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo kết luận của Hội đồng giám định Bộ Y tế xác định, dù đã có một số thông tin sai khác như lỗi chính tả, nội dung chưa phù hợp trong hồ sơ cấp thuốc nhưng không làm thay đổi cơ sở việc đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp phép nhập khẩu thuốc.
Kết luận điều tra nêu:
“Quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, đánh giá, cấp phép cho thuốc H-Capita đã được thực hiện theo đúng quy trình, quy định và có cơ sở khoa học, vì vậy dấu hiệu về mặt hành vi thiếu trách nhiệm chưa rõ”.
Đồng thời khẳng định:
"Mặt khác, lô thuốc H-Capita được VN Pharma nhập khẩu vào Việt Nam đã bị ngăn chặn, chưa kịp tiêu thụ ra thị trường, nên không xác định được hậu quả thiệt hại trong việc thẩm định, cấp phép, không đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với các cá nhân tham gia thẩm định, cấp phép nhập khẩu loại thuốc này”.
Từ đó, kết luận điều tra không đề cập xử lý trách nhiệm về hành chính ông Trương Quốc Cường, ngoại trừ đề nghị xử lý trách nhiệm hình sự của ông Nguyễn Việt Hùng, bà Phạm Hồng Châu và bà Nguyễn Thị Thu Thủy.
Trong đó, ông Nguyễn Việt Hùng, nguyên Phó cục trưởng và bà Phạm Hồng Châu, nguyên Trưởng phòng Đăng ký thuốc là những cán bộ trực tiếp đã thiếu trách nhiệm không kiểm tra, rà soát kỹ biên bản thẩm định.
Cả 2 cựu lãnh đạo này đã đồng ý đưa 2 loại thuốc H2K Levofloxaxin và H2K Ciproxaxin mang nhãn mác Health 2000 Canada sản xuất, để hội đồng xét duyệt, cấp đăng ký thuốc, vi phạm quy chế hoạt động của Hội đồng xét duyệt, cấp đăng ký thuốc Bộ Y tế) bị Cơ quan An ninh điều tra kết luận có dấu hiệu hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng bà Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó trưởng phòng Quản lý giá thuốc, được xác định đã đưa thêm vào các tài liệu không đúng quy định và tự ý tẩy xóa, thay đổi kết quả đánh giá của Tiểu ban pháp chế, từ đề xuất “không cấp số đăng ký” sang “bổ sung hồ sơ” đối với 2 loại thuốc nêu trên mà không trao đổi lại với các thành viên của tiểu ban. Do đó, đã có dấu hiệu của tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.