Liệu Việt Nam có thành ‘át chủ bài’ của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc?

© AP Photo / Shizuo Kambayashi Kurt Campbell
 Kurt Campbell - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Đăng ký
Vì sao quan chức Mỹ khẳng định Việt Nam, Ấn Độ sẽ định hình tương lai châu Á, trở thành ‘át chủ bài’, điểm tựa trong chính sách cạnh tranh đối trọng với Trung Quốc?
Quan chức Mỹ Kurt Campbell, điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đánh giá, Việt Nam và Ấn Độ là những quốc gia “địa chiến” mà Washington cần phải tăng cường quan hệ.
Thực tế, hiện chính quyền Biden – Harris coi Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia ưu tiên hàng đầu trong phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, quốc phòng của Mỹ ở khu vực Indo-Pacific, nhất là trong Đối thoại Bộ tứ QUAD (Bộ tứ Kim cương).

Ông Kurt Campbell: Ấn Độ và Việt Nam sẽ xác định tương lai châu Á

Phát biểu tại hội thảo trực tuyến trung tuần tháng 11 vừa qua, điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Kurt Campbell nói Việt Nam và Ấn Độ sẽ định hình tương lai châu Á.
Ông Kurt Campbell, nhà ngoại giao kỳ cựu vô cùng am hiểu về châu Á, người từng làm trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới thời Barack Obama, ám chỉ Ấn Độ và Việt Nam là ‘át chủ bài’ trong cuộc chơi địa chính trị ở khu vực Indo-Pacific nhằm tạo thế đối trọng với Trung Quốc.
“Việt Nam, Ấn Độ cùng một số nước khác đứng đầu danh sách những quốc gia quan trọng sẽ xác định tương lai của châu Á”, quan chức phụ trách chính sách Indo-Pacific của Nhà Trắng tuyên bố.
Nhận định về vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam cũng như Ấn Độ này được quan chức Mỹ tuyên bố tại sự kiện do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (U.S. Institute of Peace) tổ chức.
Quang cảnh hội nghị tại đầu cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2020
Việt Nam và ASEAN kêu gọi Ấn Độ trở lại RCEP: Tăng hợp tác các đối tác lớn
Điều phối viên khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng thông tin cho biết Nhật Bản đã đồng ý và sẽ tiến hành tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh của Bộ tứ (QUAD) tiếp theo vào năm 2022.
Đây cũng là dịp để các bên thảo luận phương thức, chiến lược tăng cường quan hệ liên minh Bộ tứ QUAD, Bộ tứ Kim cương để đối phó Trung Quốc ngày càng hùng mạnh.
“Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden coi Ấn Độ và Việt Nam là những quốc gia quan trọng hàng đầu để tăng cường mối quan hệ”, điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phát biểu hôm 19/11 vừa qua.

Mỹ lạc quan về tương lai quan hệ với Ấn Độ

Ấn Độ sẽ đóng vai trò điểm tựa trên vũ đài chính trị thế giới trong thế kỷ 21, thậm chí New Delhi đang nắm vị thế “con át chủ bài” trong bức tranh chính trị của khu vực Indo - Pacific.
Ông Kurt Campbell, điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cho rằng, Ấn Độ sẽ là nhân tố chính yếu trên chính trường toàn cầu trong thế kỷ 21 và các chính quyền Mỹ kế tiếp đều thống nhất về nhận định chiến lược này.
“Tôi rất lạc quan về tương lai (quan hệ Hoa Kỳ) với Ấn Độ. Tôi cho rằng, tất cả chúng ta đều nhận tầm quan trọng của thành viên này, với vai trò chiến lược trong khung Bộ tứ Kim cương chính là Ấn Độ”, ông Campbell nói, đề cập đến Đối thoại Bộ tứ QUAD (Đối thoại Tứ giác An ninh giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc).
Theo Nikkei, lập trường truyền thống của Ấn Độ là không liên minh và New Delhi nắm quyền tự chủ chiến lược, khiến Bộ tứ Kim cương không thể thực hiện trở thành bộ khung “NATO ở châu Á” hoặc quan hệ đối tác AUKUS vừa ra mắt gần đây với liên minh Australia, Anh và Mỹ.
“Tuy nhiên, đây là thời điểm để suy nghĩ sâu hơn, có tư duy đột phá sáng tạo và tầm nhìn chiến lược về những gì có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ”, quan chức Mỹ khẳng định.
Điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Kurt Campbell nhắc lại, những vụ đụng độ biên giới năm 2020 giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên dãy Himalaya đã tạo nên tác động sâu sắc đối với tư duy chiến lược và tầm nhìn tương lai của Ấn Độ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 10.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2020
RCEP: Nỗ lực của Việt Nam và sự rút lui đậm tính chính trị của Ấn Độ
Theo đó, Ấn Độ hiểu rằng cần phải xây dựng mối liên kết chặt chẽ hơn nữa, không chỉ với Mỹ mà còn với các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam nhằm tạo thế vững chắc khi cạnh tranh đối đầu với Trung Quốc.
“Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng gia tăng”, quan chức Mỹ nêu rõ.
Theo ông Campbell, trong khi “mô hình chiến lược mới” đã khuyến khích Ấn Độ tiếp cận và xây dựng quan hệ không chỉ với Hoa Kỳ, mà cả với nhiều quốc gia khác, thì hợp tác bền chặt hơn sẽ là dấu báo hiệu rằng Ấn Độ không đơn độc và đang làm việc với nhiều thành viên Liên Hợp Quốc khác.

Việt Nam là quốc gia “địa chính trị chiến lược” ở châu Á- Thái Bình Dương

Quan chức Nhà Trắng nêu rõ lý do vì sao ai làm Tổng thống Mỹ cũng phải lưu ý đến quan hệ với Việt Nam và Ấn Độ.
Theo đó, theo ông Campbell, với vị thế đặc biệt quan trọng như vậy, quan chức Mỹ cho rằng, dù ai làm ông chủ Nhà Trắng, là Tổng thống Hoa Kỳ cũng đều phải chú ý vào trọng tâm quan hệ với Việt Nam và Ấn Độ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Tôi tin rằng bất cứ ai đang nắm quyền ở Washington, bất kể chủ nhân tương lai nào khác của Nhà Trắng thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, cũng đều sẽ làm những công tác cần thiết để giúp xây dựng mối quan hệ với Việt Nam và Ấn Độ”, người đứng đầu cơ quan phụ trách chính sách về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Nhà Trắng nói.
Về phần Việt Nam, quan chức Nhà Trắng đánh giá đây là quốc gia có vị thế “địa chiến” (“swing state” hay còn gọi là “battleground state”).
Cần hiểu quan điểm của người phụ trách chính sách về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương chính quyền Mỹ rằng, Việt Nam là quốc gia có vị thế đặc biệt quan trọng ở Indo-Pacific. Swing state trong bầu cử Mỹ luôn là mục tiêu tranh đoạt của hai chính đảng chủ yếu ở trong bầu cử tổng thống, bởi vì phiếu cử tri chiếm lấy các tiểu bang này là vô cùng trọng yếu đối với việc lấy được thắng lợi.
Quang cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 18 theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Việt Nam đề nghị Nga, Ấn Độ ủng hộ ASEAN duy trì hòa bình ở Biển Đông
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hồi tháng 7 thăm Việt Nam, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một Phó Tổng thống Hoa Kỳ - đại diện cấp cao hàng đầu của chính quyền Biden – Harris đương nhiệm.
Bà Kamala Harris nhấn mạnh chuyến đi khẳng định sự khởi đầu cho chương tiếp theo trong quan hệ Việt - Mỹ”. Hà Nội – Washington còn nhiều dư địa để tăng cường quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Đại diện lãnh đạo Nhà Trắng cũng nhấn mạnh Đông Nam Á là trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
“Việt Nam có tầm quan trọng, ý nghĩa đặc biệt đối với Mỹ”, Phó Tổng thống Hoa Kỳ từng tuyên bố.
Kurt Campbell, nhà ngoại giao am hiểu về châu Á, từng làm trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á - Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Barack Obama đánh giá Việt Nam là một nước có chính sách ngoại giao trung dung ở khu vực và đang có sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực công nghệ.
Ông Campbell cũng nêu rõ, sự tăng trưởng đáng nể của Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghệ đang thu hút sự chú ý của nước ngoài. Cụ thể, ông Kurt Campbell khẳng định hiện nhiều công ty sản xuất và công nghệ cao đang tìm đến quốc gia Việt Nam và mở rộng đầu tư sản xuất để đa dạng hóa cổ phần, dây chuyền sản xuất, mô hình thương mại, kinh doanh ở châu Á.
“Việt Nam đang nâng tầm vị thế ngoại giao của mình,” ông Campbell nhấn mạnh.
Hà Nội đang ngày càng chủ động, có vai trò tích cực hơn trong ASEAN. Mỹ và các quốc gia lớn khác đều nhấn mạnh ASEAN có vai trò trung tâm trong các vấn đề của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ bế mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Đề xuất của Việt Nam liên quan tới trụ cột an ninh và kinh tế của ASEAN
Cùng với đó, ông Campbell cho rằng dù hệ thống chính trị giữa Mỹ và Việt Nam khác nhau nhưng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Hà Nội cần gần gũi nhau hơn và tăng cường hợp tác thực chất trong tương lai, hướng tới chia sẻ mục tiêu chiến lược song phương.
Ông Campbell khẳng định đây sẽ là một trạng thái xoay chuyển quan trọng, không chỉ về mặt chiến lược mà còn về mặt thương mại và công nghệ.
“Mặc dù Washington và Hà Nội duy trì thể chế chính trị khác nhau, nhiều giá trị tổng hòa khác nhau, nhưng về cơ bản, tôi tin rằng khả năng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam sẽ có tính quyết định đối với Hoa Kỳ trong tương lai”, quan chức Nhà Trắng kỳ cựu nhận xét.

Quan hệ Việt – Mỹ đang rất tốt đẹp

Như Sputnik đã đưa tin, kể từ khi bình thường hóa quan hệ, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ghi nhận nhiều biến chuyển sâu sắc, từ “cựu thù” trở thành bạn, đối tác đặc biệt quan trọng của nhau.
Hà Nội – Washington không ngừng thúc đẩy hợp tác song phương bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mỹ là một trong những quốc gia hàng đầu hỗ trợ vaccine Covid-19 nhiều nhất cho Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiễn Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Việt Nam đang cân nhắc gì để nâng cấp quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ?
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại diễn đàn thúc đẩy giao thương Việt – Mỹ trong bối cảnh “bình thường mới” trung tuần tháng 11 vừa qua, kim ngạch thương mại Việt - Mỹ tăng hàng trăm lần, từ 451 triệu USD năm 1995 lên 90,8 tỷ USD năm 2020 và dự kiến đạt 100 tỷ USD năm nay.
Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ đạt 73 tỷ USD. Dự báo cả năm nay, kim ngạch này sẽ cán mốc 100 tỷ USD, tăng hơn 200 lần so với thời điểm 1995.
Thống kê cũng cho thấy, thời gian gần đâu, trung bình mỗi năm hàng Việt xuất sang Mỹ tăng 230%, từ Mỹ vào Việt Nam tăng 175%.
Đặc biệt, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ, trong khi nước này cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài kinh tế thương mại, đầu tư, chính trị ngoại giao, tiếp xúc song phương cấp cao, hợp tác an ninh – quốc phòng Việt – Mỹ cũng là một trong những nội dung đáng chú ý. Mỹ liên tiếp chuyển các tàu tuần tra cho Việt Nam.
Ngoài ra, lãnh đạo hai nước cũng nhận thấy hai bên còn nhiều tiềm năng để tăng cường quan hệ trên các lĩnh vực như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, thương mại quốc phòng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Ông Antony Blinken nói quan hệ Việt – Mỹ đã ở tầm cao mới
Hoa Kỳ coi hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh là một trong những ưu tiên trong hợp tác an ninh - quốc phòng với Việt Nam và sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này.
Đối với vấn đề Biển Đông, Việt – Mỹ tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở tại vùng biển này, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Hoa Kỳ cũng ủng hộ lập trường của Việt Nam cho rằng cần tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC).
Với thiện chí và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam của Mỹ, theo cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh, thời gian tới, hai nước cần xây dựng lộ trình để nâng tầm quan hệ từ “đối tác toàn diện lên tầm đối tác chiến lược”.
Theo ông Phạm Quang Vinh, điều này phù hợp với lợi ích của cả Việt Nam - Mỹ cũng như phù hợp với chính sách đối ngoại, khung quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала