https://kevesko.vn/20211124/chuyen-gia-sau-litva-khong-ai-dam-vuot-qua-lan-ranh-do-cua-nguyen-tac-mot-nuoc-trung-quoc-12606841.html
Chuyên gia: sau Litva, không ai dám vượt qua lằn ranh đỏ của nguyên tắc “một nước Trung Quốc”
Chuyên gia: sau Litva, không ai dám vượt qua lằn ranh đỏ của nguyên tắc “một nước Trung Quốc”
Sputnik Việt Nam
Lập trường của Hoa Kỳ trước và sau mâu thuẫn nhau trong vấn đề Đài Loan là do ảnh hưởng của phe diều hâu chống Trung Quốc đối với Tổng thống Joe Biden. Hoa... 24.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-24T19:21+0700
2021-11-24T19:21+0700
2021-11-25T15:22+0700
thế giới
chính trị
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
đài loan
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/18/12605182_0:122:2909:1758_1920x0_80_0_0_4bb859d521b5b1360f5e3795a262bb09.jpg
Đúng như dự kiến, Hoa Kỳ ủng hộ Đài Bắc và Vilnius về vấn đề mở văn phòng đại diện của Đài Loan tại Litva. Ngày 22/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã gọi việc thành lập văn phòng ngoại giao là "một bước quan trọng nhằm mở rộng sự tham gia mang tính xây dựng của Đài Loan trong không gian quốc tế". Trên thực tế, Litva đưa ra cách diễn giải khác Trung Quốc về nguyên tắc “một nước Trung Hoa”, và Hoa Kỳ tán thành điều đó và hứa với Litva sẽ mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, gọi nước này là "một đồng minh có giá trị của NATO, là đối tác trong một loạt vấn đề".Liệu những quốc gia khác có thể sử dụng kịch bản Litva trong quan hệ với Đài Bắc để làm hài lòng Mỹ?Đáp trả quyết định của Vilnius mở văn phòng đại diện của Đài Loan vào cuối tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo đã giáng cấp quan hệ ngoại giao với Litva xuống cấp “đại biện”. Về mặt chiến lược, những hành động như vậy không có lợi cho Litva, chắc là Hoa Kỳ đã đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra những quyết định như vậy, - ông Alexander Lomanov, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế Nga, trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:Vào ngày 23 tháng 11, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Milius (DDG-69), thuộc lớp Arleigh Burke, đã đi qua eo biển Đài Loan. Hải quân Hoa Kỳ gọi đây là "quá cảnh định kỳ". Các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ gần như hàng tháng đi qua eo biển này. Bắc Kinh coi đây là hành động khiêu khích vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của CHND Trung Hoa. Tuy nhiên, trước thềm Thế vận hội Bắc Kinh, những chuyến đi thường lệ như vậy qua eo biển Đài Loan có thể được coi là hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn tình hình quốc tế xung quanh nước chủ nhà Thế vận hội, như một động thái cố ý làm leo thang căng thẳng và phá vỡ sự yên tĩnh của Thế vận hội. Chuyên gia Alexander Lomanov cho rằng, Hoa Kỳ đang kiểm tra sức chịu đựng của Trung Quốc về mặt quân sự và chính trị:Rõ ràng, Mỹ sẽ sử dụng mọi công cụ sẵn có để gây sức ép lên Trung Quốc.Đài Loan là một trong những lý do để làm leo thang căng thẳngĐồng thời, các đồng minh của Hoa Kỳ, chủ yếu là Nhật Bản và Úc, hai nước công khai ủng hộ Mỹ, thường không tìm thấy sự hiểu biết trong nước. Ví dụ, hôm thứ Ba, thượng nghị sĩ Penny Wong, người phụ trách chính sách đối ngoại của Công đảng đối lập, đã chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton. Bà đã phát biểu tại Đại học Quốc gia Úc.Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Australia nói sẽ "không tưởng tượng nổi" kịch bản Australia không tham gia cùng Mỹ khi Washington hành động để bảo vệ đảo Đài Loan, nếu Trung Quốc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng đối với Đài Loan. Phụ trách đối ngoại Công đảng Penny Wong tuyên bố rằng, những tuyên bố của ông Dutton là một phần trong chiến lược của chính phủ nhằm thổi phồng tâm lý chống Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử năm 2022. Tăng cường viễn cảnh chiến tranh chống lại một cường quốc là chiến thuật bầu cử nguy hiểm nhất trong lịch sử Australia, bà Penny Wong nói. Theo bà, chỉ có các chính trị gia vô trách nhiệm muốn duy trì quyền lực bằng bất cứ giá nào mới có thể sử dụng chiến thuật này.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211118/dai-loan-chinh-thuc-mo-van-phong-dai-dien-tai-litva-12534478.html
https://kevesko.vn/20211123/bng-trung-quoc-hoa-ky-phai-sua-chua-sai-lam-cua-minh-va-khong-dua-voi-lua-o-eo-bien-dai-loan-12585549.html
https://kevesko.vn/20211113/bac-kinh-keu-goi-washington-ton-trong-cam-ket-voi-dai-loan-12472571.html
trung quốc
đài loan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/18/12605182_349:0:2909:1920_1920x0_80_0_0_25b1fe08d809d51f214538e17eff5ad9.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
thế giới, chính trị, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, đài loan, tác giả
thế giới, chính trị, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, đài loan, tác giả
Chuyên gia: sau Litva, không ai dám vượt qua lằn ranh đỏ của nguyên tắc “một nước Trung Quốc”
19:21 24.11.2021 (Đã cập nhật: 15:22 25.11.2021) Lập trường của Hoa Kỳ trước và sau mâu thuẫn nhau trong vấn đề Đài Loan là do ảnh hưởng của phe diều hâu chống Trung Quốc đối với Tổng thống Joe Biden. Hoa Kỳ đang leo thang căng thẳng xung quanh Đài Loan để tìm kiếm một lý do mới cho cuộc tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh.
Đúng như dự kiến, Hoa Kỳ ủng hộ Đài Bắc và Vilnius về vấn đề mở văn phòng đại diện của Đài Loan tại Litva. Ngày 22/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã gọi việc thành lập văn phòng ngoại giao là "một bước quan trọng nhằm mở rộng sự tham gia mang tính xây dựng của Đài Loan trong không gian quốc tế". Trên thực tế, Litva đưa ra cách diễn giải khác Trung Quốc về
nguyên tắc “một nước Trung Hoa”, và Hoa Kỳ tán thành điều đó và hứa với Litva sẽ mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương, gọi nước này là "một đồng minh có giá trị của NATO, là đối tác trong một loạt vấn đề".
18 Tháng Mười Một 2021, 18:18
Liệu những quốc gia khác có thể sử dụng kịch bản Litva trong quan hệ với Đài Bắc để làm hài lòng Mỹ?
Đáp trả quyết định của Vilnius mở văn phòng đại diện của Đài Loan vào cuối tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo đã giáng cấp quan hệ ngoại giao với Litva xuống cấp “đại biện”. Về mặt chiến lược, những hành động như vậy không có lợi cho Litva, chắc là Hoa Kỳ đã đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra những quyết định như vậy, - ông Alexander Lomanov, Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế Nga, trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm những quốc gia có thể đồng ý làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc đại lục để duy trì các lợi ích tưởng tượng hoặc lợi ích thật từ quan hệ đối tác với Washington. Điều này sẽ thể hiện cả trong lĩnh vực hợp tác với Đài Loan cũng như trong lĩnh vực phong trào Olympic. Một quyết định đơn phương của Hoa Kỳ về việc tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh sẽ không có lý do đủ thuyết phục. Rõ ràng, họ sẽ cố gắng thành lập phe đồng minh. Rất có thể cái gọi là "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ" sẽ được Hoa Kỳ sử dụng để thành lập một liên minh tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh".
23 Tháng Mười Một 2021, 16:20
Vào ngày 23 tháng 11,
tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Milius (DDG-69), thuộc lớp Arleigh Burke, đã đi qua eo biển Đài Loan. Hải quân Hoa Kỳ gọi đây là "quá cảnh định kỳ". Các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ gần như hàng tháng đi qua eo biển này. Bắc Kinh coi đây là hành động khiêu khích vi phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của CHND Trung Hoa. Tuy nhiên, trước thềm Thế vận hội Bắc Kinh, những chuyến đi thường lệ như vậy qua eo biển Đài Loan có thể được coi là hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn tình hình quốc tế xung quanh nước chủ nhà Thế vận hội, như một động thái cố ý làm leo thang căng thẳng và phá vỡ sự yên tĩnh của Thế vận hội. Chuyên gia Alexander Lomanov cho rằng, Hoa Kỳ đang kiểm tra sức chịu đựng của Trung Quốc về mặt quân sự và chính trị:
“Mỹ hiểu rõ rằng, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trước Thế vận hội là duy trì ổn định nội bộ và xây dựng hình ảnh tích cực trên trường quốc tế. Chính bởi vậy, các nước phương Tây, trước hết là Mỹ, sẽ cố gắng thực hiện thêm nhiều hành vi công kích Trung Quốc".
Rõ ràng, Mỹ sẽ sử dụng mọi công cụ sẵn có để gây sức ép lên Trung Quốc.
Đài Loan là một trong những lý do để làm leo thang căng thẳng
Đồng thời, các đồng minh của Hoa Kỳ, chủ yếu là Nhật Bản và Úc, hai nước công khai ủng hộ Mỹ, thường không tìm thấy sự hiểu biết trong nước. Ví dụ, hôm thứ Ba, thượng nghị sĩ Penny Wong, người phụ trách chính sách đối ngoại của Công đảng đối lập, đã chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton. Bà đã phát biểu tại Đại học Quốc gia Úc.
13 Tháng Mười Một 2021, 15:27
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Australia nói sẽ "không tưởng tượng nổi" kịch bản Australia không tham gia cùng Mỹ khi Washington hành động để bảo vệ đảo Đài Loan, nếu Trung Quốc dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng đối với Đài Loan. Phụ trách đối ngoại Công đảng Penny Wong tuyên bố rằng, những tuyên bố của ông Dutton là một phần trong chiến lược của chính phủ nhằm thổi phồng tâm lý chống Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử năm 2022. Tăng cường viễn cảnh chiến tranh chống lại một cường quốc là chiến thuật bầu cử nguy hiểm nhất trong lịch sử Australia, bà Penny Wong nói. Theo bà, chỉ có các chính trị gia vô trách nhiệm muốn duy trì quyền lực bằng bất cứ giá nào mới có thể sử dụng chiến thuật này.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.