Bất ổn trên quần đảo Solomon. Ai có lỗi? Covid-19, Trung Quốc, châu Úc hay nước Mỹ?

© REUTERS / Georgina KekeaNgười biểu tình bên ngoài quốc hội ở Honiara, Quần đảo Solomon
Người biểu tình bên ngoài quốc hội ở Honiara, Quần đảo Solomon - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Đăng ký
Trong bài báo của mình, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết rằng tình trạng bất ổn bạo lực vào tuần trước ở Quần đảo Solomon cho thấy ngay cả một quốc gia nhỏ cũng có thể tham gia vào cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc.

Cảnh đập phá khu phố Tàu

Trong suốt tuần qua, thủ đô của quốc gia nhỏ Quần đảo Solomon (Solomon Islands) đã bị rung chuyển bởi các cuộc bạo động với sự tham gia của hàng nghìn công dân nước này. Đầu tiên, đám đông biểu tình kéo đến Quốc hội, đòi Thủ tướng Manasseh Sogavare từ chức. Họ tham gia đốt tòa nhà Quốc hội. Khi việc này không thể thực hiện được, những kẻ bạo loạn đã di chuyển đến dinh Thủ tướng và phóng hỏa. Đồng thời, cảnh đập phá bắt đầu diễn ra ở thủ đô và các thành phố khác. Những người bất mãn đập phá các cửa hàng bán thực phẩm và bán các mặt hàng thiết yếu khác. Những ngôi nhà ở các khu phố Tàu cũng bị đốt phá.
Thủ tướng Manasseh Sogavare kêu gọi nước láng giềng giúp đỡ. Các đội nhỏ gồm quân đội và cảnh sát ngay lập tức được Úc và Papua New Guinea cử đến. Tổng số binh sĩ gìn giữ hòa bình là khoảng 150 người. Không nhiều, nhưng họ đóng vai trò quyết định trong việc đưa mọi thứ trở lại trật tự.
Trong cuộc bạo loạn, 3 người thiệt mạng, hơn 100 người bị bắt, nền kinh tế Quần đảo Solomon bị thiệt hại 227 triệu USD.
© SputnikThủ tướng Manasseh Sogavare
Thủ tướng Manasseh Sogavare - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Thủ tướng Manasseh Sogavare

Thủ tướng Manasseh Sogavare đã làm mất lòng nhân dân như thế nào?

Tình trạng bất ổn ở thủ đô Honiara đã lắng xuống, nhưng tại Quốc hội, phe đối lập chuẩn bị biểu quyết bất tín nhiệm đối với ông Manasseh Sogavare để buộc ông từ chức. Các công dân của quốc đảo dân số chưa đến 1 triệu người không hài lòng với điều gì?
Nhiều nhà quan sát tập trung vào việc Thủ tướng Manasseh Sogavare thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và cắt đứt quan hệ với Đài Bắc cách đây hai năm. Một phái đoàn từ hòn đảo đông dân nhất Malaita đã đến thủ đô Honiara trong những ngày bất ổn để bày tỏ sự bất bình với quyết định ngoại giao này.
Tháp CITIC ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Tại sao nhiều công ty nước ngoài vi phạm sở hữu trí tuệ của Trung Quốc
Trên thực tế, sự bất mãn có thể không phải do thay đổi đối tác nước ngoài, mà do các công ty nước ngoài (không chỉ Trung Quốc, mà cả Malaysia và Philippines) chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và khai thác gỗ trên đảo, tạo ra các vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp địa phương.
Trong một thời gian dài, đã xẩy ra những vấn đề giữa đảo Malaita và chính quyền trung ương: người dân trên đảo cho rằng lợi ích của họ không được tính đến một cách đầy đủ trong chính sách của thủ đô. Và tất cả điều này được đặt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế phát sinh trên hòn đảo do đại dịch Covid-19. Quần đảo đã bị đóng cửa gần hai năm, du khách và doanh nhân nước ngoài không đến thăm, đó là lý do khiến đời sống kinh tế trên đảo đi vào bế tắc.
© REUTERS / Jone TuiipelehakiKhói trên các tòa nhà đang cháy trong cuộc bạo loạn Honiara ở quần đảo Solomon
Khói trên các tòa nhà đang cháy trong cuộc bạo loạn Honiara ở quần đảo Solomon - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Khói trên các tòa nhà đang cháy trong cuộc bạo loạn Honiara ở quần đảo Solomon

Không ngoại trừ có sự can thiệp của phương Tây

Ngay khi bắt đầu bạo loạn, Thủ tướng Manasseh Sogavare nói rằng "các cường quốc nước ngoài đứng đằng sau tình trạng bất ổn để phản đối quyết định năm 2019 của ông trong việc chuyển trọng tâm ngoại giao của Quần đảo Solomon từ Đài Loan sang Trung Quốc." Thật sự khó tin rằng những người dân mù chữ của Malaita lại thông thạo chính trị đến mức muốn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan chứ không phải với nước Trung Quốc cộng sản, trong khi toàn thế giới, ngoại trừ 15 nước nhỏ, đều tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc" và duy trì quan hệ ngoại giao với CHND Trung Hoa. Phải có ai đó đã thúc đẩy người dân trên đảo đi biểu tình chống Trung Quốc.
Phó Thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2021
Bộ Ngoại giao Nga: Các nước ASEAN coi AUKUS là mối đe dọa an ninh
Rất có thể, tại Quần đảo Solomon, chính Mỹ, hoặc Mỹ thông qua Úc, đang cố gắng lật đổ chính phủ trung thành với CHND Trung Hoa để tấn công vào các vị trí của Trung Quốc cộng sản ở Nam Thái Bình Dương. Ngày nay, đây có thể được coi là hành động lật đổ tiếp theo của Washington và các đồng minh, bao gồm cả Australia, trong khuôn khổ chiến lược chống Trung Quốc của các nhóm như QUAD và AUKUS.
Tại sao có nghi ngờ rằng Úc sẽ có thể ảnh hưởng đến tiến trình chính trị ở Honiara? Bởi vì quân đội của Úc vẫn còn ở Quần đảo Solomon.
Điều gì tiếp theo sẽ xảy ra với Quần đảo Solomon? Quốc đảo này khó có thể quay trở lại quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Bắc Kinh sẽ cản trở điều này: Trung Quốc đã chính thức bày tỏ quan ngại về các sự kiện ở Quần đảo Solomon và nhắc nhở rằng nguyên tắc "một Trung Quốc" không thể bị vi phạm.
© REUTERS / Elizabeth Osifelo Hậu quả cuộc bạo loạn ở Honiara, Quần đảo Solomon
Hậu quả cuộc bạo loạn ở Honiara, Quần đảo Solomon - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Hậu quả cuộc bạo loạn ở Honiara, Quần đảo Solomon
Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa phe đối lập và chính phủ của ông Manasseh Sogavare vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Quá nhiều vấn đề, kể cả các vấn đề kinh tế, đã tích tụ ở đất nước này. Giáo sư Jonathan Pryke thuộc Viện Lowy ở Sydney cho rằng bất ổn chính trị nội bộ trên quần đảo sẽ tiếp tục ít nhất cho đến năm 2023, khi cuộc tổng tuyển cử tiếp theo được tổ chức tại đây.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала