- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bộ Y tế: 2 học sinh tử vong không phải do vaccine Covid-19, nguyên nhân là gì?

© Ảnh : Thu Hương - TTXVNNhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sau khi họp Hội đồng chuyên môn về biến cố sau tiêm chủng, Bộ Y tế thông tin về nguyên nhân tử vong của 02 học sinh tại Hà Nội và Bắc Giang không liên quan đến vaccine và thực hành tiêm chủng.

Tử vong liên quan đến phản ứng vệ độ IV là gì?

Sáng ngày 30/11, đại diện Bộ Y tế thông tin về chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi tại giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Theo Bộ Y tế, công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Học sinh THPT Hà Nội bắt đầu được tiêm vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Đại dịch COVID-19
Học sinh Hà Nội tử vong sau tiêm vaccine Pfizer ngừa Covid-19, lãnh đạo Sở Y tế nói gì?
Cụ thể về 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Hà Nội và Bắc Giang, trong đó có 2 trường hợp tử vong, Hội đồng chuyên môn về biến cố sau tiêm chủng xác định nguyên nhân tử vong liên quan đến phản ứng phản vệ độ IV, không liên quan đến vaccine và thực hành tiêm chủng.
Theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT mà Bộ Y tế ban hành về công tác phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, có 4 mức độ phản vệ như sau:
1.
Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.
2.
Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh. Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi. Đau bụng, nôn, ỉa chảy. Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.
3.
Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau: Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản. Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở. Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn. Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.
4.
Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
Cần lưu ý rằng mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự. Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.

Có 0,3% trường hợp phản ứng sau tiêm

Tại cuộc họp sáng cùng ngày, Bộ Y tế cũng thông tin thêm về tình trạng tiêm chủng cho trẻ em tại các tỉnh, thành hiện nay.
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, ghi nhận có 10.573 (chiếm 0,3%) trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng, chủ yếu là phản ứng tại chỗ, đau tại chỗ tiêm.
Loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho học sinh tại TP.Hồ Chí Minh là vaccine Pfizer. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Đại dịch COVID-19
Vụ 4 người tử vong, 70 người sốc phản vệ sau tiêm vaccine Vero Cell, trách nhiệm thuộc về ai?
Tính đến ngày 28/11/2021, trên toàn quốc đã có 34/63 tỉnh/thành phố triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, với 3.512.874 mũi tiêm đã được thực hiện.
Trong đó tiêm mũi 1 là 2.828.743 liều (tỷ lệ tiêm mũi 1 ước tính là 31,1%) và mũi 2 là 684.131 liều (tỷ lệ tiêm mũi 2 ước tính là 7,5%).
Một số tỉnh có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 đạt trên 60% tổng số đối tượng 12-17 tuổi như: Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала