Dân chưa giàu, đất đã tăng giá vùn vụt

© Ảnh : Nguyễn Thanh – TTXVNKhu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 có tổng diện tích hơn 92.000m2, thuộc quỹ đất hai bên đường 706B và đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết
Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 có tổng diện tích hơn 92.000m2, thuộc quỹ đất hai bên đường 706B và đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Đăng ký
Vì sao xuất hiện ngày càng nhiều những cơn ‘sốt’ đất thời gian qua? Giá bất động sản, địa ốc, đất nền tăng vùn vụt - người người mua đất, nhà nhà đổ tiền vào kênh đầu tư BĐS bên cạnh vàng và chứng khoán.
Đáng chú ý, các chuyên gia bất động sản cho rằng, đằng sau những cơn ‘sốt’ đất ở Việt Nam, có thật, có ảo, nhưng phần nhiều là do yếu tố nền tảng về tâm lý. Làn sóng ‘săn đất’, tìm mua bất động sản, nhất là những khu vực có dự án, tăng đầu tư sẽ đẩy giá đất tăng cao trong năm 2022 này.

Dân chưa giàu nhưng giá đất đã tăng điên đảo

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam có thống kê cho thấy, từ 2014 đến nay, giá đất, bất động sản liên tục tăng.
Mức tăng bình quân được chỉ ra là ít nhất trên 10%/ năm, ở các địa phương phát triển mạnh hay đô thị lớn thì còn tăng cao hơn, vượt mức 20%/năm.
Theo một số chuyên gia bất động sản, ở Việt Nam, một người làm công, có thu nhập tăng lên theo thâm niên lao động, không chi tiêu xa xỉ bất cứ thứ gì, cũng phải mất khoảng gần 20 năm mới có thể mua được một căn hộ bình dân khoảng 60m2 ở thành phố.
Dự án SwanBay tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2022
Bất động sản nóng thất bại đấu giá đất Thủ Thiêm, ai đứng sau SwanBay Đại Phước?
Nghịch lý mà nhiều chuyên gia đau đáu chính là, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn ở mức thấp của thế giới thì giá bất động sản lại tăng quá cao, thậm chí bị thổi giá “trên trời”.
Nguyên nhân nào đẩy giá đất, giá bất động sản lên cao? Cơn gió nào thổi giá đất tăng điên đảo từ Bắc vào Nam?
Talkshow với chủ đề giải mã những cơn sốt đất và cơ hội cho năm 2022 quy tụ ý kiến của nhiều chuyên gia đầu ngành đã lý giải phần nào các hiện tượng ‘sốt’ đất trên thị trường bất động sản Việt Nam thời gian qua.
Các chuyên gia tài chính – kinh tế - bất động sản đánh giá, nguyên nhân chính làm giá đất tăng là do tình trạng mua đi bán lại, thổi giá, đẩy giá làm lũng đoạn thị trường, chứ không phải từ nhu cầu thực của người dân.
Chính vì việc người người đua nhau mua đất, sở hữu nhà, nắm bất động sản dẫn đến hiện tượng đẩy giá thị trường chung lên cao, khiến những người làm công ăn lương thu nhập thấp khó có cơ hội tiếp cận.
Theo Giám đốc Bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, giá bất động sản, đặc biệt giá đất nền tiếp tục tăng ở nhiều khu vực.
Ông Kiệt dẫn báo cáo mới nhất của CBRE, cho biết tình trạng giá đất tăng xuất hiện và lan rộng ở phạm vi lớn hơn trước rất nhiều. Điển hình như giai đoạn 2018-2019, sốt đất xuất hiện nhiều địa phương, song tập trung ở một số khu vực tại TP.HCM như quận 9, Thủ Đức. Đây là những nơi giá tăng cao nhất khi có dự án lớn.
“Tuy nhiên, thời điểm đó rất nhiều nhà đầu tư gặp các vấn đề liên quan đến tài chính khi tham gia vào các cơn sốt”, ông Kiệt lưu ý.
Đến cuối 2021, đầu 2022, ghi nhận của CBRE cho thấy giá đất tăng trên diện rộng, ở khu vực cận thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đức Hoà, Bến Lức, Phan Thiết.
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Vì sao giá nhà đất, bất động sản Hà Nội tăng cao?
Theo quan sát của Giám đốc Bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam, thời gian qua giá bất động sản, nhất là phân khúc đất nền có sự tăng đột biến, thậm chí tình trạng này xuất hiện và lan rộng hơn rất nhiều so với hiện tượng “sốt đất” giai đoạn năm 2018 - 2019.
Ở thời điểm này, theo ông Kiệt, khu vực Phan Thiết, La Gi, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc của Bình Thuận đã xảy ra những cơn sốt đất cục bộ. Ở những vùng xa hơn như Bảo Lộc, Lâm Đồng và Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk tình trạng cũng tương tự. Tại khu vực miền Trung, miền Bắc cũng đều xuất hiện những cơn sốt đất triền miên.

Vì sao có “sốt” đất?

Bàn về nguyên nhân gây nên cơn “sốt” đất, ở các địa phương, chuyên gia của CBRE đánh giá có nhiều yếu tố.
Đầu tiên là do suốt 2 năm dịch bệnh hoành hành, khiến nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, nhiều kế hoạch đầu tư hạ tầng và dự án bị đình trệ.
Khoảng thời gian gần đây, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, các địa phương ồ ạt công bố kế hoạch đầu tư hạ tầng, quy hoạch, kế hoạch triển khai dự án, khiến các nhà đầu tư chú ý và xây dựng chiến lược đầu tư đón đầu.
Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2022
Vì sao Tân Hoàng Minh bất ngờ đơn phương xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm?
“Do đó, họ đua nhau đổ xô vào những khu vực xuất hiện thông tin quy hoạch, vì thế mà giá bất động sản ở những khu vực này bị đẩy lên cao”, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo ông Kiệt, thời gian gần đây nhiều địa phương cũng bắt đầu mở rộng đầu tư phát triển các khu công nghiệp, để thu hút nguồn vốn FDI.
Các tỉnh cũng đồng thời đầu tư vào phát triển du lịch để nhanh chóng phục hồi ngành bất động sản ngay khi mở cửa.
“Những kỳ vọng đó tác động tới tâm lý nhà đầu tư, khiến họ tập trung tìm kiếm các quỹ đất, sản phẩm để tận dụng được các yếu tố phát triển kinh tế”, đại diện CBRE lưu ý.
Đáng nói, theo vị chuyên gia Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, thực chất “sốt đất” thời kỳ này chủ yếu là “sốt đất tâm lý”.
Cụ thể, nhà đầu tư luôn muốn đón đầu thị trường, muốn tập trung vào những khu vực được dự báo tăng trưởng tốt, có tiềm năng phát triển, để kiếm lời tốt hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết những thông tin về khu vực được dự báo là tiềm năng đều là những thông tin bên lề.
“Vì vậy, các nhà đầu tư nếu bị lôi kéo vốn vào các khu vực đó sẽ dễ bị cuốn vào những cơn “sốt đất ảo”, “bị kích sóng”, phải mua đất với giá đỉnh rồi không thanh khoản được, bị "chôn vốn" khi cơn “sốt đất hạ nhiệt”, chuyên gia cảnh báo.

Giá đất tăng theo lạm phát?

Nhiều chuyên gia cũng quan ngại với vấn đề lạm phát khiến nhu cầu tìm kiếm đất, bất động sản tăng, gây nên hiện tượng “sốt đất” tại một số địa phương thời gian vừa qua.
Theo ông Kiệt, tình hình lạm phát tăng, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu tìm kiếm kênh giữ tài sản.
“Bất động sản là kênh đầu tiên được nhiều người nghĩ đến. Đất nền lại có ưu điểm vì thanh khoản tốt mà giá trị đầu tư không cao”, ông Kiệt phân tích.
Nhiều ý kiến cũng lo ngại, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraina gây biến động lớn về tài chính, giá nhiên liệu tăng cao và giá trị đồng tiền bị ảnh hưởng, thì giới nhà giàu buộc phải tìm kiếm kênh trú ẩn tài sản. Tâm lý chung, bất động sản, đất đai vẫn luôn là một trong những sự lựa chọn an toàn mà người dân Việt Nam tính tới.
Những ngôi nhà mới ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2021
Rà soát, kiểm tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất có biểu hiện bất thường
Các quan điểm cũng đồng thuận, đây chính là một trong những yếu tố tạo nên hiện tượng “sốt đất” như đã thấy thời gian qua.
Bàn thêm về “sốt đất” do lạm phát, chuyên gia Phan Công Chánh nêu ý kiến cho rằng, trong 3 - 4 tuần gần đây, căng thẳng giữa Nga - Ukraina đã dẫn đến sự thay đổi trong khẩu vị đầu tư của nhà đầu tư trên khắp thế giới.
Cụ thể, theo ông Chánh, sự việc khiến cho giá nguyên vật liệu tăng cao, lẽ dĩ nhiên, lạm phát trở thành vấn đề đáng lo ngại kéo dài thêm khoảng 2 đến 3 năm tới.
“Trong bối cảnh các yếu tố địa chính trị, ảnh hưởng của dịch bệnh và khó khăn trong hoạt động kinh doanh đã đẩy các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào bài toán đầu tư sinh lời ít rủi ro. Và lúc này, bất động sản và chứng khoán là những kênh được lựa chọn đổ tiền vào đầu tiên”, ông Phan Công Chánh bày tỏ.
Ông Chánh cũng chỉ rõ, thời gian qua thị trường chứng khoán đã ghi nhận những số liệu tăng trưởng ấn tượng, với quy mô thị trường ngày càng được mở rộng.
Trong khi đó, chứng khoán và bất động sản là hai lĩnh vực thông nhau, nếu chứng khoán tăng trưởng thì bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi.
Theo xu hướng từ đầu năm 2022 đến nay, rất nhiều nhà đầu tư đã chuyển phần lợi nhuận từ chứng khoán sang bất động sản - kênh đầu tư ít rủi ro hơn để bảo toàn tài sản, theo tâm lý cố hữu.
Ông Tất Thành Cang tự ý chấp thuận chủ trương chuyển nhượng hơn 32ha đất xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) với giá bèo - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2020
Vụ bán 32ha đất tại Phước Kiển với giá “bèo”: Bắt 2 cựu lãnh đạo Công ty Tân Thuận
Còn một nguyên nhân nữa được giới chuyên gia bàn đến đó chính là thực trạng thiếu nguồn cung bất động sản tại các thành phố lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên “sốt đất”.
“Xu hướng dịch chuyển nguồn cung sang các khu vực lân cận thành phố lớn đã diễn ra từ nhiều năm trước và sẽ còn diễn biến, tạo ra cơ hội tìm kiếm đầu tư bất động sản với giá phù hợp”, ông Phan Công Chánh nhấn mạnh.

Bất động sản là kênh đầu tư giúp giảm rủi ro lạm phát?

Với những phân tích dựa trên nguyên nhân, giới chuyên gia dự báo giá bất động sản năm 2022 sẽ tiếp tục tăng.
Ai cũng biết bất động sản luôn được đánh giá là một kênh trú ẩn giúp giảm thiểu rủi ro khi tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Tuy nhiên, các đợt lạm phát lớn cũng có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu về thuê hay mua bất động sản, không ngoại trừ yếu tố rủi ro thị trường.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2019
Thanh tra Chính phủ: Các nhà đầu tư ở Thủ Thiêm hưởng lợi lớn do chênh lệch giá đất
Bàn về vấn đề này, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam đánh giá, dưới tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraina cũng như những ảnh hưởng vẫn còn tồn tại của Covid-19, mục tiêu giữ lạm phát ở mức dưới 4% là rất thử thách cho nền kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, theo ông Khương, Việt Nam chỉ có thể đạt được trường hợp khả năng phục hồi của nền kinh tế hậu Covid-19 diễn ra đúng như kỳ vọng và tình hình chiến tranh giữa Nga và Ukraina được giải quyết ổn thỏa thông qua các đàm phán sớm.
Savills Việt Nam cũng lưu ý, nếu lạm phát xảy ra do tăng trưởng kinh tế (lạm phát cầu kéo), nhu cầu bất động sản sẽ được đẩy lên và giúp làm tăng giá trị của bất động sản.
“Tuy nhiên, nếu lạm phát được hình thành bởi các chi phí như nguyên vật liệu, chi phí lao động tăng (lạm phát chi phí đẩy) sẽ dẫn đến hạn chế nguồn cung bất động sản. Lạm phát do chi phí đẩy cũng khó dự đoán, thường do các biến cố không lường trước được như về môi trường, địa chính trị”, ông Khương lưu ý.
Vậy nên, trước những biến động như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, có 3 kênh trú ẩn tài sản lớn là dầu mỏ, kim loại quý và bất động sản.
Chuyên gia của Savills Việt Nam phân tích, khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế - chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào bất động sản được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro.
“Đặc biệt, tại Việt Nam, trong thời gian qua, nguồn cung bất động sản nhà ở rất hạn chế. Người dân chủ yếu đầu tư đất nền còn các sản phẩm bất động sản nhà ở bao gồm đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn”, ông Khương chỉ rõ.
Do đó, trong bối cảnh bất ổn kinh tế - chính trị thế giới, lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản bao gồm cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.
Những tấm áp phích tuyên truyền về Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 bằng hai thứ tiếng Việt và Anh trên các đường phố ở Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2019
7.000 hộ dân Đà Nẵng "choáng": Bỗng nợ tiền tỷ vì điều chỉnh giá đất
Tuy nhiên, TS. Khương cũng phân tích, khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có.
Cũng cần tính tới yếu tố, nhà đầu tư dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.
Thông qua các ý kiến thảo luận, các chuyên gia BĐS cho rằng, “sốt đất” hầu hết diễn ra là do yếu tố nền tảng về tâm lý. Bởi trường hợp xung đột giữa Nga - Ukraina không kéo dài, nhưng hệ quả để lại là vấn đề lạm phát, khiến các nhà đầu tư luôn có tâm lý tìm kênh trú ẩn dòng tiền an toàn và đổ tiền vào đất – BĐS
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала