Việt Nam thiếu than sản xuất điện

© Depositphotos.com / Claudine Van MassenhoveThan
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2022
Đăng ký
Nhiều tổ máy nhiệt điệt như Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1…ngừng vận hành vì thiếu than, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lo thiếu điện.
Tình trạng thiếu than khiến toàn hệ thống điện quốc gia của Việt Nam thiếu hụt đến 3.000MW từ nhiệt điện than cho sản xuất điện.

Thiếu than cho sản xuất điện

Ngày 30/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, căn cứ số liệu tổng hợp được cập nhật đến ngày 30/3/2022, tình hình cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn vẫn đang tiếp tục có nhiều khó khăn và thiếu hụt rất lớn so với hợp đồng cung cấp than đã ký.
Như vậy, nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4 trở đi là rất hiện hữu.
Cụ thể, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong quý 1/2022, tổng khối lượng than đã được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện của EVN là 4,49 triệu tấn trên tổng số 5,85 triệu tấn theo hợp đồng đã ký (tương ứng tỷ lệ 76,76%).
Đường dây truyền tải điện - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Hé lộ nhà máy điện mà EVN và PVN phải 'tranh giành'
Như vậy, lượng than được cung cấp đã thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng.
Theo lãnh đạo EVN, vì lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát.
Tập đoàn Điện lực dẫn chứng tình trạng thiếu than cho sản xuất điện tại các nhà máy như nhiệt điện Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1.
Theo đó, tại những đơn vị này, hiện nay chỉ đủ than vận hành 1 tổ máy ở mức 60 - 70% công suất, hay tại nhà máy nhiệt điện Hải Phòng chỉ đủ than vận hành cho 1 trong 4 tổ máy.
“Do đó, toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt tới hơn 3.000 MW nhiệt điện than do thiếu than cho sản xuất điện”, EVN thừa nhận.

EVN kêu gọi tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, để khắc phục những khó khăn do tình trạng thiếu than cho sản xuất điện, vừa qua, các đơn vị vận hành nguồn và lưới điện của EVN đã có nhiều biện pháp đồng bộ để duy trì vận hành an toàn, ổn định cho hệ thống điện quốc gia.
Theo EVN, mặc dù các đơn vị cung cấp than (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc) đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn để khai thác than từ các mỏ trong nước và nhập khẩu than để pha trộn, nhưng thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc cho biết, tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2022
Vừa cam kết không lúc nào thiếu xăng, giờ Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu than cho điện
Trong thời gian tới đây, nhất là vào thời điểm nắng nóng cao điểm của mùa khô năm 2022, sản xuất điện từ nhiên liệu than đóng một vai trò hết sức quan trọng cho đảm bảo cung cấp điện, đặc biệt là các tháng 4, 5, 6, 7 tại khu vực miền Bắc.
Vì vậy EVN kêu gọi người dân và khách hàng sử dụng điện thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện.
Để chủ động ứng phó với nguy cơ ảnh hưởng đến cung cấp điện từ phía người sử dụng điện, EVN kêu gọi người dân và các khách hàng sử dụng điện thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện như: tắt các thiết bị điện không cần thiết, tránh sử dụng nhiều thiết bị điện vào các giờ cao điểm, sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ.
EVN nhấn mạnh, những hành động này sẽ góp phần giảm bớt những khó khăn về nguồn điện. EVN rất mong nhận được sự chia sẻ của các khách hàng sử dụng điện.

TKV đề xuất tăng giá bán than

Như Sputnik đã thông tin trước đó, Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương về tình hình sản xuất kinh doanh than và cung ứng than cho sản xuất điện tại Việt Nam.
Theo TKV, kế hoạch sản lượng than cấp cho các nhà máy nhiệt điện năm 2022 là 35 triệu tấn. Tuy nhiên, tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam cho rằng việc cung cấp phụ thuộc nhiều nhập khẩu.
Riêng 3 tháng đầu năm, TKV mới chỉ nhập được 325.000 tấn, nên sản lượng cấp được trong quý 1/2022 chỉ đạt khoảng 1,1 triệu tấn, giảm 2,4 triệu tấn so với kế hoạch.
Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) đóng điện Trạm biến áp và đường dây 220/500kV kết hợp điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
EVN làm ăn có lãi, giá bán lẻ điện bình quân 2022 ra sao?
Do đó, báo cáo Bộ Công Thương, TKV cho rằng có thể nhập khẩu không đạt kế hoạch năm 2022 nên đã chỉ đạo các đơn vị tăng sản lượng than khai thác tối đa có thể, khoảng 4,1 triệu tấn.
Các đơn vị cũng nố lực tăng chế biến than, pha trộn đảm bảo cung cấp tối đa cho các nhà máy nhiệt điện theo kế hoạch, không để thiếu than.
Trên nền tăng các chi phí đầu vào như nguyên liệu, sắt thép, tiền lương... Tập đoàn Than khoáng sản cũng đề nghị Bộ Công thương báo cáo Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng giá bán than trong nước, nhất là giá bán than cho các hộ điện, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và an ninh năng lượng của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала