https://kevesko.vn/20220409/petrovietnam-lo-ngai-truoc-cang-thang-nga---ukraina-14654153.html
Petrovietnam lo ngại trước căng thẳng Nga - Ukraina
Petrovietnam lo ngại trước căng thẳng Nga - Ukraina
Sputnik Việt Nam
Theo Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng, căng thẳng Nga – Ukraina đã tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt kinh tế, thương mại, tài chính, cũng như chuỗi sản xuất và... 09.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-09T18:44+0700
2022-04-09T18:44+0700
2022-04-09T18:44+0700
dnr
lnr
cuộc khủng hoảng ở ukraina
ukraina
donbass
donetsk
petrovietnam
pvn
hợp tác nga-việt
việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/0a/14157017_0:95:1011:663_1920x0_80_0_0_4cabc24b28437822bdac66f943c48c7e.jpg
Riêng đối với Petrovietnam, Liên bang Nga là đối tác truyền thống trong lĩnh vực khai thác dầu khí, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Do đó, xung đột xảy ra đã gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động đầu tư của Petrovietnam.Petrovietnam tổ chức tọa đàm về căng thẳng Nga - UkrainaNgày 08/04, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm "Xung đột Nga – Ukraina: Dự báo biến động và giải pháp quản trị của PVN" do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức.Tham gia sự kiện có ông Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ, Chủ tịch Hội Việt –Mỹ; Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ quốc gia.Về phía Petrovietnam có sự tham dự của Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng, các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, đại diện lãnh đạo các Ban chuyên môn và Văn phòng Tập đoàn, cùng với lãnh đạo một số đơn vị thành viên tại các điểm cầu.Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng nêu rõ sự quan tâm đặc biệt về những vấn đề xoay quanh căng thẳng Nga – Ukraina hiện nay. Căng thẳng này đã tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt kinh tế, thương mại, tài chính, cũng như chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của thế giới và Việt Nam.Riêng đối với Petrovietnam, Liên bang Nga là đối tác truyền thống trong lĩnh vực khai thác dầu khí, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn.Theo ông Lê Mạnh Hùng, xung đột kéo dài đã gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động đầu tư của Petrovietnam. Trước ngày diễn ra buổi tọa đàm, Ban Tổng Giám đốc Petrovietnam đã trải qua 3 ngày họp bàn về những vấn đề mà tập đoàn đang gặp phải.Từ khi xung đột xảy ra đến nay, Petrovietnam luôn theo dõi sát sao mọi diễn biến, tổ chức nhiều cuộc họp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế hàng đầu nhằm xác định rõ những ảnh hưởng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Từ đó, tăng cường công tác dự báo, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với khủng hoảng chính trị và giá dầu.Trừng phạt nhằm vào Nga đã gây hệ lụy lên kinh tế thế giớiChia sẻ tại buổi tọa đàm, nguyên đại sứ Phạm Quang Vinh đã khái quát về bức tranh toàn cảnh và đưa ra quan điểm về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina. Hệ lụy kéo theo là cuộc xung đột giữa các nước lớn ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, như Nga, Mỹ, NATO... càng đẩy căng thẳng giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO lên đỉnh điểm.Đối với Nga, “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraina năm 2022 có thể xem là “trận đánh chiến lược” của Tổng thống Nga V. Putin. Vì vậy, từ đầu Nga đã xác định chấp nhận đối mặt với nhiều vấn đề sau đó, kể cả việc sẵn sàng đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế khốc liệt, kéo dài của Mỹ và đồng minh phương Tây.Nga cũng hiểu rất rõ, xung đột sẽ tạo ra một gánh nặng mới đối với nền kinh tế đất nước, vốn đã bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, như Chính phủ Nga đã nhiều lần nhấn mạnh, Nga có đủ nguồn lực tài chính đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống trước các lệnh trừng phạt cũng như các mối đe dọa từ bên ngoài.Theo đại sứ Phạm Quang Vinh, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây với Nga có thể kéo giảm GDP của nước này. Tuy vậy, các đòn trừng phạt kinh tế Nga đồng thời cũng khiến cho kinh tế thế giới phải hứng chịu nhiều hệ luỵ khó lường.Nga là nước sở hữu nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới đã được phát hiện. Nga sản xuất 10% lượng dầu toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt, cung cấp đến 40% lượng khí đốt cho châu Âu. Hệ lụy rõ nhất có thể thấy chính là giá năng lượng và lạm phát tăng cao, làm chậm đà phục hồi kinh tế của các quốc gia hậu Covid-19.Sau các đòn trừng phạt nhắm vào Nga, giá dầu đã bị đẩy lên mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ qua. Điều này đã làm gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga, khiến người dân châu Âu thiếu nhiên liệu để sưởi ấm. Giá khí đốt tăng kéo theo giá điện tăng, khiến chỉ số lạm phát của các nước châu Âu liên tục lập đỉnh trong những tháng vừa qua. Cùng với đó là sự lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 3 ở mức 7,5%.Kinh tế thế giới sẽ chịu ảnh hưởng xấu trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao. Từ đó, hiệu quả của chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế mà các quốc gia đang nỗ lực thực hiện, trong đó có Việt Nam, bị suy giảm. Như vậy, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina mang lại những rủi ro rất lớn cho nền kinh tế thế giới, vốn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch.Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định, trước tình hình hiện nay, nhiều tập đoàn, công ty lớn bắt đầu có động thái rút khỏi nước Nga. Bên cạnh đó, các nước châu Âu chịu tác động lớn về kinh tế và kéo theo nhiều quốc gia đối tác. Việt Nam là nước đang phát triển, tham gia sâu rộng vào thị trường thương mại tự do trong thời gian qua. Do đó, chính sách của Việt Nam là hài hòa lợi ích giữa các bên và bảo vệ lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế.Phát biểu tại tọa đàm, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cho biết, hiện Petrovietnam đang khai thác dầu khí tại Nga là 1,8 triệu tấn dầu. Tập đoàn cũng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của cuộc xung đột đang diễn ra.Lãnh đạo Petrovietnam yêu cầu, trên cơ sở dự báo, đánh giá của Tập đoàn và các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm, các Phó Tổng Giám đốc phụ trách, Trưởng các ban chuyên môn Tập đoàn cần tổng hợp, rà soát, chắt lọc, phân tích, phân loại phân nhóm kỹ lưỡng từng thông tin, giải pháp.Với những vấn đề Tập đoàn không quyết định được, cần khẩn trương tổng hợp báo cáo trình lên Chính phủ, các cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, giải quyết.
https://kevesko.vn/20220407/pvn-lam-viec-voi-zarubezhneft-viet-nam-va-nga-tang-hop-tac-khai-thac-dau-khi-14619724.html
https://kevesko.vn/20220409/lieu-vietsovpetro-co-vuot-qua-duoc-cac-lenh-trung-phat-14645998.html
https://kevesko.vn/20220401/khai-thac-dau-khi-viet-nam-lai-ky-luc-nho-gia-nang-luong-the-gioi-tang-cao-14505802.html
dnr
lnr
ukraina
donbass
donetsk
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/03/0a/14157017_0:0:1011:758_1920x0_80_0_0_5dcb5c300b4d5de2d9e894a6bc64e33e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
dnr, lnr, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, donbass, donetsk, petrovietnam, pvn, hợp tác nga-việt, việt nam
dnr, lnr, cuộc khủng hoảng ở ukraina, ukraina, donbass, donetsk, petrovietnam, pvn, hợp tác nga-việt, việt nam
Riêng đối với Petrovietnam, Liên bang Nga là đối tác truyền thống trong lĩnh vực khai thác dầu khí, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Do đó, xung đột xảy ra đã gây ra nhiều rủi ro
cho hoạt động đầu tư của Petrovietnam.
Petrovietnam tổ chức tọa đàm về căng thẳng Nga - Ukraina
Ngày 08/04, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm "Xung đột Nga – Ukraina: Dự báo biến động và giải pháp quản trị của PVN" do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức.
Tham gia sự kiện có ông Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ, Chủ tịch Hội Việt –Mỹ; Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ quốc gia.
Về phía Petrovietnam có sự tham dự của Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng, các Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, đại diện lãnh đạo các Ban chuyên môn và Văn phòng Tập đoàn, cùng với lãnh đạo một số đơn vị thành viên tại các điểm cầu.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng nêu rõ sự quan tâm đặc biệt về những vấn đề xoay quanh căng thẳng Nga – Ukraina hiện nay. Căng thẳng này đã tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt kinh tế, thương mại, tài chính, cũng như chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu của thế giới và Việt Nam.
Riêng đối với Petrovietnam, Liên bang Nga là đối tác truyền thống trong lĩnh vực khai thác dầu khí, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, xung đột kéo dài đã gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động đầu tư của Petrovietnam. Trước ngày diễn ra buổi tọa đàm, Ban Tổng Giám đốc Petrovietnam đã trải qua 3 ngày họp bàn về những vấn đề mà tập đoàn đang gặp phải.
Từ khi xung đột xảy ra đến nay,
Petrovietnam luôn theo dõi sát sao mọi diễn biến, tổ chức nhiều cuộc họp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế hàng đầu nhằm xác định rõ những ảnh hưởng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Từ đó, tăng cường công tác dự báo, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với khủng hoảng chính trị và giá dầu.
Trừng phạt nhằm vào Nga đã gây hệ lụy lên kinh tế thế giới
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, nguyên đại sứ Phạm Quang Vinh đã khái quát về bức tranh toàn cảnh và đưa ra quan điểm về cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina. Hệ lụy kéo theo là cuộc xung đột giữa các nước lớn ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, như Nga, Mỹ, NATO... càng đẩy căng thẳng giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh NATO lên đỉnh điểm.
Đối với Nga, “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraina năm 2022 có thể xem là “trận đánh chiến lược” của Tổng thống Nga V. Putin. Vì vậy,
từ đầu Nga đã xác định chấp nhận đối mặt với nhiều vấn đề sau đó, kể cả việc sẵn sàng đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế khốc liệt, kéo dài của Mỹ và đồng minh phương Tây.
Nga cũng hiểu rất rõ, xung đột sẽ tạo ra một gánh nặng mới đối với nền kinh tế đất nước, vốn đã bị ảnh hưởng nhiều bởi
đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, như Chính phủ Nga đã nhiều lần nhấn mạnh, Nga có đủ nguồn lực tài chính đảm bảo cho sự ổn định của hệ thống trước các lệnh trừng phạt cũng như các mối đe dọa từ bên ngoài.
Theo đại sứ Phạm Quang Vinh, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây với Nga có thể kéo giảm GDP của nước này. Tuy vậy, các đòn trừng phạt kinh tế Nga đồng thời cũng khiến cho kinh tế thế giới phải hứng chịu nhiều hệ luỵ khó lường.
Nga là nước sở hữu nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới đã được phát hiện. Nga sản xuất 10% lượng dầu toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt, cung cấp đến 40% lượng khí đốt cho châu Âu. Hệ lụy rõ nhất có thể thấy chính là giá năng lượng và lạm phát tăng cao, làm chậm đà phục hồi kinh tế của các quốc gia hậu Covid-19.
S
au các đòn trừng phạt nhắm vào Nga, giá dầu đã bị đẩy lên mức cao nhất trong gần 1 thập kỷ qua. Điều này đã làm gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga, khiến người dân châu Âu thiếu nhiên liệu để sưởi ấm. Giá khí đốt tăng kéo theo giá điện tăng, khiến chỉ số lạm phát của các nước châu Âu liên tục lập đỉnh trong những tháng vừa qua. Cùng với đó là sự lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tháng 3 ở mức 7,5%.
Kinh tế thế giới sẽ chịu ảnh hưởng xấu trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao. Từ đó, hiệu quả của chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế mà các quốc gia đang nỗ lực thực hiện, trong đó có Việt Nam, bị suy giảm. Như vậy, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraina mang lại những rủi ro rất lớn cho nền kinh tế thế giới, vốn vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau đại dịch.
Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định, trước tình hình hiện nay, nhiều tập đoàn, công ty lớn bắt đầu có động thái rút khỏi nước Nga. Bên cạnh đó, các nước châu Âu chịu tác động lớn về kinh tế và kéo theo nhiều quốc gia đối tác. Việt Nam là nước đang phát triển, tham gia sâu rộng vào thị trường thương mại tự do trong thời gian qua. Do đó, chính sách của Việt Nam là hài hòa lợi ích giữa các bên và bảo vệ lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế.
Phát biểu tại tọa đàm, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng cho biết,
hiện Petrovietnam đang khai thác dầu khí tại Nga là 1,8 triệu tấn dầu. Tập đoàn cũng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của cuộc xung đột đang diễn ra.
"Nếu chúng ta không có cách tiếp cận và phân tích chính xác, trong quý II và III, Tập đoàn sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến khâu cốt lõi dẫn đến mục tiêu sản lượng không đảm bảo mục tiêu đề ra. Công cụ phương tiện để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, thương mại cũng sẽ chịu tác động rất lớn", Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng kết luận buổi tọa đàm.
Lãnh đạo Petrovietnam yêu cầu, trên cơ sở dự báo, đánh giá của Tập đoàn và các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm, các Phó Tổng Giám đốc phụ trách, Trưởng các ban chuyên môn Tập đoàn cần tổng hợp, rà soát, chắt lọc, phân tích, phân loại phân nhóm kỹ lưỡng từng thông tin, giải pháp.
Với những vấn đề Tập đoàn không quyết định được, cần khẩn trương tổng hợp báo cáo trình lên Chính phủ, các cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, giải quyết.