https://kevesko.vn/20220411/nguoi-anh-em-tot-viet-nam-da-ky-bao-nhieu-hop-dong-mua-ban-dien-voi-lao-14671423.html
“Người anh em tốt”, Việt Nam đã ký bao nhiêu hợp đồng mua bán điện với Lào?
“Người anh em tốt”, Việt Nam đã ký bao nhiêu hợp đồng mua bán điện với Lào?
Sputnik Việt Nam
Việt Nam đang tìm kiếm nguồn cung ứng than, điện, năng lượng và khoáng sản chất lượng cao từ Lào – người anh em, láng giềng tốt và được đánh giá là đáng tin... 11.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-11T13:41+0700
2022-04-11T13:41+0700
2022-04-11T13:41+0700
việt nam
lào
bộ công thương
điện
evn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/0b/14671910_0:0:1600:900_1920x0_80_0_0_3400266b9a6c12bd3374c4f4d438242e.jpg
Ngoài Australia, Nam Phi, Bộ Công Thương hiện đã làm việc với một số doanh nghiệp sở hữu mỏ than trữ lượng lớn tại Lào để bàn biện pháp cung ứng than dài hạn và ổn định cho Việt Nam.Việt Nam và Lào đã ký bao nhiêu hợp đồng mua bán điện?Tần suất quan chức cấp cao của Việt Nam đi thăm Lào trở nên thường xuyên hơn trong bối cảnh hậu Covid-19 cũng như nền tảng quan hệ Việt Nam – Lào ngày càng được thắt chặt.Ngày 10/4/2022, theo thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đang có chuyến thăm Lào. Cách đây không lâu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã thăm và làm việc tại Lào với nhiều kết quả tốt đẹp.Theo Bộ Công Thương, trong khuôn khổ chuyến công tác đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhằm để đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới với Bộ Công Thương Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với ông Daovong Phonekeo, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào nhằm tăng cường hợp tác song phương Việt Nam – Lào trong lĩnh vực điện, năng lượng và khoáng sản.Tại cuộc gặp với ông Phonekeo và những người anh em Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, Việt Nam và Lào còn nhiều dư địa để phát triển quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực điện.Đặc biệt, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam cũng khẳng định nhu cầu điện rất lớn đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt và các mục tiêu an ninh năng lượng đất nước trong bối cảnh đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế hậu Covid-19.Theo Bộ trưởng, xuất phát từ thực tế này và nhu cầu hợp tác của hai nước, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào vào năm 2016 và Hiệp định Hợp tác phát triển các công trình năng lượng, điện và mỏ năm 2019.Theo người đứng đầu Bộ Công Thương, tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ Lào.Trên cơ sở đó, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án.“Điện nền”Phát biểu tại cuộc hội đàm, tư lệnh ngành Công Thương Việt Nam cũng nhận định rằng, nguồn điện từ thủy điện của Lào là nguồn ổn định, không phụ thuộc thời tiết, khí hậu.Do đó, thủy điện Lào không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 mà còn có thể sử dụng như điện “nền”.Nhằm tăng cường hợp tác cung ứng điện trong thời gian tới, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào Daovong Phonekeo đã nhất trí triển khai một số biện pháp quan trọng, nhằm giúp đảm bảo nguồn điện năng cho phía Hà Nội.Trong đó, hai bên cam kết phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện giữa hai nước. Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu tính toán nhu cầu, các giải pháp kỹ thuật và thương mại trong liên kết lưới điện để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Thứ ba, hai bên nghiên cứu, báo cáo Chính phủ hai nước xem xét tăng lượng điện cung ứng phù hợp với nhu cầu và năng lực của hai bên.Hai Bộ trưởng lưu ý rằng, các khía cạnh môi trường cũng cần được quan tâm thấu đáo trong quá trình hợp tác cung ứng điện song phương.Việt Nam muốn mua than của LàoTại hội đàm song phương cấp cao, bên cạnh nội dung cung ứng điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Daovong Phonekeo cũng đã thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác khai thác và cung ứng khoáng sản giữa hai nước.Nội dung hợp tác này trên thực tế mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh nguồn cung và chuỗi cung ứng một số nguyên liệu như than đá, kali, niken đang gặp khó khăn do tình hình biến động chính trị thế giới, xung đột Nga – Ukraina, các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt neo theo chính sách Zero Covid-19 của Trung Quốc cũng như thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vì Covid-19.Gặp gỡ song phương, hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam và Lào hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực khai khoáng, nhất là than đá, để bảo đảm hiệu quả trong khai thác, chế biến, thương mại cũng như bảo vệ môi trường.Người đứng đầu Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá chất lượng than đá của Lào, coi đây là loại than có nhiệt trị cao, dễ phối trộn, phù hợp làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện và sản xuất đạm của Việt Nam.Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh đã làm việc với một số doanh nghiệp sở hữu mỏ than trữ lượng lớn tại Lào để bàn biện pháp cung ứng than dài hạn và ổn định cho Việt Nam thời gian tới.Phát biểu với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, ông Daovong khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để xuất khẩu than đá từ Lào sang Việt Nam.Người đứng đầu Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào coi đây là một hướng đi mới trong hợp tác song phương.“Việc bắt tay” này vừa giúp Lào tối đa hóa giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa giúp thương mại song phương phát triển bền vững.Trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhất trí sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng, các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà đầu tư phía Lào để gia tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng quặng, khoáng sản của Lào sang Việt Nam.Theo Bộ Công Thương, sau khi có được sự nhất trí cao của hai Bộ trưởng, tiếp đó, sẽ giao các đơn vị chức năng và doanh nghiệp liên quan của hai nước triển khai ngay các nội dung mà hai bên đã thống nhất, sớm đạt được các kết quả tích cực nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (05/9/1962 - 05/9/2022) và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977 – 18/7/2022).Việt Nam tiếp tục tăng hợp tác năng lượngThăm Vientiane lần này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã làm việc với Tổng công ty Điện lực quốc gia Lào (EDL) và Tập đoàn Phongsubthavy (PGC).Như đã biết, đây đều là các doanh nghiệp lớn của Lào, có vai trò quan trọng trong hợp tác cung ứng điện với Việt Nam thời gian qua.Sau khi nghe lãnh đạo Tổng công ty Điện lực quốc gia Lào (EDL) và Tập đoàn Phongsubthavy (PGC) báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên biểu dương sự phát triển nhanh chóng của PGC và EDL cũng như những đóng góp của hai doanh nghiệp hàng đầu Lào trong hợp tác cung ứng điện, năng lượng với Việt Nam.Bộ Công Thương cho biết, căn cứ các văn kiện đã được ký kết giữa hai Chính phủ, Tập đoàn PGC đã triển khai đầu tư một số dự án thủy điện tại Lào và đã ký kết một số hợp đồng cung ứng điện với Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam (EVN).Phía PGC cũng đã triển khai đầu tư xây dựng 2 đường dây truyền tải điện trên lãnh thổ Lào để phục vụ đưa điện về Việt Nam.Đáng chú ý, các dự án đường dây này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022 để bảo đảm tiến độ cung ứng điện đã cam kết với Việt Nam. Ngoài ra, EDL cũng đang phát triển rất nhanh việc liên kết lưới điện với 27 điểm đấu nối để liên kết lưới với Việt Nam, Campuchia, Myanmar…Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị 2 doanh nghiệp hàng đầu của Lào PGC và EDL đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, bảo đảm hoàn thành sớm các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện với Việt Nam.Đáng chú ý, Việt Nam muốn tăng nhập khẩu điện từ Lào. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị EDL và PGC rà soát, đánh giá lại các nguồn điện có thể cung cấp cho Việt Nam trước năm 2025 để làm cơ sở đề xuất Chính phủ hai nước xem xét tăng nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam một cách phù hợp. Từ đó, chủ động tham mưu cho Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam các cơ chế hợp tác phát triển năng lượng hiệu quả, hướng tới chuyển đổi xanh, sạch và bền vững.Việc PGC đang sở hữu mỏ than có trữ lượng lớn tại Lào là điều hết sức phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm Vientiane lần này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị PGC ưu tiên cung cấp nguồn than ổn định cho các doanh nghiệp Việt Nam.Đáp lại đề nghị của phía Hà Nội, lãnh đạo PGC đã vui vẻ nhận lời và bày tỏ, ngoài việc cung cấp than cho Việt Nam, PGC còn mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực khai thác các mỏ sắt, vàng, mangan và silicon.Nửa triệu tấn than từ Lào sắp về Việt NamCũng theo Bộ Công Thương, ngay sau các cuộc làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, một tập đoàn lớn của Việt Nam đã nhanh chóng đạt được những tiến triển rất khích lệ trong việc mua khoảng 500.000 tấn than đá từ Lào.Đạt được thỏa thuận này, dự kiến, nửa triệu tấn than sẽ nhanh chóng được vận chuyển từ Lào về Việt Nam để giải quyết tình trạng thiếu than cho sản xuất điện và phân bón hiện nay, như trước đó Sputnik đã đưa tin.Trong khi đó, một tập đoàn khác của Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán để mua một lượng lớn quặng sắt từ Lào. Thông tin cụ thể nhiều khả năng sẽ được phía Bộ Công Thương Việt Nam tiếp tục cập nhật về những thành công trong chuyến thăm Lào lần này của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.Trước đó, hôm 31/3 vừa qua, EVN đã ký hợp đồng 2 gói thầu thi công xây lắp dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam.Theo đó, dự án Trạm cắt 220kV Bờ Y và các đường dây 220kV đấu nối từ cụm nhà máy thủy điện Nam Kong 1, 2, 3 (Lào) vào hệ thống điện Việt Nam, được đầu tư xây dựng tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đóng điện vào quý IV/2022. Trong đó, Trạm cắt 220kV Bờ Y gồm 10 ngăn 220kV, trong giai đoạn này lắp đặt 5 ngăn xuất tuyến và 1 ngăn máy cắt liên lạc.Dự án Trạm cắt 220kV Đăk Ooc và các đường dây 220kV đấu nối từ Nhà máy thủy điện Nam Emoun (Lào) vào hệ thống điện Việt Nam, được đầu tư xây dựng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đóng điện vào quý I/2023.EVN nhấn mạnh, hai dự án trên được đầu tư xây dựng theo cam kết song phương về quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào trong lĩnh vực phát triển năng lượng, phục vụ nhập khẩu điện từ cụm nhà máy thủy điện Nam Kong 1, 2, 3 và Nam Emoun (Lào) về Việt Nam.
https://kevesko.vn/20220408/viet-nam-va-lao-ung-ho-nga-o-lhq-nhu-da-tung-sat-canh-ben-nhau-trong-chien-tranh-14634070.html
https://kevesko.vn/20220408/cam-on-viet-nam-lao-biet-on-ha-noi-giup-xay-he-thong-thuy-loi-xieng-vang-14635670.html
https://kevesko.vn/20220108/viet-nam-va-lao-co-the-tin-tuong-nhau-tuyet-doi-13151285.html
https://kevesko.vn/20220317/duong-sat-vientiane-vung-ang-viet-nam-va-lao-da-thoa-thuan-nhung-gi-14270922.html
https://kevesko.vn/20211206/chu-tich-quoc-hoi-viet-nam-va-lao-hoi-dam-ve-van-de-gi-12744764.html
lào
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/0b/14671910_200:0:1400:900_1920x0_80_0_0_a959aaf534898fb5d75d0918319fa008.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, lào, bộ công thương, điện, evn
việt nam, lào, bộ công thương, điện, evn
Ngoài Australia, Nam Phi, Bộ Công Thương hiện đã làm việc với một số doanh nghiệp sở hữu mỏ than trữ lượng lớn tại Lào để bàn biện pháp cung ứng than dài hạn và ổn định cho Việt Nam.
Việt Nam và Lào đã ký bao nhiêu hợp đồng mua bán điện?
Tần suất quan chức cấp cao của Việt Nam đi thăm Lào trở nên thường xuyên hơn trong bối cảnh hậu Covid-19 cũng như nền tảng quan hệ Việt Nam – Lào ngày càng được thắt chặt.
Ngày 10/4/2022, theo thông tin từ
Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đang có chuyến thăm Lào. Cách đây không lâu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã thăm và làm việc tại Lào với nhiều kết quả tốt đẹp.
Theo Bộ Công Thương, trong khuôn khổ chuyến công tác đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhằm để đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới với Bộ Công Thương Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi hội đàm với ông Daovong Phonekeo, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào nhằm tăng cường hợp tác song phương Việt Nam – Lào trong lĩnh vực điện, năng lượng và khoáng sản.
Tại cuộc gặp với ông Phonekeo và những người anh em Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, Việt Nam và Lào còn nhiều dư địa để phát triển quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực điện.
Đặc biệt, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam cũng khẳng định nhu cầu điện rất lớn đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt và các mục tiêu an ninh năng lượng đất nước trong bối cảnh đẩy nhanh quá trình phục hồi
kinh tế hậu Covid-19.
“Với quy mô dân số lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nhu cầu sử dụng điện cao, đặc biệt, với cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang nỗ lực để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch và bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, xuất phát từ thực tế này và nhu cầu hợp tác của hai nước, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện, liên kết lưới điện và nhập khẩu điện từ Lào vào năm 2016 và Hiệp định Hợp tác phát triển các công trình năng lượng, điện và mỏ năm 2019.
Theo người đứng đầu Bộ Công Thương, tính đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện từ Lào.
Trên cơ sở đó,
tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết 18 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện của 23 dự án.
Phát biểu tại cuộc hội đàm, tư lệnh ngành Công Thương Việt Nam cũng nhận định rằng, nguồn điện từ thủy điện của Lào là nguồn ổn định, không phụ thuộc thời tiết, khí hậu.
Do đó, thủy điện Lào không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế sau
đại dịch Covid-19 mà còn có thể sử dụng như điện “nền”.
“(Điện của Lào) giúp Việt Nam khắc phục biến thiên công suất của một số nguồn năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy chuyển đổi xanh nhanh và mạnh hơn nữa tại Việt Nam”, theo Bộ Công Thương.
Nhằm tăng cường hợp tác cung ứng điện trong thời gian tới, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào Daovong Phonekeo đã nhất trí triển khai một số biện pháp quan trọng, nhằm giúp đảm bảo nguồn điện năng cho phía Hà Nội.
Trong đó, hai bên cam kết phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện giữa hai nước. Thứ hai, tiếp tục nghiên cứu tính toán nhu cầu, các giải pháp kỹ thuật và thương mại trong liên kết lưới điện để bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Thứ ba, hai bên nghiên cứu, báo cáo Chính phủ hai nước xem xét tăng lượng điện cung ứng phù hợp với nhu cầu và năng lực của hai bên.
Hai Bộ trưởng lưu ý rằng, các khía cạnh môi trường cũng cần được quan tâm thấu đáo trong quá trình hợp tác cung ứng điện song phương.
Việt Nam muốn mua than của Lào
Tại hội đàm song phương cấp cao, bên cạnh nội dung cung ứng điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Daovong Phonekeo cũng đã thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác khai thác và cung ứng khoáng sản giữa hai nước.
Nội dung hợp tác này trên thực tế mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh nguồn cung và chuỗi cung ứng một số nguyên liệu như than đá, kali, niken đang gặp khó khăn do tình hình biến động chính trị thế giới, xung đột Nga – Ukraina, các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt neo theo
chính sách Zero Covid-19 của Trung Quốc cũng như thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vì Covid-19.
Gặp gỡ song phương, hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy doanh nghiệp
Việt Nam và Lào hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực khai khoáng, nhất là than đá, để bảo đảm hiệu quả trong khai thác, chế biến, thương mại cũng như bảo vệ môi trường.
Người đứng đầu Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá chất lượng than đá của Lào, coi đây là loại than có nhiệt trị cao, dễ phối trộn, phù hợp làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện và sản xuất đạm của Việt Nam.
Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh đã làm việc với một số doanh nghiệp sở hữu mỏ than trữ lượng lớn tại Lào để bàn biện pháp cung ứng than dài hạn và ổn định cho Việt Nam thời gian tới.
Phát biểu với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, ông Daovong khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để xuất khẩu than đá từ Lào sang Việt Nam.
Người đứng đầu Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào coi đây là một hướng đi mới trong hợp tác song phương.
“Việc bắt tay” này vừa giúp Lào tối đa hóa giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa giúp thương mại song phương phát triển bền vững.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhất trí sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng, các tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà đầu tư phía Lào để gia tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng quặng, khoáng sản của Lào sang Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, sau khi có được sự nhất trí cao của hai Bộ trưởng, tiếp đó, sẽ giao các đơn vị chức năng và doanh nghiệp liên quan của hai nước triển khai ngay các nội dung mà hai bên đã thống nhất, sớm đạt được các kết quả tích cực nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (05/9/1962 - 05/9/2022) và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977 – 18/7/2022).
Việt Nam tiếp tục tăng hợp tác năng lượng
Thăm Vientiane lần này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã làm việc với Tổng công ty Điện lực quốc gia Lào (EDL) và Tập đoàn Phongsubthavy (PGC).
Như đã biết, đây đều là các doanh nghiệp lớn của Lào, có vai trò quan trọng trong hợp tác cung ứng điện với Việt Nam thời gian qua.
Sau khi nghe lãnh đạo Tổng công ty Điện lực quốc gia Lào (EDL) và Tập đoàn Phongsubthavy (PGC) báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên biểu dương sự phát triển nhanh chóng của PGC và EDL cũng như những đóng góp của hai doanh nghiệp hàng đầu Lào trong hợp tác cung ứng điện, năng lượng với Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết, căn cứ các văn kiện đã được ký kết giữa hai Chính phủ, Tập đoàn PGC đã triển khai đầu tư một số dự án thủy điện tại Lào và đã ký kết một số hợp đồng cung ứng điện với Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam (EVN).
Phía PGC cũng đã triển khai đầu tư xây dựng 2 đường dây truyền tải điện trên lãnh thổ Lào để phục vụ đưa điện về Việt Nam.
Đáng chú ý, các dự án đường dây này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022 để bảo đảm tiến độ cung ứng điện đã cam kết với Việt Nam. Ngoài ra, EDL cũng đang phát triển rất nhanh việc liên kết lưới điện với 27 điểm đấu nối để liên kết lưới với Việt Nam, Campuchia, Myanmar…
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị 2 doanh nghiệp hàng đầu của Lào PGC và EDL đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, bảo đảm hoàn thành sớm các dự án đường dây truyền tải, liên kết lưới điện với Việt Nam.
Đáng chú ý, Việt Nam muốn tăng nhập khẩu điện từ Lào. Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị EDL và PGC rà soát, đánh giá lại các nguồn điện có thể cung cấp cho Việt Nam trước năm 2025 để làm cơ sở đề xuất Chính phủ hai nước xem xét tăng nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam một cách phù hợp. Từ đó, chủ động tham mưu cho Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam các cơ chế hợp tác phát triển năng lượng hiệu quả, hướng tới chuyển đổi xanh, sạch và bền vững.
Việc PGC đang sở hữu mỏ than có trữ lượng lớn tại Lào là điều hết sức phù hợp với nhu cầu của Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm Vientiane lần này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị PGC ưu tiên cung cấp nguồn than ổn định cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đáp lại đề nghị của phía Hà Nội, lãnh đạo PGC đã vui vẻ nhận lời và bày tỏ, ngoài việc cung cấp than cho Việt Nam, PGC còn mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực khai thác các mỏ sắt, vàng, mangan và silicon.
Nửa triệu tấn than từ Lào sắp về Việt Nam
Cũng theo Bộ Công Thương, ngay sau các cuộc làm việc của Bộ trưởng
Nguyễn Hồng Diên, một tập đoàn lớn của Việt Nam đã nhanh chóng đạt được những tiến triển rất khích lệ trong việc mua khoảng 500.000 tấn than đá từ Lào.
Đạt được thỏa thuận này, dự kiến, nửa triệu tấn than sẽ nhanh chóng được vận chuyển từ Lào về Việt Nam để giải quyết tình trạng thiếu than cho sản xuất điện và phân bón hiện nay, như trước đó Sputnik đã đưa tin.
Trong khi đó, một tập đoàn khác của Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán để mua một lượng lớn quặng sắt từ Lào. Thông tin cụ thể nhiều khả năng sẽ được phía Bộ Công Thương Việt Nam tiếp tục cập nhật về những thành công trong chuyến thăm Lào lần này của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.
6 Tháng Mười Hai 2021, 11:48
Trước đó, hôm 31/3 vừa qua,
EVN đã ký hợp đồng 2 gói thầu thi công xây lắp dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam.
Theo đó, dự án Trạm cắt 220kV Bờ Y và các đường dây 220kV đấu nối từ cụm nhà máy thủy điện Nam Kong 1, 2, 3 (Lào) vào hệ thống điện Việt Nam, được đầu tư xây dựng tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đóng điện vào quý IV/2022. Trong đó, Trạm cắt 220kV Bờ Y gồm 10 ngăn 220kV, trong giai đoạn này lắp đặt 5 ngăn xuất tuyến và 1 ngăn máy cắt liên lạc.
Dự án Trạm cắt 220kV Đăk Ooc và các đường dây 220kV đấu nối từ Nhà máy thủy điện Nam Emoun (Lào) vào hệ thống điện Việt Nam, được đầu tư xây dựng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và đóng điện vào quý I/2023.
EVN nhấn mạnh, hai dự án trên được đầu tư xây dựng theo cam kết song phương về quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào trong lĩnh vực phát triển năng lượng, phục vụ nhập khẩu điện từ cụm nhà máy thủy điện Nam Kong 1, 2, 3 và Nam Emoun (Lào) về Việt Nam.