https://kevesko.vn/20220414/chua-kip-sang-nhat-ban-thu-truong-ngoai-giao-to-anh-dung-da-bi-bat-14742914.html
Chưa kịp nhận nhiệm vụ mới, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã bị bắt
Chưa kịp nhận nhiệm vụ mới, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã bị bắt
Sputnik Việt Nam
Ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, vừa bị bắt về tội nhận hối lộ liên quan đến các chuyến bay giải cứu công dân. Đây là thông tin gây sốc với... 14.04.2022, Sputnik Việt Nam
2022-04-14T20:33+0700
2022-04-14T20:33+0700
2022-04-15T18:33+0700
việt nam
bộ công an việt nam
pháp luật
bộ ngoại giao việt nam
nhận hối lộ
tô ân xô
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/0e/14742609_0:138:999:699_1920x0_80_0_0_0c1c44621fe72b3df6e4ba4bfeeadba4.jpg
Ông Tô Anh Dũng là chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng của Việt Nam, từng tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế tại Kiev. Ông đã được chỉ định làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại đất nước là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Hà Nội. Tuy nhiên, chưa kịp nhận nhiệm vụ mới, ông đã bị bắt liên quan vụ án của Cục Lãnh sự.Ông Tô Anh Dũng bị bắt với cáo buộc nhận hối lộChiều tối ngày 14/4, thông tin từ Bộ Công an cho biết, ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bị bắt trong vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự.Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết ông Dũng bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố, tạm giam về tội Nhận hối lộ.Theo thông cáo báo chí chính thức của Bộ Công an, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, căn cứ kết quả mở rộng điều tra vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ”, xảy ra tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, ngày 14/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 3 bị can.Trong đó, có ông Tô Anh Dũng, sinh năm 1964, quê Nam Định; nghề nghiệp: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.Ông Phạm Trung Kiên, sinh năm 1981, quê: Thái Bình; nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế.Ông Vũ Anh Tuấn, sinh năm 1979, tại: Nam Định; nghề nghiệp: Nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.Tất cả ba cán bộ của nhà nước này đều bị cáo buộc về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 3 bị can Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên và Vũ Anh Tuấn.“Các bị can bước đầu nhận tội”Trung tướng Tô Ân Xô nêu rõ, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.Trước đó, như Sputnik thông tin, ngày 27/01/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.Bộ Công an cũng đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam cùng về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự và Lệnh khám xét đối với 04 bị can gồm có Nguyễn Thị Hương Lan, sinh năm 1974, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, sinh năm 1980, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; ông Lê Tuấn Anh, sinh năm 1982, tại Hưng Yên; nghề nghiệp: Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Lưu Tuấn Dũng, sinh năm 1987, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.Đến ngày 25/3/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định Bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự "Đưa hối lộ", Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội "Đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự, đối với Hoàng Diệu Mơ, sinh năm: 1980; tại: Quảng Bình.Bà Mơ là Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình.Hôm 4/4, tại cuộc họp báo Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô dã thông tin thêm về vụ án đưa nhận hối lộ ở Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và khẳng định “đã có hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi”.Người phát ngôn Bộ Công an khẳng định, hoạt động của các đối tượng trong vụ án này rất tinh vi, số người tham gia đông, phạm vi rộng cả trong và ngoài nước, gồm một số cơ quan, ban ngành của cả Trung ương và địa phương.Tuy nhiên, đại diện Bộ Công an nêu rõ, cơ quan chức năng đang mở rộng điều tra, tiếp tục làm việc với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương có liên quan để làm rõ bản chất vụ việc.Đồng thời, Công an cũng đề nghị các cá nhân, tổ chức hợp tác với cơ quan điều tra, hoặc nếu có thông tin, tài liệu liên quan chủ động cung cấp để sớm kết thúc vụ việc.Quả nhiên, việc bắt đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là “đột phá” không ai ngờ tới trong vụ án này.“Tiếc cho Thứ trưởng Tô Anh Dũng”Ông Tô Anh Dũng, sinh năm 1964 tại Hà Nội, là chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng của Việt Nam.Ông Dũng bắt đầu công tác trong ngành ngoại giao từ năm 1991. Trước đó, ông tốt nghiệp chương trình cử nhân chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Kiev (Liên Xô cũ) và Thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Uppsala, Thụy Điển.Từ năm 2013 đến năm 2016, ông giữ chức Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Canada. Ông Tô Anh Dũng sau đó cũng đã trải qua nhiều vị trí công tác trong ngành ngoại giao. Kể từ năm 2016, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Ngoại giao.Năm 2017, ngoài chức vụ Vụ trưởng, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ Trợ lý Bộ trưởng cho đến tháng 2/2019.Tháng 3/2019, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Dũng sau đó được bổ nhiệm kiêm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Ông thành thạo tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Khmer.Tháng 1/2022, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng được chỉ định làm Đại sứ Việt Nam tại một quốc gia đối tác chiến lược sâu rộng của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Dũng chưa chính thức tiếp nhận vị trí công tác mới. Đáng tiếc cho ông Tô Anh Dũng.Trước đó, như chúng tôi đề cập, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị Bộ trưởng GTVT chỉ đạo các đơn vị cung cấp tài liệu làm rõ chủ trương tổ chức các chuyến bay giải cứu, combo đưa công dân Việt Nam về nước bắt đầu từ thời điểm nào, căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ GTVT xét, duyệt cấp chuyến bay.Bộ Công an cũng đề nghị Bộ GTVT quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay combo, “giải cứu” như thế nào.Cơ quan điều tra cũng đề nghị cung cấp danh sách chi tiết hãng hàng không, chuyến bay (thời gian, số hiệu máy bay, sân bay cất/hạ cánh) và các công ty/doanh nghiệp đã được Bộ GTVT cấp phép triển khai các chuyến bay “giải cứu”, combo, kế hoạch và văn bản phê duyệt, danh sách công dân đã được đưa từ nước ngoài về trên các chuyến bay này, hợp đồng, chi phí thanh toán của từng chuyến bay cụ thể.Bộ Công an cũng đề nghị Bộ GTVT cung cấp danh sách cá nhân được phân công tại Bộ này để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xét duyệt cho hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện bay combo “giải cứu” công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước.
https://kevesko.vn/20220404/bo-cong-an-neu-nhieu-dieu-bat-ngo-ve-vu-nhan-hoi-lo-o-cuc-lanh-su-bo-ngoai-giao-14554491.html
https://kevesko.vn/20220219/vu-nhan-hoi-lo-o-cuc-lanh-su-bo-ngoai-giao-viet-nam-khong-noi-suong-13809685.html
https://kevesko.vn/20211228/vu-nguyen-truong-cong-an-do-son-dai-ta-tran-tien-quang-bi-bat-co-nhan-hoi-lo-13044180.html
https://kevesko.vn/20211119/cuu-cuc-pho-quan-ly-thi-truong-tran-hung-bi-khoi-to-toi-nhan-hoi-lo-12545773.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/04/0e/14742609_0:44:999:793_1920x0_80_0_0_72916dfd5351854c79be0c82dac8228c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ công an việt nam, pháp luật, bộ ngoại giao việt nam, nhận hối lộ, tô ân xô
việt nam, bộ công an việt nam, pháp luật, bộ ngoại giao việt nam, nhận hối lộ, tô ân xô
Ông Tô Anh Dũng là chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng của Việt Nam, từng tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế tại Kiev. Ông đã được chỉ định làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại đất nước là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Hà Nội. Tuy nhiên, chưa kịp nhận nhiệm vụ mới, ông đã bị bắt liên quan vụ án của Cục Lãnh sự.
Ông Tô Anh Dũng bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ
Chiều tối ngày 14/4, thông tin từ Bộ Công an cho biết, ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bị bắt trong vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết ông Dũng bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố, tạm giam về tội Nhận hối lộ.
Theo thông cáo báo chí chính thức của Bộ Công an, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, căn cứ kết quả mở rộng điều tra vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ”, xảy ra tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, ngày 14/4, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 3 bị can.
Trong đó, có ông Tô Anh Dũng, sinh năm 1964, quê Nam Định; nghề nghiệp: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ông Phạm Trung Kiên, sinh năm 1981, quê: Thái Bình; nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế.
Ông Vũ Anh Tuấn, sinh năm 1979, tại: Nam Định; nghề nghiệp: Nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Tất cả ba cán bộ của nhà nước này đều bị cáo buộc về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 3 bị can Tô Anh Dũng, Phạm Trung Kiên và Vũ Anh Tuấn.
“Các bị can bước đầu nhận tội”
Trung tướng Tô Ân Xô nêu rõ, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra mở rộng vụ án để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Trước đó, như Sputnik thông tin, ngày 27/01/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “
Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Bộ Công an cũng đã ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam cùng về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự và Lệnh khám xét đối với 04 bị can gồm có Nguyễn Thị Hương Lan, sinh năm 1974, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, sinh năm 1980, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; ông Lê Tuấn Anh, sinh năm 1982, tại Hưng Yên; nghề nghiệp: Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Lưu Tuấn Dũng, sinh năm 1987, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Đến ngày 25/3/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định Bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự "Đưa hối lộ", Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội "Đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự, đối với Hoàng Diệu Mơ, sinh năm: 1980; tại: Quảng Bình.
Bà Mơ là Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình.
Hôm 4/4, tại cuộc họp báo Chính phủ,
Trung tướng Tô Ân Xô dã thông tin thêm về vụ án đưa nhận hối lộ ở Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và khẳng định “đã có hành vi lợi dụng chính sách để trục lợi”.
“Tất cả bị can bị tạm giam đã bước đầu nhận tội và phối hợp với cơ quan điều tra”, ông Tô Ân Xô nói.
Người phát ngôn Bộ Công an khẳng định, hoạt động của các đối tượng trong vụ án này rất tinh vi, số người tham gia đông, phạm vi rộng cả trong và ngoài nước, gồm một số cơ quan, ban ngành của cả Trung ương và địa phương.
“Vụ án xảy ra trong một thời gian dài. Các đối tượng đối phó rất quyết liệt khiến cơ quan điều tra tốn nhiều thời gian trong công tác điều tra, xác minh vụ việc”, tướng Xô cho hay.
Tuy nhiên, đại diện
Bộ Công an nêu rõ, cơ quan chức năng đang mở rộng điều tra, tiếp tục làm việc với một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương có liên quan để làm rõ bản chất vụ việc.
28 Tháng Mười Hai 2021, 13:59
Đồng thời, Công an cũng đề nghị các cá nhân, tổ chức hợp tác với cơ quan điều tra, hoặc nếu có thông tin, tài liệu liên quan chủ động cung cấp để sớm kết thúc vụ việc.
“Thời gian tới sẽ có những bước đột phá mới trong vụ án này”, Trung tướng Tô Ân Xô khi đó nhấn mạnh.
Quả nhiên, việc bắt đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là “đột phá” không ai ngờ tới trong vụ án này.
“Tiếc cho Thứ trưởng Tô Anh Dũng”
Ông Tô Anh Dũng, sinh năm 1964 tại Hà Nội, là chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng của Việt Nam.
Ông Dũng bắt đầu công tác trong ngành ngoại giao từ năm 1991. Trước đó, ông tốt nghiệp chương trình cử nhân chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Kiev (Liên Xô cũ) và Thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Uppsala, Thụy Điển.
Từ năm 2013 đến năm 2016, ông giữ chức Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Canada. Ông Tô Anh Dũng sau đó cũng đã trải qua nhiều vị trí công tác trong ngành ngoại giao. Kể từ năm 2016, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Ngoại giao.
Năm 2017, ngoài chức vụ Vụ trưởng, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ Trợ lý Bộ trưởng cho đến tháng 2/2019.
Tháng 3/2019, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Dũng sau đó được bổ nhiệm kiêm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Ông thành thạo tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Khmer.
Tháng 1/2022, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng được chỉ định làm Đại sứ Việt Nam tại một quốc gia đối tác chiến lược sâu rộng của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Dũng chưa chính thức tiếp nhận vị trí công tác mới. Đáng tiếc cho ông Tô Anh Dũng.
Trước đó, như chúng tôi đề cập, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị Bộ trưởng GTVT chỉ đạo các đơn vị cung cấp tài liệu làm rõ chủ trương tổ chức các chuyến bay giải cứu, combo đưa công dân Việt Nam về nước bắt đầu từ thời điểm nào, căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ GTVT xét, duyệt cấp chuyến bay.
19 Tháng Mười Một 2021, 16:59
Bộ Công an cũng đề nghị Bộ GTVT quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay combo, “giải cứu” như thế nào.
Cơ quan điều tra cũng đề nghị cung cấp danh sách chi tiết hãng hàng không, chuyến bay (thời gian, số hiệu máy bay, sân bay cất/hạ cánh) và các công ty/doanh nghiệp đã được Bộ GTVT cấp phép triển khai các chuyến bay “giải cứu”, combo, kế hoạch và văn bản phê duyệt, danh sách công dân đã được đưa từ nước ngoài về trên các chuyến bay này, hợp đồng, chi phí thanh toán của từng chuyến bay cụ thể.
Bộ Công an cũng đề nghị
Bộ GTVT cung cấp danh sách cá nhân được phân công tại Bộ này để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xét duyệt cho hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện bay combo “giải cứu” công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước.