Trung Quốc xả thuỷ điện khiến nước sông Mê Kông cao gấp 3 lần: Việt Nam chịu ảnh hưởng?

© Sputnik / Vladimir Akimov / Chuyển đến kho ảnhCon sông Cửu Long
Con sông Cửu Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Mực nước sông Mê Kông cao gần gấp 3 lần trong tháng 4 vừa qua, nguyên nhân là do hoạt động xả nước của đập thủy điện ở Trung Quốc.

Dự báo về việc nước sống cao bất thường

Trong tháng 4 vừa qua, mực nước sông Mê Kông cao gần gấp 3 lần so với mức bình thường. Nguyên nhân chính do hoạt động xả nước của các con đập thủy điện ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có sự đóng góp của các đập của Lào và Campuchia cùng với lượng mưa cao bất thường ở vùng hạ lưu.
Theo bản tin MDM dự báo, ước tính 40% lượng nước đang vượt mức vào thời điểm hiện tại ở Chiang Saen (Thái Lan) và sẽ tiếp tục tăng trong những tuần tới. Theo thông tin của trạm đo Stung Treng, mực nước hiện nay cao hơn 1,4 m so với mực nước trung bình từng được ghi nhận do sự cộng hưởng giữa việc xả đập thủy điện đầu nguồn và mưa trái mùa. Tuy nhiên về trung hạn, trong những tháng tiếp theo, lưu lượng nước bắt nguồn từ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giảm đi.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Việt Nam: Thực hư chuyện thuỷ điện gây lũ?
Tuy nhiên, trong tháng 4 vừa qua, lượng nước đóng góp cho dòng chính của sông Mê Kông từ Trung Quốc chiếm tỉ lệ 36% lớn nhất toàn lưu vực do các đập thủy điện của nước này liên tục xả hàng tỷ mét khối nước.

Nhận định của chuyên gia

Trước thông tin mực nước sông Mê Kông cao bất thường sẽ gây nguy cơ cho Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), chuyên gia Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, đã bài viết gửi Báo Người Lao Động phân tích, đánh giá, làm rõ thêm vấn đề này.
Chuyên gia cho rằng ĐBSCL đang vào mùa khô và bị mặn xâm nhập. Sự gia tăng xả nước như hiện nay là tín hiệu tốt sẽ góp phần làm giảm thiểu xâm nhập mặn ở cuối tháng 3 và các tháng 4, 5.
Các tác động của vận hành thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông đã được nghiên cứu lượng hóa chỉ ra khá đầy đủ và tin cậy trong các nghiên cứu của Bộ khoa học - Công nghệ, của MRC và ICEM. Những thay đổi dòng chảy như vừa qua được xem là những trạng thái bình thường mới vào mùa khô hằng năm đã được dự báo, vì vậy không có gì đáng lo ngại.
Tượng chìm một phần ở thành phố Lismore, Úc - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2022
Multimedia
Nước lớn trên lục địa xanh. Người dân Úc đối phó với lũ lụt như thế nào?
Có thể nói, một cơ chế ứng phó với khủng hoảng về biến đổi dòng chảy trong tương lai là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải hiểu thế nào là "khủng hoảng" để chủ động đối phó.
Trong quy hoạch ĐBSCL, những vấn đề như giảm dòng chảy mùa lũ, tăng dòng chảy mùa kiệt, giảm phù sa, bùn cát đều phải được nghiên cứu và đề cập. Vấn đề lớn nhất cần đối phó là các hồ chứa thủy điện thượng nguồn (Trung Quốc) trong tương lai gần sẽ giảm "thủy điện" mà gia tăng "thủy lợi" bằng việc chuyển nước khỏi lưu vực sông Mê Kông.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала