https://kevesko.vn/20220529/nong-len-ba-noi-dung-tranh-cai-trong-nato-vi-tho-nhi-ky-15404391.html
Nóng lên ba nội dung tranh cãi trong NATO vì Thổ Nhĩ Kỳ
Nóng lên ba nội dung tranh cãi trong NATO vì Thổ Nhĩ Kỳ
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) - Ba quyết định gần đây của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đi ngược lại lợi ích của NATO và tạo mâu thuẫn với các đồng minh, theo nhận xét của quan... 29.05.2022, Sputnik Việt Nam
2022-05-29T21:09+0700
2022-05-29T21:09+0700
2022-05-29T21:09+0700
thổ nhĩ kỳ
nato
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/1d/15404524_0:0:3137:1765_1920x0_80_0_0_73fc21c3e821e8c415696b73c11229ef.jpg
Tác giả lưu ý đến các quyết sách đối ngoại gần đây của Ankara khiến các đồng minh phương Tây không hài lòng. Chẳng hạn, Thổ Nhĩ Kỳ thực sự ngăn chặn việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh, Ankara nêu những điều kiện mà Stockholm và Helsinki hiện thời không sẵn sàng thực hiện. Tại Mỹ chỉ trích lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nhà phân tích Druten ngờ rằng Washington sẽ tiến tới cuộc xung đột khác với Ankara, đồng nghĩa với việc các nước phương Bắc khó lòng gia nhập khối liên minh quân sự.Ngoài ra, phương Tây không hài lòng bởi quyết định của Tổng thống Erdogan - phát động chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria chống lại lực lượng người Kurd. Cụ thể, các chính trị gia Đức tuyên bố rằng quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trái với luật pháp quốc tế. Còn Ankara giải thích động thái này là do yêu cầu đảm bảo an ninh của nước mình và hồi hương người tị nạn Syria.Ngoài ra, ông Erdogan tuyên bố cắt đứt liên hệ với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Tác giả bài viết đã lưu ý rằng trong những tháng gần đây Không quân Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng thường xuyên xâm phạm không phận của Hy Lạp. Trong bối cảnh đó, người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa đã yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ thể, chuyện ở đây nói về thương vụ Ankara mua chiến đấu cơ F-16. Chính lời thỉnh cầu này đã chọc giận phía Thổ Nhĩ Kỳ.Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ là Akif Çağatay Kılıç cáo buộc người Hy Lạp đang cố gắng tước bỏ quyền bảo vệ của đồng minh trong NATO.Về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATOPhần Lan và Thụy Điển trước đó đã chuyển cho Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đơn xin gia nhập liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ sau đó tuyên bố không thể nói "đồng ý" để hai nước này gia nhập khối quân sự vì cách tiếp cận của họ đối với vấn đề người Kurd.
https://kevesko.vn/20220523/o-duc-co-y-kien-de-xuat-nen-mao-hiem-xung-dot-voi-erdogan-vi-loi-ich-cua-nato-15307044.html
thổ nhĩ kỳ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/05/1d/15404524_116:0:2847:2048_1920x0_80_0_0_d6f375ed1d7fbc350e7250b45b2b3d54.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thổ nhĩ kỳ, nato, chính trị
thổ nhĩ kỳ, nato, chính trị
Nóng lên ba nội dung tranh cãi trong NATO vì Thổ Nhĩ Kỳ
MATXCƠVA (Sputnik) - Ba quyết định gần đây của ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đi ngược lại lợi ích của NATO và tạo mâu thuẫn với các đồng minh, theo nhận xét của quan sát viên Carolina Druten trên tờ Die Welt.
Tác giả lưu ý đến các quyết sách đối ngoại gần đây của Ankara khiến các đồng minh phương Tây không hài lòng. Chẳng hạn, Thổ Nhĩ Kỳ thực sự ngăn chặn việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh, Ankara nêu những điều kiện mà Stockholm và Helsinki hiện thời không sẵn sàng thực hiện. Tại Mỹ chỉ trích
lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nhà phân tích Druten ngờ rằng Washington sẽ tiến tới cuộc xung đột khác với Ankara, đồng nghĩa với việc các nước phương Bắc khó lòng gia nhập khối liên minh quân sự.
Ngoài ra, phương Tây không hài lòng bởi quyết định của Tổng thống Erdogan - phát động chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria chống lại lực lượng người Kurd. Cụ thể, các chính trị gia Đức tuyên bố rằng quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trái với luật pháp quốc tế. Còn Ankara giải thích động thái này là do yêu cầu đảm bảo an ninh của nước mình và hồi hương người tị nạn Syria.
«Dù thế nào chăng nữa, thêm một chiến dịch quy mô lớn ở miền bắc Syria cũng tiềm ẩn nguy cơ leo thang mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác trong NATO», - quan sát viên Druten nói thêm
Ngoài ra, ông Erdogan tuyên bố cắt đứt liên hệ với Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Tác giả bài viết đã lưu ý rằng trong những tháng gần đây Không quân Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng thường xuyên xâm phạm không phận của Hy Lạp. Trong bối cảnh đó, người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa đã yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ thể, chuyện ở đây nói về thương vụ Ankara
mua chiến đấu cơ F-16. Chính lời thỉnh cầu này đã chọc giận phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ là Akif Çağatay Kılıç cáo buộc người Hy Lạp đang cố gắng tước bỏ quyền bảo vệ của đồng minh trong NATO.
Về việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO
Phần Lan và Thụy Điển trước đó đã chuyển cho Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đơn xin gia nhập liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ sau đó tuyên bố không thể nói "đồng ý" để hai nước này gia nhập khối quân sự vì cách tiếp cận của họ đối với
vấn đề người Kurd.