Mỹ kết luận Việt Nam có thao túng tiền tệ hay không

© Depositphotos.com / WollertzĐồng Việt Nam và đô la Mỹ
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2022
Đăng ký
Bộ Ngân khố Hoa Kỳ vừa có kết luận Việt Nam có hành vi thao túng tiền tệ hay không. Liệu sự nghiêm túc của Việt Nam liệu có làm hài lòng người Mỹ?
Bộ Tài chính Mỹ (Bộ Ngân khố Hoa Kỳ) không đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn xếp Việt Nam vào danh sách cần phải giám sát chính sách tiền tệ.
Ngày 13/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có tuyên bố đầu tiên, bình luận về Báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” cũng như quyết định của Washington đối với Hà Nội.

Mỹ đánh giá cao Việt Nam

Chính quyền Hoa Kỳ vừa có kết luận về việc Việt Nam và các đối tác thương mại của Mỹ có thao túng tiền tệ hay không.
Theo đó, đánh giá mới nhất trong Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” vừa được Bộ Tài chính Hoa Kỳ công bố, Mỹ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam, đồng thời đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng kết luận không có đối tác lớn nào của Hoa Kỳ thao túng tiền tệ trong năm 2021.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Chính quyền Biden ‘bẻ lái’ về châu Á, quan chức cấp cao Mỹ dồn dập thăm Việt Nam
Cụ thể, ngày 10/6/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ (BTC Hoa Kỳ) ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” (gọi tắt là Báo cáo), trong đó tiếp tục xem xét các đối tác thương mại chính trên cơ sở ba tiêu chí gồm thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Theo kết quả cuối cùng được Bộ Ngân khố Mỹ công bố, Việt Nam không bị cáo buộc là quốc gia thao túng tiền tệ.
Trong khi đó, Thụy Sĩ “đang ở lằn ranh đỏ” khi bị chính quyền Tổng thống Joe Biden xác định đáp ứng đủ cả ba tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Tuy nhiên, tại Báo cáo này, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ nêu rõ, Chính quyền tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ các đối tác thương mại lớn của Mỹ điều hành cẩn trọng các công cụ chính sách để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và bền vững.
Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen lưu ý, sự phục hồi không đồng đều trên toàn cầu không phải là quá trình khôi phục mang tính bền vững.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2022
Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc

“Tình trạng hồi phục không đồng đều sẽ làm gia tăng bất bình đẳng, làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng toàn cầu và làm tăng rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu”, - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen nói.

Việt Nam vẫn nằm trong danh sách giám sát

Theo Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”, BTC Mỹ đưa 12 nền kinh tế vào “Danh sách giám sát" (Monitoring List), trong đó có Việt Nam.
Cụ thể 12 quốc gia/vùng lãnh thổ bị Mỹ “đưa vào tầm ngắm” là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc).
Trong đó, Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ lưu ý, Thuỵ Sĩ là nền kinh tế duy nhất đáp ứng cả 3 tiêu chí và Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện tiếp xúc nâng cao với Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ về vấn đề này.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2022
Quan điểm của Việt Nam về quan hệ giao lưu cùng hợp tác với Đặc khu kinh tế Hồng Kông
Trong khi đó, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc), do không còn đáp ứng cả 3 tiêu chí, nên Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa trở lại Danh sách giám sát.
Trong giai đoạn từ tháng 1-12/2021, Việt Nam đáp ứng tiêu chí được Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra là thặng dư thương mại hàng hoá và dịch vụ với Hoa Kỳ ở mức 90 tỷ USD (ngưỡng 15 tỷ USD).
Theo thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ, cả Việt Nam và Đài Loan vượt ngưỡng dưới ba tiêu chí theo Đạo luật Thuận lợi hóa và Thực thi Thương mại năm 2015 trong bốn quý đến hết tháng 12 năm 2021.
Trước đó Việt Nam đã vượt ngưỡng cho cả ba tiêu chí như đã nêu trong các Báo cáo tháng 12 năm 2021, tháng 4 năm 2021 và tháng 12 năm 2020.
Còn Đài Loan trước đó cũng đã vượt quá ngưỡng cho cả ba tiêu chí như đã nêu trong Báo cáo tháng 12 năm 2021 và tháng 4 năm 2021.

“Mặc dù Việt Nam và Đài Loan không còn đáp ứng cả ba tiêu chí (đối với cáo buộc thao túng tiền tệ), tuy nhiên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tiến hành phân tích sâu các chính sách kinh tế vĩ mô và tỷ giá hối đoái của các nền kinh tế này cho đến khi không đáp ứng cả ba tiêu chí theo Đạo luật năm 2015 trong ít nhất hai kỳ báo cáo liên tiếp”, - Bộ Ngân khố Mỹ nhấn mạnh.

Sự nghiêm túc của Việt Nam

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thông báo chính thức từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ, từ đầu năm 2021, Bộ Ngân khố Mỹ đã tiến hành tiếp xúc nâng cao song phương với Việt Nam và đạt được thỏa thuận chung vào tháng 7/2021 nhằm giải quyết các quan ngại của phía Hoa Kỳ về vấn đề tiền tệ, tỷ giá.
Các container tại một cảng ở miền đông nước Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
Việt Nam là mắt xích quan trọng nhưng vẫn bị đánh giá thấp hơn Thái Lan, vì sao?
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, tại Báo cáo này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam.
Đồng thời, tại chuyến thăm, làm việc của Bộ Tài chính Hoa Kỳ với Việt Nam ngày 5/4/2022, Bộ Ngân khố Mỹ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thời gian qua đã thể hiện sự nghiêm túc của Ngân hàng Nhà nước trong việc giải quyết các quan ngại của phía Hoa Kỳ và duy trì được ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức.
Đầu năm 2021, Bộ Ngân khó Hoa Kỳ bắt đầu tăng cường cam kết song phương với Việt Nam theo Đạo luật năm 2015.

“Đây là kết quả của các cuộc thảo luận thông qua quá trình tăng cường cam kết, Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đạt được thỏa thuận vào tháng 7 năm 2021 để giải quyết những quan ngại của Bộ Ngân khố Mỹ về chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam”, - phía Mỹ khẳng định.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà phía Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, xây dựng quan hệ thương mại hài hoà, bền vững.
Amazon logo - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2022
Việt Nam hợp tác với Amazon về phát triển thương mại điện tử

“Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để theo dõi tiến độ của Việt Nam trong việc giải quyết các mối quan tâm của Bộ Ngân khố Mỹ và cho đến nay “rất hài lòng với những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được”, - đại diện chính quyền Mỹ tuyên bố.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

“Việt Nam điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ”, - Ngân hàng Nhà nước lưu ý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала