https://kevesko.vn/20220713/bien-the-phu-ba5-lay-lan-nhanh-vaccine-mui-4-van-co-tac-dung-16306431.html
Biến thể phụ BA.5 lây lan nhanh, vaccine mũi 4 vẫn có tác dụng
Biến thể phụ BA.5 lây lan nhanh, vaccine mũi 4 vẫn có tác dụng
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Nhiều lô vaccine đã nhập về có nguy cơ hết hạn nhưng vẫn không được sử dụng. Trong khi đó, dịch bệnh đang âm thầm quay trở lại khi Việt Nam... 13.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-13T13:48+0700
2022-07-13T13:48+0700
2022-07-13T13:54+0700
đại dịch covid-19
covid-19 tại việt nam
vaccine
xã hội
y tế
bộ y tế việt nam
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1b/13945324_0:180:1920:1260_1920x0_80_0_0_eda0dddd83008d57eaa939206088b1b0.jpg
Biến thể mới: không quá quan ngại, song không được chủ quanThời gian qua, người dân bắt đầu có tâm lý chủ quan, lơ là. Không chỉ chần chừ tiêm vaccine COVID-19 các mũi 3, mũi 4 mà nhiều người đã không còn thói quen đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, trong không gian kín.Trong khi đó, tại nhiều quốc gia châu Âu đang lo ngại làn sóng COVID-19 mùa hè; tình hình dịch ở châu Á cũng đang có diễn biến mới. Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu.Đến nay Covid-19 có hàng chục các biến chủng. Gần đây là chủng Omicron và các biến thể BA.4, BA.5,... Biến thể phụ BA.5 của Omicron vừa xâm nhập vào Việt Nam được cho là lây lan nhanh hơn. Tuy nhiên, một điểm khiến nhiều người quan tâm là BA.5 có thể gây bệnh ở người từng nhiễm các biến thể Omicron trước đó, song các trường hợp nhiễm có triệu chứng không nặng và tỷ lệ tử vong không cao.Trao đổi với Sputnik, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) đánh giá về biến chủng mới:Cần đánh giá đúng nguy cơ để ứng phóVới tình hình dịch hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, Bộ Y tế đã đưa ra 2 kịch bản phòng, chống dịch. Kịch bản thứ nhất đó là sự xuất hiện biến thể mới có thể không có ảnh hưởng hoặc lây lan nhanh như BA.4, BA.5, nhưng vaccine vẫn còn hiệu lực bảo vệ. Kịch bản thứ 2 là biến thể mới lây lan nhanh và kháng với vaccine, gây bệnh nặng, khi đó chắc chắn chúng ta phải áp dụng các biện pháp tổng thể từ cả xã hội. Quan trọng là vừa đảm bảo sức khỏe người dân mà không ảnh hưởng kinh tế - xã hội.Vaccine vẫn là “tấm khiên” sống cònTheo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 7/7/2022, với người trên 18 tuổi tại Việt Nam, mới có gần 69% tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, và 34% tiêm mũi 4. Đáng chú ý, trong các tỉnh, thành có tỉ lệ tiêm nhắc lại thấp có cả các đô thị lớn như Hải Phòng và Hà Nội. Một số địa phương trước đó cũng từng có đề xuất điều chuyển vaccine sang các tỉnh khác do không có nhu cầu tiêm.Phân tích với Sputnik về vai trò của vaccine, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) nêu rõ:So sánh hai đợt bùng phát dịch vừa qua tại miền Nam và miền Bắc, chưa tiêm và đã tiêm, chúng ta có thể thấy năm ngoái số mắc rất cao, tử vong lớn, ca nặng nhập viện nhiều nhưng thời gian qua thì không. Điểm quan trọng của vaccine là mắc bệnh không nặng, không tử vong. Thực tế chứng minh, tỷ lệ tiêm vaccine các mũi đầu ở mức cao tại Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc hạn chế mức độ lây nhiễm, mức độ trở nặng của 2 biến thể mới này.PGS.TS Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh, để đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống dịch, người dân cần chủ động hơn trong việc tiêm mũi bổ sung, đặc biệt là những nhóm đối tượng ưu tiên, như người có nguy cơ cao, người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch… Những trường hợp trước chống chỉ định mà nay không chống chỉ định nữa thì cần rà soát để tiêm. Song, cũng cần linh hoạt trong việc tiêm vaccine trong thời điểm hiện nay, tránh việc cứng nhắc và quy định không đúng, gây ảnh hưởng tới người dân.Nhìn lại hai năm đại dịch, Covid-19 lấy đi nhiều mạng sống của con người, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện dịch vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng chưa phải chấm dứt. Bởi vậy, không thể chủ quan, lơ là. Và bài học do chủ quan vẫn còn nguyên tính thời sự. Một cộng đồng được bảo vệ, giữ sao không để bùng dịch, khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh mới không "tử vong".
https://kevesko.vn/20220709/han-quoc-xac-nhan-lan-song-covid-19-moi-16215712.html
https://kevesko.vn/20220629/vi-sai-ma-so-nganh-y-dieu-dung-khi-vua-thieu-thuoc-vua-thieu-nhan-su-15975644.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/02/1b/13945324_0:0:1920:1440_1920x0_80_0_0_c81fd9e0894db009375e0b0ce6e65785.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
covid-19 tại việt nam, vaccine, xã hội, y tế, bộ y tế việt nam, việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến
covid-19 tại việt nam, vaccine, xã hội, y tế, bộ y tế việt nam, việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến
Biến thể phụ BA.5 lây lan nhanh, vaccine mũi 4 vẫn có tác dụng
13:48 13.07.2022 (Đã cập nhật: 13:54 13.07.2022) HÀ NỘI (Sputnik) – Nhiều lô vaccine đã nhập về có nguy cơ hết hạn nhưng vẫn không được sử dụng. Trong khi đó, dịch bệnh đang âm thầm quay trở lại khi Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron trong cộng đồng.
Biến thể mới: không quá quan ngại, song không được chủ quan
Thời gian qua, người dân bắt đầu có tâm lý chủ quan, lơ là. Không chỉ chần chừ tiêm
vaccine COVID-19 các mũi 3, mũi 4 mà nhiều người đã không còn thói quen đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, trong không gian kín.
Trong khi đó, tại nhiều quốc gia châu Âu đang lo ngại làn sóng COVID-19 mùa hè; tình hình dịch ở châu Á cũng đang có diễn biến mới. Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu.
Đến nay Covid-19 có hàng chục các biến chủng. Gần đây là chủng Omicron và các biến thể BA.4, BA.5,... Biến thể phụ BA.5 của Omicron vừa xâm nhập vào
Việt Nam được cho là lây lan nhanh hơn. Tuy nhiên, một điểm khiến nhiều người quan tâm là BA.5 có thể gây bệnh ở người từng nhiễm các biến thể Omicron trước đó, song các trường hợp nhiễm có triệu chứng không nặng và tỷ lệ tử vong không cao.
Trao đổi với Sputnik, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) đánh giá về biến chủng mới:
“Đến thời điểm này đã có biến chủng BA.4 và BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam, nhưng tôi nghĩ không quá quan ngại. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi lây lan nhanh và nhiều ở nhóm dễ bị tổn thương (người già, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,...) sẽ gây tăng nặng hoặc tử vong ở nhóm người này. Trong thời điểm hiện nay, tôi nghĩ không chủ quan lơ là và cũng không cần quá đi vào biện pháp cấm đoán, để ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội”.
Cần đánh giá đúng nguy cơ để ứng phó
Với tình hình dịch hiện nay, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, Bộ Y tế đã đưa ra 2 kịch bản phòng, chống dịch. Kịch bản thứ nhất đó là sự xuất hiện biến thể mới có thể không có ảnh hưởng hoặc lây lan nhanh như BA.4, BA.5, nhưng vaccine vẫn còn hiệu lực bảo vệ. Kịch bản thứ 2 là biến thể mới lây lan nhanh và kháng với vaccine, gây bệnh nặng, khi đó chắc chắn chúng ta phải áp dụng các biện pháp tổng thể từ cả xã hội. Quan trọng là vừa đảm bảo sức khỏe người dân mà không ảnh hưởng
kinh tế - xã hội.
“Đánh giá nguy cơ không tới thì không phòng chống được dịch. Nhưng đánh giá nguy cơ thái quá, dẫn tới cấm đoán và ảnh hưởng kinh tế và an sinh xã hội. Chúng ta từ cấm đoán chuyển sang kiểm soát rủi ro, nới lỏng nhưng không buông trôi thả lỏng. Nới lỏng đồng bộ nhưng vẫn phải dự phòng đồng bộ vì dịch lúc này vẫn diễn biến khó dự báo”, Cố vấn cao cấp Bộ Y tế cho hay.
Vaccine vẫn là “tấm khiên” sống còn
Theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 7/7/2022, với người trên 18 tuổi tại Việt Nam, mới có gần 69% tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, và 34% tiêm mũi 4. Đáng chú ý, trong các tỉnh, thành có tỉ lệ tiêm nhắc lại thấp có cả các đô thị lớn như Hải Phòng và Hà Nội. Một số địa phương trước đó cũng từng có đề xuất điều chuyển vaccine sang các tỉnh khác do không có nhu cầu tiêm.
Phân tích với Sputnik về vai trò của vaccine, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) nêu rõ:
“Hiệu quả bảo vệ của vaccine với biến thể Omicron có thể giảm nhưng không phải không có tác dụng. Tôi phải nhấn mạnh rằng, vaccine hiện nay vẫn còn hiệu quả đối với việc phòng chống Covid-19. Tiêm vaccine không chỉ bảo vệ thời điểm này và để bảo vệ trong thời điểm tới, không để dịch bùng phát thành đỉnh mới. Khi miễn dịch cộng đồng đã suy giảm, cảnh báo rằng nếu chúng ta không tiêm mũi 3, mũi 4, đợt tới sẽ phải hứng chịu một đợt dịch bùng phát với số ca nhiễm tăng lên”.
So sánh hai đợt bùng phát dịch vừa qua tại miền Nam và miền Bắc, chưa tiêm và đã tiêm, chúng ta có thể thấy năm ngoái số mắc rất cao, tử vong lớn, ca nặng nhập viện nhiều nhưng thời gian qua thì không. Điểm quan trọng của vaccine là mắc bệnh không nặng, không tử vong. Thực tế chứng minh, tỷ lệ tiêm vaccine các mũi đầu ở mức cao tại Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc hạn chế mức độ lây nhiễm, mức độ trở nặng của 2 biến thể mới này.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng nhấn mạnh, để đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống dịch, người dân cần chủ động hơn trong việc tiêm mũi bổ sung, đặc biệt là những nhóm đối tượng ưu tiên, như người có nguy cơ cao, người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch… Những trường hợp trước chống chỉ định mà nay không chống chỉ định nữa thì cần rà soát để tiêm. Song, cũng cần linh hoạt trong việc tiêm vaccine trong thời điểm hiện nay, tránh việc cứng nhắc và quy định không đúng, gây ảnh hưởng tới người dân.
“SARS-CoV-2 dù biến thể nào vẫn là virus lây qua đường hô hấp, qua hình thức giọt bắn. Biện pháp phòng bệnh vẫn là dự phòng cá nhân, như rửa tay, khử khuẩn, đeo khẩu trang trong khu vực kín (bệnh viện, xe bus, máy bay,...). Tuy nhiên, có thể linh động trong việc đeo khẩu trang. Ví dụ, tại các khu vực thoáng không có người qua lại thì không cần đeo, hoặc có thể thay khẩu trang y tế bằng khẩu trang vải, tránh một lượng lớn rác thải y tế đổ ra môi trường. Đó là những biện pháp dự phòng cá nhân quan trọng, có thể áp dụng trong lúc này”, PGS.TS Trần Đắc Phu chia sẻ thêm biện pháp phòng dịch.
Nhìn lại
hai năm đại dịch, Covid-19 lấy đi nhiều mạng sống của con người, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện dịch vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng chưa phải chấm dứt. Bởi vậy, không thể chủ quan, lơ là. Và bài học do chủ quan vẫn còn nguyên tính thời sự. Một cộng đồng được bảo vệ, giữ sao không để bùng dịch, khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh mới không "tử vong".