https://kevesko.vn/20220721/viet-nam-se-tiep-tuc-ky-thoa-thuan-ho-tro-hau-can-quan-su-voi-cac-quoc-gia-khac-16503860.html
Việt Nam sẽ tiếp tục ký thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự với các quốc gia khác?
Việt Nam sẽ tiếp tục ký thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự với các quốc gia khác?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 21/7, liên quan tới việc Việt Nam ký với Ấn Độ thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự đầu tiên, đại... 21.07.2022, Sputnik Việt Nam
2022-07-21T15:33+0700
2022-07-21T15:33+0700
2022-07-21T16:16+0700
thông tin
việt nam
bộ ngoại giao việt nam
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/08/15545764_0:194:2953:1855_1920x0_80_0_0_0c12ea4c77f8419d969a6a514dc7a28e.jpg
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có ý định ký thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự với các quốc gia khác trong thời gian tới hay không, bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết:Trước đó chiều 8/6, tại buổi gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Ấn Độ Rajnath Singh, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam kiên định triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất trí tăng cường tham vấn, phối hợp trên các diễn đàn đa phương, hợp tác tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ấn Độ, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.Bên cạnh đó, chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.
https://kevesko.vn/20220627/cach-viet-nam-va-an-do-tang-cuong-quan-he-quoc-phong-15941320.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/06/08/15545764_110:0:2841:2048_1920x0_80_0_0_1a0ac42feeab18815fce035a39572a8c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thông tin, việt nam, bộ ngoại giao việt nam
thông tin, việt nam, bộ ngoại giao việt nam
Việt Nam sẽ tiếp tục ký thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự với các quốc gia khác?
15:33 21.07.2022 (Đã cập nhật: 16:16 21.07.2022) HÀ NỘI (Sputnik) - Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 21/7, liên quan tới việc Việt Nam ký với Ấn Độ thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự đầu tiên, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu quan điểm về vấn đề này.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có ý định ký thỏa thuận hỗ trợ hậu cần
quân sự với các quốc gia khác trong thời gian tới hay không, bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết:
“Thông tin chuyến thăm bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã được báo chí đăng tải đẩy đủ. Với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, Việt Nam có quan hệ hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia, cùng nhau đóng góp vì hòa bình an ninh ổn định hợp tác và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới".
Trước đó chiều 8/6, tại buổi gặp giữa
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Ấn Độ Rajnath Singh, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam kiên định triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất trí tăng cường tham vấn, phối hợp trên các diễn đàn đa phương, hợp tác tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ấn Độ, nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.
Bên cạnh đó, chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở
Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.