Mỹ đưa hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh
19:12 09.08.2022 (Đã cập nhật: 19:17 09.08.2022)
CC BY-SA 4.0 / Netson / ChinaDODBộ Quốc phòng Trung Quốc
CC BY-SA 4.0 / Netson / ChinaDOD
Đăng ký
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đáp trả về việc Lầu Năm Góc vượt "lằn ranh đỏ" trong vấn đề Đài Loan. Việc hủy bỏ các liên lạc quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ làm trầm trọng hơn rủi ro trong lĩnh vực an ninh khu vực. Những xích mích và căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể leo thang thành cuộc xung đột và thậm chí là chiến tranh cục bộ.
Không được phép vượt qua giới hạn có thể chấp nhận được, và các cuộc tiếp xúc đòi hỏi sự chân thành. Điều này đã được nêu trong bản tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc bình luận về việc các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc từ chối điện đàm với giới lãnh đạo quân sự cao nhất của Hoa Kỳ. Để phản ứng với các hành động "xấu xa" và "khiêu khích" của phía Mỹ, Trung Quốc hủy bỏ cuộc điện đàm đã được lên kế hoạch giữa các chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ và Trung Quốc, và các cuộc tiếp xúc thông qua tham vấn an ninh hàng hải song phương.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Alexander Lomanov, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) nhận xét rằng, phản ứng của Trung Quốc trước việc Mỹ vượt "lằn ranh đỏ" trong vấn đề Đài Loan là khá rõ ràng.
“Trung Quốc đã nhận thức được rằng, phía Mỹ sử dụng các định dạng này để truyền đạt mong muốn và yêu cầu của mình tới phía Trung Quốc. Đồng thời, họ hoàn toàn không sẵn sàng lắng nghe và tính đến mong muốn của phía Trung Quốc. Việc chấm dứt hợp tác về nhiều lĩnh vực là một trong những cách khiến Mỹ quan tâm đến hành vi có trách nhiệm hơn, thận trọng hơn khi đưa ra các quyết định chính trị-quân sự. Nói chung, Bắc Kinh không có sự lựa chọn nào khác ngoại trừ một số biện pháp quân sự trực tiếp và nghiêm túc”, - chuyên gia Alexander Lomanov nhận xét.
Các biện pháp này là lời cảnh báo cần thiết trước các hành động khiêu khích của Mỹ và Đài Loan, và việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia là hoàn toàn hợp lý, phù hợp và tương xứng. Bộ Quốc phòng Trung Quốc bình luận như vậy về phản ứng của Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng về việc Bắc Kinh ngắt liên lạc với Mỹ. Phía Mỹ gọi phản ứng của Trung Quốc là vô trách nhiệm và thái quá. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ khiêu khích ở Đài Loan và cảnh báo Washington phải chịu trách nhiệm về các hậu quả.
Chuyên gia Alexander Lomanov cho rằng, chiến thuật của Mỹ “tạo ra các cuộc khủng hoảng và sau đó sử dụng các cơ chế hiện có để giải quyết chúng” không còn hiệu quả.
“Đây là một minh họa nhỏ cho thấy thế giới đang thay đổi như thế nào. Hoa Kỳ không còn có thể giải quyết các vấn đề theo cách của Mỹ, vì lợi ích của Mỹ trên lưng các quốc gia, dân tộc khác. Đồng thời, chưa có những cơ chế tốt, tôn trọng lẫn nhau và hoạt động vì lợi ích của cả hai bên. Các cơ chế như vậy không tồn tại không chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc, chúng không tồn tại giữa Mỹ và Nga, chúng không tồn tại ở bất cứ đâu. Do đó, rõ ràng là trên thế giới sẽ nảy sinh thêm nhiều vấn đề, nhưng, logic của Trung Quốc là dễ hiểu, sự thất vọng và bất bình của phía Trung Quốc là điều hiển nhiên.
Xét theo mọi việc, Bắc Kinh nhận thức được rằng, tất cả những cơ chế đã được tạo ra trước đây đều không giúp gì để bảo vệ Trung Quốc khỏi hành vi khiêu khích của Mỹ, vì vậy không còn nhu cầu về việc duy trì các cơ chế cũ. Khi nào có thể xây dựng những cơ chế mới hoạt động hiệu quả để bảo vệ khu vực khỏi sự mất ổn định, khỏi những sự cố không mong muốn? Đây là một câu hỏi mở. Rõ ràng là điều này sẽ không xảy ra vào ngày mai hay ngày kia”, - chuyên gia Alexander Lomanov lưu ý.
Ba yêu cầu chính
Vào đầu năm, Mỹ và NATO đã phớt lờ mối quan tâm cơ bản của Nga về ba yêu cầu chính đối với việc đảm bảo an ninh. Ba yêu cầu chính của Matxcơva liên quan đến việc NATO ngừng mở rộng, không triển khai quân và vũ khí gần biên giới Nga, và việc quay lại hiện trạng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở châu Âu như năm 1997. Hệ quả của việc này là ở châu Âu đã bùng phát cuộc khủng hoảng an ninh với những hậu quả toàn cầu. Trong trường hợp với quan hệ Trung-Mỹ, cuộc khủng hoảng an ninh tại eo biển Đài Loan là kết quả của việc Mỹ phớt lờ 3 thỏa thuận Trung-Mỹ và cố tình vi phạm chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan. Hậu quả của cuộc khủng hoảng xung quanh Đài Loan do Hoa Kỳ gây ra cũng có thể đẩy một vấn đề khu vực thành vấn đề có phạm vi lớn hơn. Trong cả hai trường hợp, chính sách khiêu khích của Mỹ đối với Nga và Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến hệ thống an ninh toàn cầu, mà hậu quả của việc này có thể thấy không chỉ ở châu Âu và khu vực eo biển Đài Loan.