Người Việt Nam khát khao giàu có, thái độ “phải giàu” khác với Mỹ và Trung Quốc ra sao?

© Depositphotos.com / WollertzĐồng Việt Nam và đô la Mỹ
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2022
Đăng ký
Sự giàu có quan trọng với người Việt như thế nào? Thái độ, định nghĩa và tầm quan trọng của việc phải trở nên giàu có đang thay đổi như thế nào trên khắp thế giới?
Mặc dù chúng ta đang sống trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nhưng nghiên cứu mới của Rainer Zitelmann và Ipsos Mori cho thấy địa lý và định kiến xã hội vẫn có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ của người dân từng quốc gia đối với sự giàu có.
Chẳng hạn, người dân đến từ các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc coi trọng việc giàu có hơn và có quan điểm về người giàu cao hơn so với các nước phương Tây.

Người Việt rất quan trọng sự giàu có

Nhà xã hội học Rainer Zitelmann vừa qua đã tiến hành nghiên cứu với Ipsos Mori và Allensbach, khảo sát hơn 10.000 người từ khắp châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ.
Theo trang Spears, kết quả công bố này là một phần trong quá trình nghiên cứu liên tục của Rainer Zitelmann về nhận thức xã hội liên quan đến khái niệm giàu có và điều mà nhà khoa học này đánh giá riêng là “đặc tính ghen tị xã hội”.
Khi được hỏi “việc giàu có quan trọng với bạn hay không?”, 3/4 số người được hỏi đến từ Việt Nam khẳng định việc trở nên giàu có là vô cùng quan trọng.
Các thành viên hội nghị thượng đỉnh Shangri-La tại Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2022
Người Việt Nam muốn có cuộc sống giàu có với đầy đủ nhà đẹp
Có 63% người được hỏi tại Hàn Quốc và 50% người Trung Quốc coi việc trở nên giàu có là quan trọng.
“Việc theo đuổi sự giàu có (phải trở nên giàu có) đặc biệt quan trọng đối với người dân Việt Nam (76%) và Hàn Quốc (63%). Đặc biệt, ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ cho rằng việc giàu có là quan trọng (78%) lại cao hơn nam giới (72%)”, nghiên cứu của Ipsos Mori cho thấy.
Ngược lại, tỷ lệ này trong số những người đến từ các nước phương Tây thấp hơn nhiều, với chỉ 30% người Mỹ nói rằng họ ưu tiên sự giàu có hay nhất thiết phải trở nên giàu sang.
Đồng thời, với câu hỏi khảo sát “nếu xét về mức độ quan trọng, thì việc giàu có quan trọng như thế nào đối với cá nhân bạn” thì người dân các quốc gia châu Âu được khảo sát và Hoa Kỳ, trung bình chỉ có 28% số người được hỏi nói rằng việc trở nên giàu có là quan trọng đối với họ.
Trong khi đó mức trung bình ở 4 quốc gia châu Á được khảo sát (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) là 58%.

Mô tả chân dung người giàu có ở Việt Nam khác gì với các nước?

Đáng chú ý, rrong số các quốc gia được khảo sát, người Anh dường như lại là bên “coi thường” sự giàu có nhất.
Theo Ipsos Mori, người Anh đặt giá trị thấp nhất vào sự giàu có, với chưa đến 1/5 số được hỏi cho rằng “giàu có là điều gì đó quan trọng đối với họ”.
Những người tham gia khảo sát cũng được yêu cầu mô tả danh sách các đặc điểm tính cách của những người giàu có.
Người dân Trung Quốc và Việt Nam có xu hướng mô tả người giàu là những người “trung thực”, “thực tế”, trong khi chỉ 1% số người được hỏi ở Tây Ban Nha và Ý đánh giá người giàu là những người thật thà.
Tuy nhiên, khi được đề nghị phân loại và lấy ví dụ cụ thể những người rất giàu có mà họ biết trong cuộc sống thực tế thì những người được hỏi hầu hết đều đánh giá rằng, người giàu cũng có vẻ là người trung thực.
“Tại Việt Nam, có 14% số người được hỏi đánh giá người giàu là trung thực (khi xét về những người giàu có nói chung) và lượng lớn hơn - 23% số người tham gia khảo sát - khẳng định người có tiền thường trung thực (xét trong số những người giàu mà họ biết”, nghiên cứu cho thấy.
Con số này ở Trung Quốc còn cao hơn - lần lượt là 24% và 47%.

Dân Việt có thái độ tích cực về những người giàu có

Nhà xã hội học Zitelmann cho rằng điều này cho thấy ảnh hưởng của văn hóa đại chúng đối với nhận thức của người dân về sự giàu có.
“Điều này cho thấy hình ảnh người giàu chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi các định kiến chung. Vì những người được hỏi nếu họ thực sự biết một hoặc nhiều người giàu thì sẽ có quan điểm tích cực hơn nhiều so với những người trả lời rằng họ chỉ biết người giàu thông qua báo cáo, tạp chí và phim ảnh trên phương tiện truyền thông”, Zitelmann lưu ý.
Nghiên cứu phân tích của Zitelmann tạo nên một bức tranh tổng thể trong “Chỉ số cảm xúc giàu có”.
Ông Phạm Nhật Vượng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.04.2022
Forbes: Việt Nam có 7 tỷ phú USD, ông Phạm Nhật Vượng vẫn giàu gấp đôi Donald Trump
Theo đó, xét trên bảng thái độ đánh giá tổng thể các cá nhân có thái độ tích cực hay tiêu cực đối với người giàu (trong đó, điểm số cao hơn cho thấy thái độ tiêu cực hơn).
Người dân Pháp có quan điểm tiêu cực nhất - họ không thích những người giàu có, tiếp đó là người Đức và Tây Ban Nha.
Thú vị là ở chiều ngược lại, người Việt Nam và Nhật Bản lại có quan điểm rất tích cực về người giàu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала