Việt Nam đang chiếm bao nhiêu phần trăm tài sản ròng của thế giới?

© Ảnh : Nguyễn Vũ Thành Đạt - TTXVNViệt Nam thu hút gần 16,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng năm 2022
Việt Nam thu hút gần 16,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng năm 2022  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Đăng ký
Theo cập nhật mới nhất từ báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu Credit Suisse, tính tới thời điểm năm 2020, tổng tài sản ròng của Việt Nam là 965 tỷ USD. Việt Nam hiện đang chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản ròng toàn cầu?
Không chỉ tăng về phần trăm tài sản ròng kiểm soát, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam cũng tăng nhanh nhất thês giới, đạt 431 tỷ USD nhờ phản ứng linh hoạt chống Covid-19, trở thành nơi trú ẩn đầu tư an toàn và điểm đến ổn định cho các xu hướng chuyển dịch sản xuất.

Credit Suisse: Việt Nam kiểm soát 965 tỷ USD

Có nhiều định nghĩa về thuật ngữ tài sản ròng và giá trị tài sản ròng.
Theo đó, tài sản ròng là tài sản của một chủ thể (cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước, quốc gia…), bao gồm tất cả những tài sản hiện có của chủ thể trừ đi các khoản nợ của chủ thể đó.
Tài sản ròng có thể tiền mặt, bất động sản, nhà xưởng, máy móc, công nghệ, các khoản đầu tư… Trong khi đó, các khoản nợ của chủ thể có thể là nợ vay ngân hàng, nợ trả góp, nợ mua xe/nhà đất, tiêu dùng…
Cùng với đó, tài sản ròng là yếu tố quan trọng thể hiện chính xác nhất về tình hình tài chính của chủ thể.
Ví dụ với một doanh nghiệp, doanh thu có thể lớn, nhưng sẽ không phản ánh chính xác được tình hình tài chính. Tài sản ròng mới là yếu tố cốt lõi, giúp đánh giá chính xác thực trạng kinh tế, tiến độ kinh doanh của công ty. Điều tương tự cũng được áp dụng với các quốc gia.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Credit Suisse cũng đưa ra định nghĩa tài sản, hay “giá trị ròng”, là tổng của tất cả các tài sản tài chính và phi tài chính trừ đi các khoản nợ.
Tuy vậy, người ta có thể tranh luận về phương pháp định nghĩa này, đặc biệt là khi nó liên quan đến giá trị của tài sản vô hình về địa lý hoặc địa điểm văn hóa.
Tuy nhiên, cách tính toán này tương tự như bảng cân đối kế toán của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, ngoại trừ việc, đây là bảng cân đối kế toán cho cả một nền kinh tế.
Theo tính toán của Credit Suisse, Việt Nam được cho là đang kiểm soát 965 tỷ USD vào năm 2020.

Mỹ hay Trung Quốc là nước giàu nhất thế giới?

Top 10 nền kinh tế giàu có nhất thế giới xét theo tài sản theo đánh giá của Credit Suisse gồm:
1.
Mỹ: 126.340 tỷ USD;
2.
Trung Quốc Đại lục: 74.884 USD
3.
Nhật Bản: 26.931 tỷ USD
4.
Đức: 18.274 tỷ USD
5.
Anh: 15.284 tỷ USD
6.
Pháp: 14.958 tỷ USD
7.
Ấn Độ: 12.833 tỷ USD
8.
Italy11.901 tỷ USD
9.
Canada: 9.948 tỷ USD
10.
Australia: 9.268 tỷ USD
Hồi cuối năm 2021, báo cáo công ty nghiên cứu McKinsey Global Institute cho biết, Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ vươn lên đứng đầu thế giới về tài sản ròng.
Theo McKinsey, giá trị tài sản ròng của Trung Quốc (giá trị của tổng tài sản trừ đi nợ phải trả) đã tăng 17 lần từ mức 7.000 tỷ USD cách đây hai thập niên. Quốc gia láng giềng phía Bắc của Việt Nam cũng chiếm 23% tổng giá trị tài sản ròng toàn cầu vào năm 2020, trong khi Mỹ chiếm 17%, tiếp theo là Nhật Bản với mức 7% và giá trị 35.000 tỷ USD.
Cũng theo báo cáo, tổng giá trị tài sản ròng của Trung Quốc trong năm 2020 bằng 130% tổng giá trị tài sản ròng của Hoa Kỳ.
Theo đó, tổng giá trị tài sản ròng của Trung Quốc đã đạt 120.000 tỷ USD vào năm 2020, vượt 89.000 tỷ USD của Mỹ khi thị trường bất động sản nóng trở lại và đẩy giá trị nhà đất đi lên.
Yếu tố chính giúp Trung Quốc tăng nhanh giá trị tài sản ròng, vượt Mỹ, chính là vì giá bất động sản tăng cao. Đồng thời, Trung Quốc không có một loại thuế tài sản cố định hoặc thuế thừa kế thống nhất. Chi phí sở hữu bất động sản thấp đã khiến người dân không muốn bán lại tài sản của họ, qua đó đẩy giá lên cao hơn.
Báo cáo của McKinsey năm ngoái cho thấy, 10 quốc gia chiếm 60% tổng thu nhập của thế giới, trong đó còn bao gồm Pháp, Đức, Canada, Australia, Anh, Mexico và Thụy Điển. Nhóm nghiên cứu của McKinsey lưu ý tổng giá trị tài sản ròng của nhóm này đã tăng từ 200.000 tỷ USD lên 510.000 tỷ USD.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2022
Việt Nam: Từ nước nghèo bị cấm vận đến kỳ tích kinh tế khiến thế giới phải kinh ngạc

Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm tài sản ròng toàn cầu?

Với việc nắm 965 tỷ USD, Việt Nam đang sở hữu tương đương với 0,23% tài sản toàn cầu.
Theo báo cáo của Credit Suisse, tính đến năm 2020, Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế giàu nhất thế giới tính theo tài sản khi kiểm soát tới 126.340 tỷ USD tài sản, tương đương 30,3% tổng tài sản ròng của toàn thế giới.
Trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ hai với tổng tài sản 74.884 tỷ USD, chiếm gần 18% tổng tài sản ròng toàn cầu.
Dù Mỹ vẫn được coi là nước giàu nhất thế giới tính theo tài sản kiểm soát, nhưng các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á lại có tổng tài sản ròng cao hơn Hoa Kỳ.
Trước đó, báo cáo hồi năm 2020 của Cresit Suisse cho thấy, Việt Nam kiểm soát 0,22% tài sản toàn cầu, tương đương với 0,8 nghìn tỷ USD. Như vậy, trong cập nhật mới nhất, như vậy, đợt cập nhật mới nhất này, tài sản ròng kiểm soát của Việt Nam đã tăng lên và quốc gia này cũng giàu có hơn.
Năm 2020, thông tin trên Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia của Việt Nam (NFSC) cũng đăng tải về số lượng tài sản ròng mà Việt Nam đang kiểm soát, tham chiếu nguồn từ Credit Suisse cũng như CafeF.

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD

Như Sputnik vừa qua đã thông tin, theo báo cáo mới nhất từ Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng tới 11% trong năm 2022, từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD, là nước có giá trị thương hiệu tăng nhanh nhất toàn cầu.
Theo hãng định giá thương hiệu của Anh Brand Finance, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng giá trị thương hiệu cao thứ ba trong thời gian đại dịch xét về số hạng tuyệt đối - tăng từ 184 tỷ USD lên tới 431 tỷ USD vào năm 2022 - nhưng đạt mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới về mặt giá trị tương đối, tăng 74% so với năm 2019.
Việt Nam đã đạt được đà tăng trưởng và được biết đến như một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công cũng như đầu tư vào vốn con người, cho dù nằm trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do việc Trung Quốc đóng cửa vì Covid-19 và căng thẳng tiếp diễn giữa Bắc Kinh và Washington.
Theo báo cáo mới của Brand Finance, đứng đầu bảng xếp hạng là Hoa Kỳ, giá trị thương hiệu tăng 7% lên 26,5 nghìn tỷ USD. Mỹ vẫn giữ vững vị trí là thương hiệu quốc gia có giá trị nhất thế giới, duy trì vị trí dẫn đầu so với người xếp thứ 2 là Trung Quốc (tăng 8% lên 21,5 nghìn tỷ USD).
Hoa Kỳ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu nổi bật trong bảng xếp hạng Brand Finance Nation Brands 2022, với giá trị thương hiệu tổng hợp của hai quốc gia này ngang bằng với 98 thương hiệu quốc gia còn lại trong top 100.
Trong khi đó, theo xếp hạng năm nay, Nhật Bản tụt một bậc, xuống vị trí thứ 4, còn Đức vươn lên thứ 3. Còn Vương quốc Anh là một trong những thương hiệu quốc gia ghi nhận mức phục hồi Covid-19 tốt nhất.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2022
Đã rõ thời điểm Việt Nam sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Theo đánh giá của Brand Finance, bất chấp những hậu quả của đại dịch Covid-19 và những xung đột, bất ổn về địa chính trị đang diễn ra trên thế giới, nhiều nước đã không duy trì được thứ hạng của thương hiệu quốc gia, Việt Nam vẫn duy trì và tiếp tục được nâng hạng trong “top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới”.
Năm 2019, Việt Nam được xếp hạng thứ 42, thì năm 2020 tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33, năm 2021 duy trì vị trí thứ 33 và năm 2022 tăng hạng 1 bậc lên vị trí thứ 32 thế giới với giá trị thương hiệu quốc gia đạt 431 tỷ đô la.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала