Việt Nam sẵn sàng ‘xử người làm sai’. Tuyên bố cứng rắn của Thủ tướng Phạm Minh Chính

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2022
Đăng ký
Ngày 16/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp lãnh đạo 70 ngân hàng của Việt Nam trong bối cảnh đặc biệt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm, Việt Nam khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ người làm đúng nhưng cũng sẵn sàng xử lý những người vi phạm, người làm sai để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, trong sạch.
Đây là tuyên bố cứng rắn của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nhưng hoàn toàn phù hợp với những diễn biến phức tạp hiện nay.

‘Chúng ta không hoang mang lo sợ’

Theo Thủ tướng, trong 9 tháng đầu năm 2022, kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt khả năng dự báo, khó khăn hơn nhiều so với cuối năm 2021 khi chúng ta xây dựng chương trình, kế hoạch năm 2022 .
Xung đột Nga - Ukraina xảy ra và kéo dài, lạm phát tăng cao, xu hướng tăng mạnh lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều nước đến suy giảm tăng trưởng và nguy cơ suy thoái, mất ổn định an ninh năng lượng, an ninh lương thực; biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt cực đoan.
Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, nền kinh tế chịu tác động rất nặng nề bởi đại dịch COVID-19 trong suốt 2 năm 2020-2021; trong khi nền kinh tế quy mô còn khiêm tốn, có độ mở lớn, khả năng thích ứng, sức chống chịu còn hạn chế trước những tác động, áp lực rất lớn từ bên ngoài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Phát triển thị trường bất động sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thị trường bất động sản giúp ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng cho biết, nhiệm vụ đặt ra ngày càng nặng nề khi chúng ta vừa phải nỗ lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, đồng thời tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài, giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh, ứng phó kịp thời với những biến động tình hình thế giới, trong nước.
Trong bối cảnh rất khó khăn đó, tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực; ước cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Theo ông Chính, trong kết quả đó, có đóng góp rất lớn của ngành ngân hàng. Nhìn chung, ngành ngân hàng đã thực hiện rất tốt, đồng thời 2 nhiệm vụ vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô- vừa cung cấp vốn tín dụng hỗ trợ nền kinh tế.
“Chúng ta đánh giá cao ngành ngân hàng đã luôn ứng phó kịp thời những khó khăn, thách thức từ bên ngoài và bên trong trong suốt thời gian qua”, - lãnh đạo Chính phủ nói.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Việt Nam cho biết, tình hình thế giới dự báo phức tạp, khó lường hơn, cạnh tranh giữa các nước lớn gay gắt hơn; xung đột ở Ukraina tiềm ẩn nguy hiểm hơn; lãi suất cao, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài, nhiều quốc gia phải đối mặt với nguy cơ suy thoái; rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, mất an ninh năng lượng, lương thực tăng mạnh.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại
Cùng với đó, các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong cả năm 2022 và 2023. Ông Chính cho biết, bối cảnh đó cùng với những khó khăn, thách thức nội tại của nền kinh tế càng tạo ra những khó khăn, thách thức lớn hơn đối với công tác chỉ đạo điều hành trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
“Chúng ta không hoang mang, lo sợ, cũng không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, mà luôn giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước và tình hình thế giới”, - người đứng đầu Chính phủ nói.

Chứng khoán, trái phiếu, bất động sản còn bất cập

Báo cáo tại cuộc gặp mặt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế, tuy nhiên, theo bà Hồng, Việt Nam cũng không chủ quan với rủi ro lạm phát, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
NHNN Việt Nam điều hành tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro với định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế.
Các ngân hàng thương mại đánh giá, Chính phủ và NHNN đã điều hành tốt, vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; vừa cung cấp vốn tín dụng hỗ trợ nền kinh tế; so với các nước, tỷ giá và lãi suất của Việt Nam có biến động ít, còn lạm phát trong mức Quốc hội cho phép. Đây là cố gắng và kết quả đạt được rất lớn, quan trọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đánh giá công tác ứng phó cơn bão số 4  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhân dân "cần gạo thì có gạo - cần tiền thì cấp tiền"
Đến cuối tháng 9, tổng vốn tín dụng đạt gần 11,6 triệu tỷ đồng, tăng xấp xỉ 11% so với cuối 2021. Tổng tài sản hệ thống ngân hàng hiện khoảng 7,5 triệu tỷ đồng, riêng 4 ngân hàng thương mại nhà nước đạt trên 7 triệu tỷ đồng. Ngành ngân hàng tiếp tục triển khai công tác cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và công tác thanh tra, giám sát.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ bên ngoài. Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức tín dụng. Ngoài ra, hệ thống các ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính nhỏ, chất lượng chưa cao, trình độ quản lý, công nghệ nhiều ngân hàng còn lạc hậu. Một số chính sách hỗ trợ trong gói phục hồi kinh tế, như hỗ trợ lãi suất 2% triển khai chậm. Bà cho biết đang cùng các địa phương, bộ ngành tìm giải pháp gỡ khó, thúc giải ngân gói hỗ trợ này.

Thông điệp quan trọng

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm và thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các chính sách tài khóa và các chính sách khác để ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều hành tỷ giá, lãi suất, tăng tín dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu phát triển.
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đẩy mạnh xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém.
“Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Tăng cường thanh tra, giám sát; nâng cao năng lực, trình độ cán bộ; cảnh báo rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống”, - Thủ tướng yêu cầu.
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số. Thủ tướng đồng thời đề nghị các đồng chí lãnh đạo NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiêm túc triển khai thực hiện những nhiệm vụ tại buổi làm việc ngày 4/8/2022 với tinh thần: "Nỗ lực tiết giảm chi phí, ngành ngân hàng chia sẻ khó khăn với đất nước, đồng hành với người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, đổi mới khuyến khích giảm lãi suất phù hợp, hiệu quả với các đối tượng ưu tiên, phản ứng chính sách kịp thời hơn.
Đặc biệt, tại cuộc gặp, Thủ tướng đề nghị các ngân hàng thương mại tuân thủ pháp luật, tăng cường năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính, bảo đảm an toàn hoạt động. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ, chất lượng tín dụng, bảo đảm công khai, minh bạch, tập trung cho các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại
Hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai Basel II. Phát triển mạnh mạng lưới; nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng; phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng; thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh. Tiếp tục đề cao trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, vì cộng đồng.
“Đoàn kết, gắn bó, cạnh tranh lành mạnh theo Hiến pháp và pháp luật”, - ông Chính nhấn mạnh.
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh một số thông điệp quan trọng:
Thứ nhất, Đảng, Nhà nước luôn bảo vệ, khuyến khích, hỗ trợ những doanh nghiệp tuân thủ, hoạt động theo đúng Hiến pháp và pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, minh bạch, góp phần đắc lực, hiệu quả xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc, ấm no.
Thứ hai, phải xử lý những người vi phạm Hiến pháp và pháp luật, lợi dụng chính sách để tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, bảo vệ người làm đúng, xử lý người làm sai để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh theo Hiến pháp và pháp luật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Sự can thiệp cần thiết của Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính để cứu lấy ngành y tế

“Chúng ta bảo vệ người làm đúng, xử lý người làm sai để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh”, -Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở.

Thứ ba, Thủ tướng nhắc lại, Đảng, Nhà nước luôn luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đối với các bộ ngành liên quan, Thủ tướng yêu cầu theo dõi bám sát tình hình, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả với Ngân hàng Nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала