Tăng lương sớm 6 tháng gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát

© Ảnh : Bùi Doãn Tấn - TTXVNUỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi)
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trước đề nghị tăng lương cơ sở từ 1/1/2023 của nhiều đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính giải thích việc này gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát.
Giải trình rõ hơn về vấn đề tăng lương và cải cách tiền lương, Bộ Tài chính khẳng định cải cách tiền lương là cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 và giá cả xăng dầu, hàng hóa cơ bản... tác động tới nhân dân cả nước.
“Song trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện một cách thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế - xã hội nói chung”, theo Bộ Tài chính.
Trước đề nghị tăng lương sớm 6 tháng của nhiều đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính lý giải 1/1/2023 là thời điểm đầu năm gần với Tết Dương lịch và Âm lịch, nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Vì vậy, nếu thực hiện tăng lương vào thời điểm này sẽ tạo thêm sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát.
Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV: Quốc hội nghe trình bày một số tờ trình và báo cáo thẩm tra - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Đề nghị Chính phủ sớm tăng lương
Giải trình trước Quốc hội chiều qua, Bộ trưởng Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho rằng khó tăng lương từ 1/1/2023 và mốc 1/7 là hợp lý trong điều kiện phải chủ động lường trước những vấn đề phát sinh như lạm phát, và các yếu tố khách quan khác.
Về đề nghị của đại biểu Quốc hội thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024, Bộ Tài chính cho hay, tại báo cáo dự toán ngân sách năm 2023 trình Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo nhu cầu và nguồn tích luỹ để cải cách tiền lương. Tuy nhiên, bối cảnh thế giới, trong nước đang chịu áp lực lạm phát lớn, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội lùi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sau năm 2023.
Trường hợp áp lực lạm phát giảm, không có biến động lớn về kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý ngân khố quốc gia khẳng định, Chính phủ sẽ khẩn trương trình cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách tiền lương.
Về ý kiến đề nghị cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công, trợ cấp bảo trợ xã hội đảm bảo cao hơn chuẩn nghèo đô thị, Bộ Tài chính cho rằng chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 có mức tăng đáng kể so với giai đoạn trước (chuẩn nghèo khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.500.000 đồng/tháng, mức cũ là dưới 700.000 đồng/tháng; tăng 2,15 lần).
Đường phố Hà Nội ùn tắc kéo dài trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Trình Quốc hội tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng
Theo Bộ Tài chính, mức trợ cấp người có công dự kiến điều chỉnh tăng 20,8% từ 1/7/2023, cũng là mức tăng khá.
Cũng giải trình trước Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc tăng lương cho giáo viên đã được Chính phủ tính toán nhằm đảm bảo cho thầy cô giáo yên tâm công tác.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành giáo dục đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh ngay phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non - lực lượng bỏ việc nhiều nhất thời gian qua (chiếm 40%) và cũng đang thiếu nhiều nhất. Hiện nay, phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non là 35%, ông Sơn mong muốn họ được nhận phụ cấp tương tự như nhân viên y tế cấp cơ sở (100%), hoặc tối thiểu tăng từ 35% lên 70% - ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cấp cơ sở.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала