Chu kỳ tăng lãi suất chưa dừng lại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sắp có động thái mới?

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2022
Đăng ký
Do áp lực lạm phát gia tăng, chu kỳ tăng lãi suất tại Việt Nam được dự báo vẫn chưa thể kết thúc trong thời gian tới.
Nền kinh tế toàn cầu chậm lại cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất Việt Nam. Điều này được phản ánh rõ nét trong các số liệu của Tổng cục Thống kê.

Ngân hàng Nhà nước liên tiếp tăng lãi suất

Mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã công bố báo cáo vĩ mô tháng 11. Theo đó, các chuyên gia dự báo, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ điều chỉnh tăng lãi suất điều hành ít nhất 0,5-1 điểm % trong quý IV/2022 đến quý I năm sau.
VDSC nhận định, lãi suất điều hành hiện đã trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2019. Dư địa tăng tiếp lãi suất điều hành sẽ phụ thuộc vào áp lực từ bên ngoài (Fed, diễn biến chỉ số DXY, đồng NDT), lạm phát trong nước và áp lực mất giá của tiền đồng.
Theo giới chuyên gia, cả 3 yếu tố này đều có thể khiến Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng thêm lãi suất điều hành.
Chỉ trong tháng 10 vừa qua, tiền đồng đã mất giá 4,1% so với đồng USD, xấp xỉ mức mất giá của tiền đồng trong suốt 9 tháng đầu năm. Áp lực mất giá của tiền đồng là mạnh nhất trong tháng qua, so sánh với các đồng tiền khác.
Để đối phó với áp lực tỷ giá tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất điều hành thêm 1 điểm %. Trong tuần cuối tháng 10, tỷ giá đã ổn định trở lại và tỷ giá USD/VND cũng không có nhiều biến động lớn sau quyết định nâng lãi suất 0,75 điểm % của Fed hôm 2/11.
Ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước thông báo tăng loạt lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 25/10. Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại các tổ chức tín dụng, mức lãi suất tối đa là 6%/năm, thay vì 5%/năm như trước.
Trong khi đó, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa cho tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,5%/năm.
Đồng thời, trần lãi suất cũng được nâng từ 0,5% lên 1%/năm đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng.
Ngoài ra, 2 loại lãi suất điều hành khác là lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu cũng tăng thêm 1 điểm %, lần lượt chạm mức 6%/năm và 4,5%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc tăng lãi suất điều hành là do áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao. Hiện Fed đã có 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3-3,25% một năm và được cho là sẽ tăng trong các tháng cuối năm nay lẫn năm sau.
Bên cạnh đó, việc đồng USD tăng giá mạnh đã làm gây áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.
Trước đó, ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước đã tăng một loạt lãi suất điều hành sau thời gian giữ ổn định kể từ tháng 10/2020 đến nay.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Đã rõ "vũ khí mới" của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cuộc chiến tiền tệ

Ngành sản xuất Việt Nam bị ảnh hưởng khi kinh tế toàn cầu chậm lại

Vừa qua, SSI Research đã công bố báo cáo chiến lược thị trường tháng 11.
Theo đó, dữ liệu vĩ mô tháng 10 của Tổng cục Thống kê đã cho thấy cái nhìn rõ ràng khi Việt Nam không đứng ngoài xu hướng của nền kinh tế toàn cầu, với việc cả ngành sản xuất và tiêu dùng đều không còn quá tích cực dưới áp lực lạm phát và tác động từ các yếu tố quốc tế.
Những biến động trên thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp và tỷ giá đã khiến cho các chuyên gia chú ý hơn đến rủi ro mất cân bằng vĩ mô. Tuy nhiên, giải ngân vốn FDI đã duy trì đà tăng trưởng tích cực, trong khi các dự án FDI đăng ký mới cải thiện.
Theo báo cáo, ngành sản xuất đang gặp nhiều khó khăn bởi sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu. Có thể thấy, các chỉ số về sản xuất, PMI hay xuất khẩu đều giảm tốc trong tháng 10.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 (IIP) tăng 6,3% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với hồi tháng 9 (tăng 10,3%).
Tính chung cho 10 tháng, IIP chỉ tăng 9% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 10 tháng của giai đoạn trước Covid-19 là 9,5% đến 10% (giai đoạn 2018- 2019), mặc cho mức nền năm ngoái khá thấp.
Tốc độ tăng trưởng ngành chế biến chế tạo cũng được ghi nhận ở một con số (5,7% trong tháng 10, so với mức 9,6% tháng 9).
Dù vậy, cần lưu ý, ngoài nguyên nhân đến từ số lượng đơn đặt hàng mới chậm lại, một số ngành mang tính chu kỳ như thép giảm mạnh cũng góp phần khiến các dữ liệu của ngành sản xuất trở nên u ám hơn.
Cùng với đó, số liệu xuất nhập khẩu ước tính trong tháng 10 cũng không mấy khả quan.
Xuất khẩu đang chứng kiến đà tăng chậm nhất kể từ tháng 9 năm 2021, giảm xuống chỉ còn tăng 4,5% so với cùng kỳ. Mức sụt giảm mạnh nhất đến từ nhóm điện thoại di động (giảm 9,4% so với cùng kỳ) và thép (giảm 70%).
Các nhóm hàng dệt may, giày dép và thủy sản cũng cho thấy sự tăng trưởng chậm lại đáng kể so với tháng 9, với mức nền thấp vào năm ngoái.
Nhập khẩu hạ nhiệt cũng gây lo ngại, chứng tỏ việc cắt giảm nhập khẩu các mặt hàng trung gian do đơn hàng xuất khẩu yếu đi.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
10 phút vững vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Trong khi đó, trong bối cảnh lạm phát tăng tốc, tình hình tiêu dùng có vẻ đã chậm lại.
"Dữ liệu tiêu dùng nội địa cũng phần nào cho thấy sự chậm lại, mặc dù chưa thật sự rõ ràng như lĩnh vực thương mại và sản xuất", báo cáo của SSI cho hay.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала