NHNN muốn nới "room ngoại" lên 49% cho các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các ngân hàng thương mại - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Dự thảo Nghị định số 01/2014/NĐ-CP sửa đổi về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, NHNN cho rằng những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém có thể được nới tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư ngoại từ 30% lên 49%.
Cụ thể, Dự thảo bổ sung khoản 2 Điều 6 về hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần chào bán cổ phần, phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ.
Ngoài ra, đáng chú ý, NHNN dự kiến bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 7 về "Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài" như sau:

“Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc.”

Tiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2022
An ninh hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn tốt
Theo quy định tại khoản 5, Điều 7, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.
Như vậy, “room” ngoại của các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém có thể sẽ được nới lên 49% thay vì 30% như hiện nay.
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 về Điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

“Tổ chức tín dụng cổ phần có phương án tăng vốn điều lệ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Đối với tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua”.

Ngoài ra, Dự thảo vẫn giữ nguyên các quy định như: một tổ chức nước ngoài không được sở hữu quá 15%, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được sở hữu quá 20%, một nhà đầu tư nước ngoài và người liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đồng Việt Nam và đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
NHNN lần đầu tiên giảm tỷ giá USD/VND sau chuỗi tăng "nóng"
Theo VNExpress, động thái này được xem là cơ chế ưu đãi với những nhà băng sắp tới tham gia vào nhiệm vụ nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém (hiện có 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu gồm DongABank, CB, Oceanbank và GPBank).
Đến nay, Vietcombank, MB, HDBank, VPBank là những đơn vị đã tiết lộ ý định hoặc kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc. Tại mùa đại hội cổ đông thường niên cuối tháng 4 năm nay, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết nhà băng này dự kiến nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала